Theo thống kê, có đến khoảng 0.5 – 1% dân số thế giới mắc bệnh động kinh, đây là con số không hề nhỏ với mỗi chúng ta. Do đó, bệnh động kinh đã và đang được xem là một thách thức lớn đối với nền y học trong nước và quốc tế hiện nay. Khi lên cơn động kinh, người bệnh có hoặc không thể tự chủ về hành vi của mình, chính vì vậy, nhưng tai nạn và rủi ro có thể xảy đến.
Vậy nên, việc hiểu rõ về bệnh động kinh là vô cùng cần thiết, có những yếu tố nguy cơ nào có thể gây khởi phát bệnh, hay đơn giản, bệnh động kinh gây nguy hiểm thế nào cho người bệnh, hãy cùng Nhà thuốc Thọ Xuân Đường đi tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
1. Thế nào là bệnh động kinh?
Bệnh động kinh (Epilepsy) là một bệnh lý não mạn tính, được đặc trưng bởi sự phóng điện đột ngột quá mức, đồng bộ và nhất thời của một nhóm các neuron thần kinh trong não, các cơn động kinh tự tái diễn lặp đi lặp lại nhiều lần với những thay đổi từ nhận thức, cảm giác đến hành vi vận động và chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể. Và nếu chỉ có một cơn co giật duy nhất thì sẽ không được coi là bệnh động kinh.
Bệnh động kinh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp nhất là trẻ em và người lớn trên 60 tuổi.
2. Những nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây khởi phát bệnh Động kinh
Có đến khoảng 50% người bệnh không xác định được nguyên nhân gây động kinh chính xác. Các trường hợp còn lại, bệnh động kinh có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân và yếu tố gây bệnh khác nhau như:
Do yếu tố di truyền
-
Theo các báo cáo khoa học đã được đưa ra, một số loại động kinh có sự liên kết với các gen cụ thể, và chúng có thể bị di truyền qua các thế hệ. Tuy nhiên, những gen này chỉ là một trong những yếu tố khiến người bệnh nhạy cảm hơn khi bị tác động bởi môi trường có thể gây ra những cơn động kinh.
Có tiền sử bệnh lý ở não bộ
-
Bệnh động kinh có thể xảy ra sau khi người bệnh bị u não, có đến 50% bệnh nhân u não có xuất hiện cơn động kinh. Ngoài ra, những di chứng viêm não, viêm màng não, nhiễm ký sinh trùng trong não hay các bệnh lý mạch máu não như u mạch máu, huyết khối động tĩnh mạch não, thông động- tĩnh mạch trong não, chảy máu não và chảy máu màng nhện cũng có thể gây xuất hiện cơn động kinh.
Sang chấn vùng não
-
Những tai nạn trong sinh hoạt hay đời sống hàng ngày có thể gây sang chấn vùng đầu não hoặc nặng hơn gây chấn thương nghiêm trọng vùng não khiến não bị tổn thương có thể là một trong những nguyên nhân gây bệnh động kinh.
Chấn thương sản khoa
-
Trước khi em bé chào đời, sản phụ bị nhiễm trùng, thiếu dinh dưỡng thì khi em bé sinh ra sẽ có nguy cơ cao bị tổn thương não… từ đó dẫn đến chứng động kinh ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, khi chuyển dạ, trẻ bị ngạt, thiếu oxy cũng có thể gây tổn thương não bộ mà hình thành cơn động kinh.
-
Ngoài ra, stress, căng thẳng, sang chấn tâm lý gây khủng hoảng tinh thần hoặc thói quen sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm, chất kích thích như rượu bia, thuốc lá và ma túy cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh động kinh.
3. Bệnh động kinh nguy hiểm như thế nào?
Nếu người bệnh không được điều trị động kinh đúng cách và xử lý kịp thời khi lên cơn động kinh hoăc khi lên cơn động kinh tại một số thời điểm có thể khiến người bệnh rơi vào những tình huống nguy hiểm, chẳng hạn như:
Té ngã
-
Nếu khi lên cơn động kinh, người bệnh đang di chuyển hay đi trên cầu thang sẽ rất nguy hiểm vì lúc đó người bệnh không tự chủ được hành vi và chấn thương ở đầu hoặc gãy xương có thể sẽ xảy ra.
Đuối nước
-
Người bệnh động kinh sẽ có khả năng bị đuối nước cao hơn 12–20 lần người khác nếu như người bệnh lên cơn co giật, động kinh khi đang bơi hoặc tắm.
Tai nạn giao thông
-
Khi xuất hiện cơn động kinh cùng suy giảm ý thức hay gây mất kiểm soát tự chủ các cơ ở tay chân, người bệnh sẽ gặp nguy hiểm nếu như đang điều khiển phương tiện giao thông trên đường.
Rối loạn tâm thần
-
Những người bị động kinh trong thời gian gian dài thường sẽ có những cảm xúc lo âu, hồi hộp, những hồi ức dồn dập, nhớ lại những việc đã xảy ra, hay có những cơn tư duy cưỡng bức, tư duy ngừng lại. Sau cơn, người bệnh có thể lưu giữ lại một số hình ảnh rất rõ nét, sinh động với sắc thái cảm xúc đặc biệt, cảm giác đã từng nhìn thấy rồi hoặc cảm giác chưa bao giờ thấy.
Biến chứng trong thai kỳ
-
Động kinh khi mang bầu gây nguy hiểm cho cả mẹ và con. Một số thuốc chống động kinh có thể làm tăng nguy cơ dị tật ở thai nhi. Tuy nhiên, phụ nữ bị động kinh có thể có thai và sinh con khỏe mạnh, nhưng sẽ cần được theo dõi cẩn thận suốt thai kỳ và phải thăm khám để điều chỉnh thuốc chống động kinh định kỳ. Việc trao đổi kỹ càng và chi tiết với bác sỹ về kế hoạch mang thai là rất quan trọng.
Chậm phát triển nhận thức và suy giảm trí nhớ
-
Theo nhiều nghiên cứu ở trẻ cho thấy, trẻ bị động kinh có thể gặp các vấn đề về ngôn ngữ, sự tập trung hoặc khả năng ghi nhớ. Vậy nên việc kiểm soát các cơn động kinh sẽ giúp cải thiện khả năng tập trung và học tập của trẻ. Còn khi ở người lớn tuổi, các cơn co giật nặng hoặc một số thuốc chống động kinh cũng có thể ảnh hưởng đến sự nhận thức và ghi nhớ của bệnh nhân động kinh, vì vậy bệnh nhân cần cẩn trọng khi sử dụng các thuốc này.
Đột tử
-
Người bệnh động kinh cũng có ~ 1% nguy cơ bị đột tử, thường xảy ra khi người bệnh bị động kinh toàn thể, động kinh cơn lớn. Tình trạng xảy ra nếu trong trạng thái động kinh liên tục, hoạt động kéo dài hơn 5 phút, hoặc có cơn co giật thường xuyên tái phát mà không có khoảng tỉnh hoặc có ý thức trở lại ở giữa chúng thì sẽ tăng nguy cơ tổn thương não vĩnh viễn và tử vong.
-
Bệnh động kinh là bệnh có thể chữa được nhưng nếu người bệnh không được điều trị đúng cách và kịp thời, những biến chứng của bệnh gây ra sẽ vô cùng nguy hiểm và thậm chí đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
4. Vậy có giải pháp nào trong việc điều trị bệnh động kinh?
Hiện nay, dựa vào những lý luận y học cổ truyền kết hợp với cơ chế bệnh sinh, căn nguyên gây bệnh của y học hiện đại, Nam Y đã nghiên cứu và ứng dụng chữa trị bệnh động kinh một cách tối ưu. Một trong số những nhà thuốc đang ứng dụng Nam y trong chữa bệnh Động kinh đạt kết quả cao phải kể đến Nhà thuốc gia truyền Thọ Xuân Đường.
Với kinh nghiệm hơn 400 năm chữa bệnh cứu người, 16 đời làm nghề y với bài thuốc gia truyền nhiều đời, Nhà thuốc gia truyền Thọ Xuân Đường đã và đang điều trị cho rất nhiều bệnh nhân không may mắc bệnh động kinh cho kết quả tốt.
Ngoài sử dụng phương pháp “thất chẩn” để chẩn đoán một cách toàn diện về loại bệnh, giai đoạn, mức độ của bệnh động kinh, Nhà thuốc Thọ Xuân Đường còn sử dụng phương pháp chẩn đoán kinh lạc thông qua các tỉnh huyệt bằng máy móc hiện đại, xác lập tình trạng bệnh theo quy luật sinh học. Từ đó xây dựng lên nguyên tắc chữa bệnh động kinh hiệu quả.
BS. Thu Thủy