Những kiến thức chăm sóc cho người mắc bệnh động kinh

Khi mắc động kinh, người bệnh phải chung sống lâu dài chứ không phải ngày một ngày hai vì vậy người bệnh và gia đình cần hết sức kiên nhẫn trong việc điều trị và chăm sóc. Nhiều trường hợp người bệnh bị chấn thương hoặc thậm chí là tử vong khi bất ngờ lên cơn động kinh ở những chỗ nguy hiểm như ngoài đường, gần ao hồ, sông suối… do không được phát hiện và xử trí kịp thời. Vậy nên để tránh khỏi những trường hợp đáng tiếc xảy ra thì việc có kế hoạch, chuẩn bị kiến thức chăm sóc người bệnh là rất quan trọng. Chúng ta cùng tìm hiểu những kiến thức chăm sóc cho người bị động kinh.
Những kiến thức chăm sóc cho người mắc bệnh động kinh

Những kiến thức chăm sóc cho người mắc bệnh động kinh

Nguyên tắc chung trong việc chăm sóc người bệnh động kinh

Điều trị động kinh cần sự phối hợp của nhiều phân khoa, chẳng hạn như thần kinh học, tâm thần học, phẫu thuật thần kinh... Các nhà chuyên môn y học cần phải quan hệ chặt chẽ với những người làm công tác xã hội học, nhà tâm lý học, giáo viên, những người phụ trách lao động, người thân hoặc người chăm sóc cho bệnh nhân… để mở rộng khả năng điều trị cho người bệnh.
Cần đảm bảo an toàn cho người bệnh động kinh, tránh những nguy hiểm:
  • Tránh để người bệnh đi một mình đến những nơi chứa nước như, ao hồ, bể bơi, sông suối, biển vì người bệnh có thể bị đuối nước khi lên cơn động kinh;
  • Người bệnh có thể có mất ý thức tạm thời nên có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, tai nạn giao thông, nên không để người bệnh điều trị bệnh động kinh chưa ổn định tham gia vào công việc nguy hiểm hay tự mình lái xe, vận hành máy móc;
  • Với trẻ em mắc bệnh động kinh thì cần trông coi chăm sóc trẻ, cho trẻ uống thuốc đúng theo đúng chỉ định, tránh cho trẻ chơi hoặc đến những nơi nguy hiểm, luôn luôn có người để mắt đến trẻ;
  • Người bệnh cần có người chở đi hoặc có thể đi phương tiện công cộng thay vì tự lái xe;
  • Người bệnh không nên làm các công việc nguy hiểm như vận hành xe cộ, vận hành máy móc, làm việc trên cao, liên quan đến nước vì có nguy cơ xảy ra tai nạn nguy hiểm nếu bất chợt xảy ra cơn động kinh;
  • Khi người bệnh có cơn động kinh phải chăm sóc nhanh chóng, kịp thời, chính xác để ngăn ngừa, hạn chế những chấn thương hoặc biến chứng.
Những kiến thức cần biết trong việc chăm sóc người bệnh động kinh:
  • Người bệnh và những người thân trong gia đình phải hiểu biết chính xác về bệnh để biết cách kiểm soát bệnh động kinh. Chăm sóc người bệnh động kinh cần chú ý tới yếu tố trong cơn và ngoài cơn;
  • Chế độ ăn kiêng ketogenic có thể giúp trẻ em mắc bệnh động kinh giảm số lượng các cơn co giật. Chế độ ăn ketogenic nhiều chất béo (80%), protein (15%), hạn chế tối đa carbohydrate, trẻ nên ăn nhiều hoa quả tươi;
  • Giúp người bệnh có cuộc sống lành mạnh không hút thuốc, không sử dụng đồ uống có cồn, xử lý căng thẳng, luôn giữ tâm lý lạc quan tích cực, cố gắng chủ động trong việc chăm lo cho bản thân, người bệnh có thể có cuộc sống hòa nhập tốt nhất. Tuy nhiên, vẫn cần sự quan tâm và hỗ trợ từ những người xung quanh;
  • Người bệnh cần sinh hoạt điều độ, không làm việc quá sức, học tập quá nhiều, không sử dụng vi tính, ti vi, điện thoại di động quá lâu vì có thể kích hoạt cơn động kinh;
  • Mất ngủ sẽ kích hoạt cơn động kinh, do đó người bệnh cần ngủ đủ giấc, có thể áp dụng thêm các phương pháp tự nhiên giúp cải thiện giấc ngủ để có được giấc ngủ chất lượng;
  • Người nhà nên nhắc nhở hoặc cho người bệnh uống thuốc chính xác theo y lệnh, không tự điều chỉnh liều mà phải hỏi ý kiến bác sĩ điều trị. Bảo quản thuốc một cách cẩn thận, tránh để người bệnh uống sai liều, gây biến chứng nguy hiểm;
  • Trong trường hợp động kinh nặng, khó có thể đi lại xa hoặc ở nơi đông người, người bệnh vẫn có thể làm việc tại nhà qua máy tính, cập nhật các thông tin và kết nối với mọi người qua điện thoại, mạng xã hội.
Yếu tố tinh thần rất quan trọng trong việc kiểm soát bệnh động kinh. Khích lệ tinh thần để người bệnh được yên bình, tư tưởng vui vẻ thì các cơn động kinh sẽ được kiểm soát; trái lại sự chăm sóc không tốt, sự kỳ thị sẽ làm bệnh nhân suy nghĩ tiêu cực và có thể làm tăng số lượng cơn động kinh.
Mọi người xung quanh nên có thái độ tôn trọng, cảm thông và không nên kỳ thị người bệnh động kinh. Cần tạo điều kiện cho người bệnh hòa nhập với cộng đồng và tham gia hoạt động xã hội. 
Động kinh không phải là do ma làm hay quỷ nhập. Do đó, không lên cúng hay làm bùa, phép. Điều này không giúp cho bệnh thuyên giảm mà còn phí thời gian, tiền của và bỏ lỡ cơ hội điều trị tích cực cho người bệnh.
Cần xác định động kinh là một bệnh phải điều trị lâu dài, cả người bệnh và gia đình cần kiên nhẫn và có ý chí quyết tâm chiến thắng bệnh tật.

Chăm sóc người bệnh động kinh trong cơn

Tại bệnh viện

  • Mục tiêu: Cấp cứu kịp thời, đặt nội khí quản để tránh cắn vào lưỡi, không bị cản trở thông khí, không bị chấn thương;
  • Để người bệnh nằm tại chỗ, đầu nghiêng sang một bên, tìm vật mềm kê đầu để tránh đập đầu;
  • Đặt ống dẫn khí hoặc miếng cao su cứng vào miệng người bệnh để tránh tụt lưỡi và cắn vào lưỡi;
  • Nới lỏng quần áo, bố trí cho người bệnh thoáng khí (thở oxy nếu cần);
  • Di chuyển các đồ vật cứng, sắc nhọn ra xa khỏi người bệnh; 
  • Ở bên cạnh người bệnh quan sát cho đến khi hồi phục. 

Tại nhà

  • Lăn người sang một bên, đặt gối hay áo mềm dưới đầu, lới lỏng khăn, cúc áo vùng cổ;
  • Để các vật sắc nhọn và có khả năng gây thương tích tránh xa người bệnh, không la mắng, nếu cần thiết di chuyển thì nên quan sát để tránh nguy hiểm;
  • Quan sát chặt chẽ những chi tiết diễn ra, thời gian cơn co, trấn an những người xung quanh; gọi cấp cứu khi cơn động kinh diễn ra lâu hơn 5 phút, có chấn thương hoặc lần đầu co giật.
  • Những điều không được làm khi người bệnh động kinh có cơn:
  • Không di chuyển người bệnh, không trói hay giữ chặt tay của người bệnh;
  • Không nhét vật cứng vào miệng, hay cố gắng nhỏ bất kỳ thứ gì vào miệng người bệnh vì không những không cắt được cơn mà còn có thể gây sặc, tắc đường thở;
  • Không xoa bóp dầu;
  • Không cho người bệnh ăn uống khi chưa tỉnh hoàn toàn vì có thể gây sặc, tắc đường thở.

Chăm sóc người bệnh sau cơn động kinh

Tại bệnh viện 

Tại bệnh viện, người bệnh cần được đảm bảo:
  • Duy trì tưới máu vùng liệt;
  • Đảm bảo dinh dưỡng cho người bệnh qua ống thông dạ dày;
  • Cung cấp cho người bệnh và gia đình đầy đủ những thông tin về bệnh động kinh và phương pháp điều trị;
  • Theo dõi tình trạng tình trạng bệnh và sinh hoạt của người bệnh để ghi vào bệnh án và sổ nhật ký động kinh như: Cơn xảy ra khi nào, ở đâu, đặc điểm, thời gian, các yếu tố có thể gây kích hoạt động kinh (mệt, đói, ngủ) ... để xử trí kịp thời;
  • Luôn động viên người bệnh, để họ luôn có tinh thần lạc quan;
  • Đảm bảo vệ sinh cá nhân và dinh dưỡng hàng ngày cho người bệnh;
  • Món ăn cho người bệnh sau cơn tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của người bệnh;
  • Tư vấn giáo dục cho gia đình người bệnh. Giúp cho người nhà hiểu được bệnh, từ đó có thể chăm sóc tốt cho người bệnh, tuân thủ điều trị, không tự ý ngừng thuốc, tái khám định kỳ, biết cách xử trí cơn động kinh khi cơn động kinh xảy ra, người bệnh có chế độ nghỉ ngơi làm việc hợp lý và có cuộc sống hòa nhập, bình thường.

Tại nhà

  • Sau khi cơn xảy ra một số người bệnh có thể chưa hoàn toàn tỉnh táo. Vì vậy, người nhà nên ở cạnh, hành vi vô ý thức có thể nguy hiểm cho bản thân và người khác;
  • Sau cơn động kinh, người bệnh sẽ rất mệt và ngủ thiếp đi vì quá trình co giật tiêu hao nhiều năng lượng. Do đó, người bệnh cần được nghỉ ngơi và cần cung cấp đủ dinh dưỡng để phục hồi tốt nhất.
BS. Nguyễn Thùy Ngân (Thọ Xuân Đường)

Đăng ký tư vấn & khám bệnh

Bệnh nhân đăng ký khám vui lòng nhập đầy đủ thông tin. Nhà thuốc Thọ Xuân Đường sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất!
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam