Tổng quan về bệnh Động kinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Động kinh là gì?

Bệnh động kinh là một mặt bệnh rất hay gặp trong nhóm bệnh lý về thần kinh trung ương, thường được kiểm soát tạm thời bằng nhóm thuốc chống co giật. Bệnh đặc trưng bởi những cơn co giật gây mất ý thức  xảy ra do sự bất thường trong hoạt động của não bộ.Tuỳ sự kích thích xảy ra ở các vùng vỏ não khác nhau mà biểu hiện thời gian, triệu chứng khác nhau.
▶️ Phòng khám Thọ Xuân Đường là cơ sở chữa bệnh Nam y đã chữa khỏi cho rất nhiều bệnh nhân động kinh.
▶️ Với nhiều năm kinh nghiệm chữa bệnh, Nam Y đã chắt lọc tinh hoa của y học cổ truyền và y học hiện đại để có được phương pháp chữa bệnh hiệu quả, mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc và góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân.

Nguyên nhân bệnh Động kinh và các yếu tố nguy cơ

Bệnh động kinh có thể xuất hiện do sự thay đổi thất thường của các nơron thần kinh gây ra bởi 1 số bệnh lý từ não. Ở một số trường hợp không hề tìm ra nguyên nhân gây tổn thương tại não nhưng người bệnh vẫn xuất hiện cơn động kinh khó kiểm soát được. Chính vì vậy ở một số người xảy ra là có tìm ra nguyên nhân, nhưng một số là động kinh vô căn - không rõ nguyên nhân. 

Trên thực tế lâm sàng có một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây  khởi phát căn bệnh động kinh thường gặp như sau:

✔️ Các nguyên nhân thường gặp ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh thường biểu hiện ra những cơn co giật nhỏ khó phát hiện nếu không được để ý kỹ. Một số nguyên nhân dẫn đến khởi phát động kinh ở trẻ sơ sinh hay gặp do thiếu oxy trong quá trình sinh khiến trẻ bị ngạt do chuyển dạ trong thời gian dài, tràng rau cuốn cổ, hệ thần kinh trung ương bị nhiễm khuẩn, đẻ khó cần can thiệp sản khoa gây nên các chấn thương, rối loạn đường máu, natri huyết,...  

✔️ Các nguyên nhân thường gặp ở trẻ em

Với độ tuổi nhỏ, triệu chứng co giật sau tiền sử sốt cao là nguyên nhân hay gặp nhất. Thân nhiệt trẻ cao kéo dài không được hạ kịp thời dẫn đến hệ thần kinh bị tổn thương và biến chứng thành bệnh động kinh. Có nhiều trẻ sau nhiều năm hoặc khi trưởng thành mới bắt đầu tái phát lại bệnh. Một số nguyên nhân khác gây tổn thương não bộ như viêm màng não mủ, chấn thương do tai nạn, va đập, ngộ độc,...

✔️ Các nguyên nhân thường gặp ở người lớn

Cơn động kinh ở người lớn có thể bắt gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm độc thần kinh, ngộ độc, bệnh lý hẹp mạch máu não, dị dạng mạch máu não, tổn thương não do chấn thương, tai nạn, hoặc do bệnh lý xuất huyết não, nhồi máu não,...

✔️ Các nguyên nhân thường gặp ở người già

Người già bị động kinh gặp ít hơn so với người trẻ tuy nhiên có thể gặp khởi phát ở độ tuổi này do nguyên nhân khối u bất thường tại não, ung thư, xuất huyết hoặc nhồi máu não, chứng teo não người già …

Bệnh động kinh có di truyền sang con cái không?

Không ít người khi bị bệnh động kinh đều thắc mắc bệnh động kinh có di truyền không?

Các chuyên gia y tế cho hay không phải cứ bố mẹ bị động kinh là 100% con cái bị động kinh, tuy nhiên trong một số trường hợp yếu tố di truyền cũng là nguy cơ quan trọng.

Theo nghiên cứu thực tế trên rất nhiều trường hợp người mang bệnh động kinh, khi trong gia đình tiền sử đã có người mắc bệnh thì nguy cơ con cái mắc bệnh cũng cao hơn so với trường hợp thông thường. Càng nhiều người trong gia đình mang bệnh thì % di truyền càng cao.

  • Động kinh không tìm ra nguyên nhân gây bệnh (hay còn gọi là động kinh vô căn) là loại động kinh có % di truyền cao hơn so với thể còn lại. 

  • Nếu động kinh toàn thể có tổn thương và ảnh hưởng cả hai bên não bộ thì khả năng di truyền cũng cao hơn so với những cơn động kinh cục bộ, khu trú hoặc thoáng qua. 

  • Nếu động kinh do di chứng tổn thương não do nguyên nhân ngã hoặc va đập vùng đầu, tai nạn giao thông, tai nạn lao động thì tỉ lệ di truyền sang con cái sẽ thấp hơn rất nhiều.   

  • Yếu tố môi trường sống, trạng thái tinh thần căng thẳng stress kéo dài và gen cũng có ảnh hưởng đến sự khởi phát của bệnh. 

✔️ Theo số liệu thống kê thì tỉ lệ này ở mỗi trường hợp như sau:

  • 2% người bình thường có nguy cơ mắc bệnh động kinh.

  • Mẹ bị động kinh, tỷ lệ con cái có nguy cơ ảnh hưởng là 5%.

  • Cha bị động kinh, tỷ lệ con cái có nguy cơ ảnh hưởng từ 2-4%

  • Nếu gia đình có cả cha và mẹ mắc bệnh động kinh tỷ lệ di truyền sang con cái là 5-7% và có thể tăng lên 9-12% nếu ở thể động kinh dạng vô căn.

Rất nhiều yếu tố khác nhau liên quan đến việc quyết định bệnh lý động kinh có di truyền hay không. Chính vì vậy khi bệnh nhân động kinh muốn sinh con nên đi khám để được tư vấn và hạn chế tỉ lệ con cái bị động kinh.

Triệu chứng bệnh Động kinh

Động kinh có 2 dạng là động kinh toàn thể và động kinh cục bộ, dấu hiệu của mỗi thể bệnh rất đa dạng và khác nhau. Trong một số trường hợp nếu cơn động kinh cục bộ không được phát triển và điều trị kịp thời sẽ có nguy cơ tiến triển thành động kinh toàn thể. Mỗi dạng bệnh, người bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau.

✔️ Biểu hiện của người mắc bệnh Động kinh khu trú

  • Động kinh khu trú vẫn còn nhận biết được, không mất ý thức. Người bệnh có thể không mất hoàn toàn ý thức mà thay đổi về cách nhìn, cảm nhận không gian, sự vật xung quanh. Đôi lúc co giật ở chi hoặc các bộ phận trên cơ thể, cảm giác tự phát như ngứa ran, chóng mặt và đèn nhấp nháy.

  • Động kinh khu trú không nhận biết được với ý thức thay đổi. Trong trường hợp khi bệnh phát tác, ý thức của người bệnh thay đổi. Khi bệnh biểu hiện người bệnh xuất hiện sự rối loạn của ý thức không kiểm soát được như chăm chú nhìn vào một vật vào đó hoặc nhìn liên tục về một hướng, đi lại hoặc nhai liên tục lặp đi lặp lại,...

✔️ Với người mắc bệnh động kinh toàn thể có các biểu hiện 

Động kinh toàn thể xảy ra khi toàn bộ các vùng của não bộ bị ảnh hưởng. Các dấu hiệu thường gặp khi tái phát bệnh như co giật liên tục hoặc các cơ trở nên co cứng. Không kiểm soát được hoạt động của tứ chi. Đôi lúc người bệnh có thể đột ngột bị ngất, mất đi ý thức trong một khoảng thời gian ngắn,...

Cận lâm sàng có ý nghĩa trong chẩn đoán bệnh Động kinh

Điện não đồ: Giúp chẩn đoán bệnh, sơ bộ vị trí tổn thương tại não và loại cơn động kinh. Phương pháp này thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh động kinh. Bằng cách gắn các điện cực lên vùng đầu để nhằm mục đích theo dõi và ghi lại sóng não.

Các mô hình sóng não sẽ có bất thường nếu bệnh nhân mắc động kinh và rõ ràng nhất nếu bệnh nhân đang xuất hiện cơn, trong trường hợp ngoài cơn, điện não đồ có thể ghi lại hoặc hoàn toàn bình thường. Bác sĩ có thể theo dõi khi thực hiện điện não đồ trong khi bệnh nhân thức hoặc ngủ, để ghi lại các cơn động kinh có thể có, giúp bác sĩ có thể chẩn đoán phân loại hoặc xác định thể động kinh người bệnh mắc phải. 

Sử dụng máy SPECT-CT ghi hình: đây là phương pháp được sử dụng nếu trên điện não đồ chưa có biểu hiện rõ, cần chẩn đoán phân biệt. Ghi hình bằng máy SPECT-CT có tác dụng hàng tuần ngay cả trong trường hợp hết cơn co giật. 

Chụp cộng hưởng từ MRI: Là thăm dò hình ảnh tốt trong việc phát hiện tổn thương và ổ khởi phát động kinh như khối u não, ung thư não, tình trạng xuất huyết não hay các tổn thương não khác gây ra động kinh.

Một số phương pháp xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh khác: Chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp phim sọ, chụp động mạch não, các xét nghiệm máu như điện giải đồ, glucose máu, xét nghiệm dịch não tủy.

Hậu quả của bệnh động kinh

Bệnh động kinh nếu không được chẩn đoán, điều trị kịp thời để bệnh diễn biến kéo dài và nặng lên có thể gây ra nhiều hệ luỵ cho sức khỏe người bệnh:

  • Gây ảnh hưởng đến hoạt động trí óc

  • Cơn động kinh kéo dài hoặc nhiều làm choán chỗ hoạt động nhận thức khiến người bệnh chậm hiểu biết, không thông minh, không tập trung.

  • Giảm khả năng làm việc

  • Ảnh hưởng tính mạng (khi cơn xảy ra)

  • Đối với động kinh cộng với yếu tố tâm thần còn dễ dẫn tới các hành vi tội phạm.

▶️ Đa số bệnh nhân phải sống chung với bệnh và điều trị bằng thuốc cắt cơn động kinh, gần đây điều trị động kinh bằng Nam Y là xu hướng được nhiều người lựa chọn bởi những hiệu quả không ngờ từ những phương pháp dùng thuốc, châm cứu.
▶️ Dựa vào những lý luận y học cổ truyền trên, kết hợp với cơ chế bệnh sinh, căn nguyên gây bệnh của y học hiện đại, Nam Y đã nghiên cứu và ứng dụng điều trị động kinh một cách tối ưu.
▶️ Phòng khám Thọ Xuân Đường là cơ sở chữa bệnh Nam y đã chữa khỏi cho hàng ngàn bệnh nhân động kinh.

Phòng ngừa bệnh Động kinh

Với bệnh lý động kinh ngoài việc dùng thuốc thì chế độ ăn uống, sinh hoạt cũng đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa cơn động kinh tái phát, duy trì tình trạng ổn định của bệnh. Một số điều người bệnh cần lưu ý 

  • Không sử dụng đồ uống có chất kích thích như trè, rượu bia, caffe, thuốc lá, ma túy…

  • Ăn vừa đủ no, tránh thức khuya và đi ngủ đúng giờ.

  • Hạn chế một số đồ ăn dễ làm tái phát cơn động kinh như tôm, cua, thịt gà,...

  • Không làm những công việc liên quan đến điều khiển phương tiện xe cộ hoặc trên cao, với trẻ nhỏ nên hạn chế vào khu bếp gần lửa, đồ sắc nhọn, tắm bồn nên có người theo dõi.

  • Hạn chế tiếp xúc với những vật dụng phát ra sóng điện từ như điện thoại, máy tính bảng. Không chơi điện tử, không xem ti vi liên tục trong nhiều giờ.

  • Học tập và làm việc tránh căng thẳng, áp lực, stress. Với trẻ nhỏ mắc bệnh bố mẹ và thầy cô nên tạo môi trường học thoải mái cho con, tránh bạn bè kỳ thị, xa lánh.

Điều trị bệnh Động kinh như thế nào?

✔️ Điều trị bênh động kinh bằng thuốc Tây

Khoảng 70% bệnh nhân có thể kiểm soát cơn co giật nhờ sử dụng nhóm thuốc kháng động kinh (AED). Số còn lại có thể giảm được tần suất và mức độ biểu hiện trong cơn.

Tuy nhiên những loại thuốc này có thể gây ra một vài tác dụng phụ không mong muốn. Một số triệu chứng có thể xuất hiện trong thời gian đầu như buồn ngủ, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, rối loạn tiêu hoá, chán ăn, ngoài ra nếu dị ứng thuốc có thể kèm theo biểu hiện ngứa, phát ban, nổi mề đay… 

Những loại thuốc này chủ yếu có tác dụng ức chế lên hệ thần kinh trung ương. Điều trị triệu chứng và cần duy trì trong một thời gian dài hoặc phải dùng cả đời. Việc dừng thuốc Tây đột ngột có thể làm tăng vọt cơn Động kinh, khó kiểm soát và nếu lạm dụng, dùng quá nhiều dẫn đến tỉ lệ kháng thuốc, ảnh hưởng đến chức năng gan, thận.

Để việc dùng thuốc đạt hiệu quả nhất, người bệnh cần chú ý những điều sau:

  • Dùng thuốc đúng thời gian và đủ liều theo như chỉ định của bác sĩ điều trị

  • Khi muốn dùng phối hợp thuốc khác nên hỏi qua ý kiến của bác sĩ

  • Không đột ngột tự ý dừng thuốc chưa có chỉ định

  • Nếu gặp các triệu chứng khó chịu như đau nửa đầu, buồn nôn, mệt mỏi, tâm lý bất ổn, nổi mẩn ngứa, không kiểm soát được hành vi của bản thân hãy thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để kịp thời xử lý.

✔️ Điều trị bênh động kinh bằng phẫu thuật

Một số bệnh nhân kháng thuốc hoặc điều trị thuốc không mang lại kết quả vẫn xuất hiện nhiều cơn co giật thì cần phải sử dụng đến phương pháp phẫu thuật. Trong phẫu thuật điều trị bệnh Động kinh, bác sĩ sẽ loại bỏ phần não gây ra cơn động kinh.

Nếu động kinh khởi phát từ một khu vực nhỏ, được xác định chính xác trong hệ thống não bộ và không gây ảnh hưởng đến các chức năng quan trọng như ngôn ngữ, hành vi của cơ thể, các bác sĩ sẽ cân nhắc thực hiện phẫu thuật nhằm đảm bảo an toàn cho người bệnh.

Mặc dù vậy sau khi phẫu thuật thành công, người bệnh có thể vẫn cần dùng thuốc nhưng sẽ ít hơn và giảm liều. Trong một số trường hợp không mong muốn, có thể xuất hiện biến chứng sau phẫu thuật như sự thay đổi vĩnh viễn các khả năng nhận thức.

✔️ Điều trị bênh động kinh bằng thuốc Nam

Động kinh là bệnh khó hiện nay Tây y chưa thể điều trị khỏi hoàn toàn, bệnh kiểm soát không tốt gây ra ít nhiều ảnh hưởng đến thể chất và cả tinh thần của người bệnh. Theo thời gian cùng với sự phát triển của xã hội và áp lực chung của cuộc sống, số bệnh nhân mắc ngày một gia tăng. Điều trị động kinh phối hợp bằng Nam Y cũng đang được nhiều người  quan tâm, tìm hiểu lựa chọn bởi những hiệu quả không ngờ từ thuốc Nam phối hợp với những phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, cấy chỉ giúp nâng cao  hiệu quả điều trị bệnh.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây y theo đúng chỉ định của bác sĩ, người bệnh Động kinh có thể kết hợp thêm sử dụng thuốc Nam an toàn và lành tính hơn. Các vị thuốc Y học cổ truyền mang lại tác dụng thanh tâm, trấn kinh an thần, hỗ trợ tăng sinh nồng độ GABA nội sinh, giúp ổn định hoạt động điện não, nhờ đó làm giảm tần suất, mức độ, thời gian diễn ra các cơn co giật, động kinh.  Điều trị bằng thuốc nam ngoài việc giúp bệnh ổn định,  giảm tần suất cơn, giảm triệu chứng trong và ngoài cơn đồng thời còn hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây mang lại do phải dùng lâu dài.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG

CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG THUỐC NAM GIA TRUYỀN

Nhà thuốc Đông y gia truyền Thọ Xuân Đường với kinh nghiệm hơn 400 năm chữa bệnh cứu người, 16 đời làm nghề y và bài thuốc gia truyền nhiều đời đã điều trị thành công cho rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh lý Động kinh bằng thuốc Nam phối hợp với các phương pháp điều trị không dùng thuốc như Châm cứu thần châm, Cấy chỉ. Nhà thuốc tự hào được kỷ lục Guinness công nhận là Nhà thuốc Đông y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam.

 

Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới