Động kinh kháng thuốc là gì?

Trong số những bệnh nhân động kinh được chẩn đoán thì có tỷ lệ không nhỏ trong số đó rơi vào trường hợp bệnh động kinh kháng thuốc. Bệnh nhân động kinh kháng thuốc thường có tần suất cơn khá dày và đáp ứng kém với phác đồ thuốc điều trị tích cực. Điều này làm tổn thương nghiêm trọng đến sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần người bệnh, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, lao động, sinh hoạt thường ngày của họ, và nhóm bệnh nhân này luôn có nhu cầu cần người thân chăm sóc, hỗ trợ.
Động kinh kháng thuốc là gì?

Động kinh kháng thuốc là gì?

Vậy động kinh kháng thuốc là gì?

Động kinh kháng thuốc được định nghĩa như sau: 
Là tình trạng bệnh lý động kinh không được cải thiện kể cả khi đã áp dụng phác đồ điều trị tích cực 2 loại thuốc động kinh mà cơn động kinh vẫn diễn ra.

Các lý do cho các cơn động kinh không được kiểm soát là gì?

Do dùng thuốc không phù hợp, đa dược và độc tính

Một số loại thuốc có thể làm trầm trọng thêm một số loại động kinh. Khi dùng những loại thuốc không phù hợp có thể dẫn đến kết quả bệnh không được kiểm soát tốt. Tình trạng bệnh không cải thiện kéo dài kèm theo những tác dụng phụ do thuốc gây ra có thể làm tăng nặng thêm mức độ bệnh của bệnh nhân. Đôi khi, việc kết hợp nhiều loại thuốc điều trị cũng sẽ gây ra tương tác giữa các loại thuốc với nhau và làm giảm hiệu quả điều trị cũng như là tăng tác dụng phụ đối với cơ thể người bệnh. Hai loại thuốc có nhiều tác dụng phụ hơn một loại thuốc và ba loại thuốc nhiều hơn hai loại thuốc. Bệnh nhân sử dụng nhiều loại thuốc có thể có nhiều tác dụng phụ đến mức người đó thường khó dung nạp liều cao hơn. Ngoài ra, sử dụng nhiều thuốc có thể dẫn đến tương tác thuốc làm hạn chế hiệu quả của thuốc hoặc làm tăng tác dụng phụ của một loại thuốc khác. Một số người bị co giật không kiểm soát được có thể hết co giật khi tăng liều lượng thuốc hàng ngày. Những người khác, chẳng hạn như bệnh nhân lớn tuổi, có thể làm tốt hơn khi dùng liều thấp, dẫn đến ít tác dụng phụ của thuốc hơn. Đo nồng độ thuốc chống co giật (ASM) trong máu đôi khi giúp đỡ, định hướng việc điều trị được phù hợp, nhưng nồng độ không quan trọng bằng việc hỏi kỹ về tác dụng phụ và kiểm soát cơn động kinh. Các loại thuốc động kinh mới hơn thường có ít tác dụng phụ hơn so với các loại thuốc động kinh cũ. 
Nếu ai đó đang bị co giật kháng thuốc, họ nên được đánh giá ngay tại các cơ sở y tế chuyên khoa để đảm bảo loại động kinh và cơn động kinh của họ được chẩn đoán chính xác và sử dụng đúng loại thuốc; và để đánh giá xem liệu có phương pháp điều trị “tốt hơn” cho loại bệnh động kinh cơ bản của họ hay không.

Do dùng liều lượng thuốc không đúng chỉ định, uống thuốc không đều

Liều lượng thuốc không phù hợp có thể xuất phát từ hai phía, người chỉ định và người thực hiện chỉ định.
Thứ nhất, mỗi người lại có những biểu hiện phản ứng khác nhau với thuốc chống động kinh. Mỗi loại thuốc đều có một phạm vi liều lượng được đề xuất. Nếu người chỉ định sử dụng một liều lượng quá cao đối với một cá nhân thì khả năng sẽ có quá nhiều tác dụng phụ, còn nếu liều quá thấp có thể dẫn đến co giật. 
Thứ hai, thiếu thuốc là nguyên nhân gây ra những cơn co giật đột ngột và nguyên nhân này thường xuất phát từ người thực hiện chỉ định (bệnh nhân). Khi tiếp xúc và khai thác bệnh sử của các bệnh nhân thì rất nhiều trong số họ nói rằng họ đã từng không sử dụng thuốc hàng ngày. Và một vài lý do được nhắc đến là do họ quên thuốc, do thấy thuốc chống động kinh có nhiều tác dụng phụ nên không muốn dùng liên tục, hay là thấy tình trạng bệnh ổn định rồi nên tự ý dừng thuốc, còn một số khác thì kể rằng họ chỉ uống thuốc mỗi khi có biểu hiện lên cơn hoặc vừa bị lên cơn,… Đây là một trong những thói quen cực kỳ nguy hại, có thể xuất phát từ sự nhận thức thiếu sót ở phía người bệnh khiến họ chủ quan trọng việc duy trì thuốc chống động kinh hàng ngày. Để khắc phục tình trạng này, đầu tiên nhân viên y tế hoặc các cơ sở y tế cần có những hình thức tuyên truyền, giáo dục phổ cập những kiến thức thường thức về việc điều trị và chăm sóc cho bệnh nhân động kinh để họ hợp tác tốt trong quá trình điều trị. Tiếp theo, việc sử dụng hộp thuốc cũng là việc cần thiết mà mỗi người bệnh nên làm để hạn chế tình trạng quên uống thuốc.

Do người bệnh không kiểm soát tốt chế độ sinh hoạt

Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh lý động kinh dễ bị tác động bởi các yếu tố ngoại lai gây kích thích, yếu tố có tác động cộng gộp và là nguồn cơn khởi phát các cơn động kinh như rượu bia, các chất kích thích, âm thanh ồn ào, ánh đèn nhấp nháy, sự lao lực hay căng thẳng quá mức, thiếu ngủ, bệnh lý khác… Tất cả đều là những thứ bệnh nhân động kinh nên tránh trong chế độ sinh hoạt của mình. Xây dựng môi trường sống lành mạnh, hài hòa, an toàn sẽ giúp ích rất nhiều cho kết quả điều trị bệnh động kinh.

Do điều trị kém hoặc không được điều trị tối ưu

Một lý do khác cho các cơn co giật không kiểm soát được là do điều trị kém hoặc không được điều trị tối ưu. Nói cách khác, 'chìa khóa sai' đang được sử dụng để mở khóa cửa.
Nhiều loại thuốc động kinh có tác dụng hữu ích đối với một số loại động kinh khác nhau nhưng một số loại thuốc không phù hợp với một số loại động kinh. Ví dụ, carbamazepine (Tegretol) thường tốt để điều trị cơn động kinh cục bộ, nhưng không tốt cho cơn động kinh vắng ý thức và cơn giật cơ. Ethosuximide (Zarontin) tốt cho cơn vắng ý thức, nhưng không giúp ích cho cơn động kinh cục bộ. Vì động kinh vắng ý thức và động kinh cục bộ đôi khi có thể bị nhầm lẫn với nhau, nên có khả năng sử dụng sai thuốc.

Hậu quả tiêu cực từ động kinh kháng thuốc

  • Các vấn đề về học tập và phát triển ở trẻ em: Các cơn co giật kháng thuốc bắt đầu sớm trong đời có liên quan đến tỷ lệ cao các vấn đề về học tập và thiểu năng trí tuệ.
  • Chấn thương liên quan đến động kinh.
  • Tăng nguy cơ đột tử bất ngờ trong bệnh động kinh (SUDEP).
  • Tăng nguy cơ mắc các vấn đề về cảm xúc và hành vi.
  • Kết quả nghề nghiệp kém hơn.
  • Tăng nguy cơ tác dụng phụ đối với nhiều loại thuốc chống động kinh.
  • Rối loạn trầm cảm và lo âu có thể xảy ra ở một trong số 2-3 người mắc bệnh động kinh kháng trị.
  • Một khi bệnh động kinh kháng thuốc, khả năng nó sẽ biến mất là tương đối thấp. Điều này đặc biệt đúng nếu có bất thường về cấu trúc của não. Để ngăn ngừa một số hậu quả tiêu cực của các cơn động kinh kéo dài, kiểm soát kém, điều quan trọng là phải được đánh giá kịp thời và có hướng điều trị hợp lý.

Các lựa chọn điều trị cho bệnh động kinh kháng thuốc

Phần lớn bệnh lý động kinh từ khi bắt đầu có những dấu hiệu đầu tiên cho đến khi tiến triển thành động kinh kháng thuốc thường sẽ trải qua thời gian tương đối dài và trong đó hầu như đều có sự góp mặt của các nguyên nhân gây động kinh kháng thuốc như đã nêu trên. Vì vậy, tốt hơn hết chúng ta cần nhận thức sớm để tránh đưa đến kết quả động kinh kháng thuốc. Còn nếu như không may bạn đang rơi vào trường hợp động kinh kháng thuốc thì phải làm thế nào?
Các phương án đang được đề xuất áp dụng như sau:

Phẫu thuật 

Là phương pháp phẫu thuật cắt bỏ phần não gây ra cơn động kinh. Tuy nhiên, để một bệnh nhân là một ứng cử viên tốt cho phẫu thuật, các điều kiện sau đây phải được đáp ứng:
  • Vùng não nơi cơn động kinh bắt đầu được xác định rõ ràng.
  • Vùng não đó là vùng não an toàn có thể được cắt bỏ bằng phẫu thuật. Nói cách khác, nếu rủi ro lớn hơn “rủi ro tối thiểu” thì bệnh nhân sẽ không phải là ứng cử viên.
  • Khả năng phẫu thuật động kinh thay đổi tùy thuộc vào cấu trúc của não liên quan. Ví dụ, những bệnh nhân có cơn động kinh bắt nguồn từ thùy thái dương có 50% đến 70% cơ hội đạt được trạng thái không còn cơn động kinh. Ngày nay, các kỹ thuật mới hơn, ít xâm lấn hơn đang được sử dụng thay cho phẫu thuật cắt bỏ trong những trường hợp thích hợp. Chúng bao gồm việc sử dụng tia laze, trong đó một đầu dò laze đốt cháy vùng não gây ra các cơn động kinh. Tuy nhiên, những kỹ thuật mới này có thể không hiệu quả đối với tất cả các ứng cử viên.

Điều trị vấn đề trao đổi chất

​Mặc dù nguyên nhân chuyển hóa của bệnh động kinh là không phổ biến, nhưng việc xác định một số tình trạng này có thể dẫn đến các phương pháp điều trị cụ thể để cho phép cơ thể bù đắp cho sự thay đổi chuyển hóa.
Ví dụ như điều trị bằng chế độ ăn ketogenic đối với tình trạng thiếu GLUT1, điều trị bằng pyridoxine hoặc pyridoxal-5-phosphate đối với bệnh động kinh phụ thuộc vitamin và bổ sung creatine đối với hội chứng thiếu creatine. Chế độ ăn ketogenic có thể là một liệu pháp hiệu quả cao đối với một số người mắc chứng động kinh kháng thuốc. Mặc dù chế độ ăn kiêng này được sử dụng phổ biến nhất ở trẻ nhỏ, nhưng sẽ có nhiều lựa chọn hợp lý hơn ở nhóm bệnh nhân trưởng thành như chế độ ăn kiêng Atkins hoặc điều trị chỉ số đường huyết thấp có thể đem lại hiệu quả.

Điều trị dựa trên yếu tố di truyền

​Việc xác định một nguyên nhân di truyền cụ thể có thể giúp bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị tốt nhất cho các cơn động kinh.
Ví dụ: với các biến thể gây bệnh SCN1A, nên tránh dùng các loại thuốc như Oxcarbazepine (Trileptal), Carbamazepine (Tegretol) hoặc Phenytoin (Dilantin). Trong khi với các loại biến thể gây bệnh khác, chẳng hạn như biến thể SCN2A và SCN8A, những loại thuốc này có thể rất hữu ích.

Liệu pháp miễn dịch

Trong thập kỷ qua, vai trò của quá trình viêm trong một số loại bệnh động kinh đã được công nhận. Trong những trường hợp này, các loại thuốc chống lại các quá trình này đã được sử dụng thành công. Tuy nhiên, chúng phải được sử dụng thận trọng vì chúng có liên quan đến nhiều tác dụng phụ.

Kiểm soát động kinh và chất lượng cuộc sống

Thật không may, đối với những người bị động kinh kháng thuốc, vẫn chưa có liệu pháp hiệu quả cao cho loại hoặc nguyên nhân động kinh của họ. Trong những trường hợp như vậy, điều quan trọng là tối ưu hóa việc kiểm soát cơn động kinh, nhưng tối đa hóa chất lượng cuộc sống và giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc.

Kích thích dây thần kinh phế vị

​Thiết bị này được phẫu thuật cấy vào ngực và thường sẽ làm giảm tần suất co giật. Một nam châm cũng có thể được sử dụng để ngăn chặn cơn động kinh khi nó bắt đầu.

Kích thích não sâu hoặc kích thích thần kinh đáp ứng

Những chất kích thích này liên quan đến việc đặt các điện cực trong não và thường làm giảm tần suất co giật.

Điều trị bằng liệu pháp thiên nhiên

Trải dài suốt nhiều năm lịch sử, nền y học cổ truyền đã chứng minh cho chúng ta thấy những thành quả y học qua những vị thuốc, phương thuốc chữa bệnh kỳ diệu, đem lại hy vọng cho nhiều bệnh nhân mắc phải bệnh khó. Bệnh lý động kinh cũng là một trong số đó. Liệu pháp tự nhiên có thể sẽ giúp ích nhiều cho bệnh nhân trong việc điều trị bệnh lý này với ưu điểm ít tác dụng phụ, hiệu quả điều trị khả quan, hạn chế tình trạng kháng thuốc, tránh nguy cơ phải can thiệp phẫu thuật. Đây cũng là hướng đi mới để điều trị bệnh động kinh trong tương lai. Nhà thuốc Thọ Xuân Đường tự hào là một trong những cơ sở truyền thống, tiên phong áp dụng phương pháp y học cổ truyền để điều trị bệnh động kinh với phác đồ dùng thuốc kết hợp với cấy chỉ thần châm, được đánh giá cao về hiệu quả điều trị trên lâm sàng.
BS. Nguyễn Yến (Thọ Xuân Đường)

Đăng ký tư vấn & khám bệnh

Bệnh nhân đăng ký khám vui lòng nhập đầy đủ thông tin. Nhà thuốc Thọ Xuân Đường sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất!
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới