Co giật có phải là bệnh động kinh không?

Khoảng 2% người lớn bị một cơn co giật tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời và có nhiều người không bị co giật nữa. Mặc dù co giật là một trong những triệu chứng của bệnh động kinh nhưng một số bệnh lý khác cũng có thể gây co giật.
Co giật có phải là bệnh động kinh không?

Co giật có phải là bệnh động kinh không?

1. Bệnh động kinh là gì? Co giật có phải là bệnh động kinh không?

Bệnh động kinh đặc trưng bởi các cơn động kinh tự phát tái diễn và xảy ra cách nhau > 24 giờ. Nếu bệnh nhân chỉ có một cơn co giật duy nhất sẽ không được coi là bệnh động kinh.
Bệnh động kinh đa số là vô căn hoặc căn nguyên ẩn, một số nguyên nhân gây bệnh động kinh thứ phát như: Đột quỵ, u não, dị tật thần kinh… Nguyên nhân thường gặp của cơn động kinh thay đổi theo tuổi khởi phát:
- Trẻ em trước 2 tuổi: Sốt cao, các khuyết tật bẩm sinh hoặc trong quá trình phát triển tâm thần kinh, chấn thương trong khi sinh, rối loạn chuyển hóa;
- Trẻ em ở độ tuổi từ 2 đến 14: Bệnh động kinh vô căn;
- Người lớn: Chấn thương sọ não, hội chứng cai rượu, khối u não nguyên phát hoặc thứ phát, đột quỵ và không rõ nguyên nhân (50%);
- Người cao tuổi: Khối u não và đột quỵ
Đối với động kinh phản xạ, các cơn động kinh được kích hoạt từ một kích thích bên ngoài, ví dụ như âm thanh lặp đi lặp lại, âm nhạc, ánh sáng nhấp nháy, trò chơi điện tử hoặc bị chạm vào một số vị trí của cơ thể.
Trong bệnh động kinh căn nguyên ẩn (không rõ nguyên nhân gây bệnh) và thường trong động kinh kháng trị, một nguyên nhân hiếm gặp là viêm não kháng thụ thể NMDA (N-methyl-d-aspartate), đặc biệt ở phụ nữ trẻ. Bệnh lý này cũng gây ra các triệu chứng khác như rối loạn tâm thần, rối loạn vận động và tăng lympho dịch não tủy. Nghiên cứu cho thấy u quái buồng trứng xuất hiện ở khoảng 60% phụ nữ trẻ có viêm não kháng thụ thể NMDA. Bởi vậy, trong điều trị bệnh động kinh việc loại bỏ u quái (nếu có) và liệu pháp miễn dịch sẽ giúp kiểm soát cơn co giật tốt hơn nhiều so với thuốc chống động kinh.
Co giật không động kinh do một số nguyên nhân như: Rối loạn chuyển hóa, nhiễm trùng thần kinh trung ương, bệnh lý tim mạch, độc tính của thuốc hoặc hóa chất, hội chứng cai nghiện, bệnh lý tâm thần, sốt cao ở trẻ em… gây ra những rối loạn hoặc trạng thái stress tạm thời.
Các cơn giả động kinh (co giật căn nguyên tâm thần không phải động kinh) không liên quan đến sự phóng điện bất thường trong não.
Co giật có thể là động kinh và cũng có thể là các vấn đề sức khỏe khác.

2. Cơn co giật là gì?

Cơn co giật là các cơn co cơ, tiếp theo là giãn cơ ít nhiều mang tính toàn thể thường đi kèm với các rối loạn ý thức. Có thể gặp các cơn co giật trong các trường hợp sau:
- Ở trẻ nhỏ, hệ thần kinh rất nhạy cảm và đáp ứng với các kích thích có bản chất khác nhau bằng các cơn co giật;
- Chấn thương sọ não;
- Viêm màng não và viêm não;
- Rối loạn chuyển hóa: Hạ đường huyết, nhiễm kiềm, ure huyết cao, hạ calci huyết…;
- Rối loạn nội tiết: Nhược năng tuyến cận giáp;
- Rối loạn thần kinh: Tăng áp lực nội sọ có thể có các cơn co giật;
- Rối loạn tuần hoàn: Tai biến mạch máu não, hội chứng Adams – Stockes, hội chứng xoang cảnh, bệnh não gây tăng huyết áp;
- Thuốc: Dùng quá liều các thuốc kích thích thần kinh trung ương;
- Ngộ độc: CO, xăng, thuốc trừ sâu, kim loại nặng…;
- Hội chứng thiếu thuốc ở người nghiện rượu hoặc nghiện ma túy (hội chứng cai nghiện).

3. Phòng ngừa co giật

Nếu có biểu hiện co giật, tốt nhất cần đến cơ sở y tế để khám xác định bệnh và nguyên nhân gây ra tình trạng co giật. Từ đó sẽ có những biện pháp điều trị phù hợp. 
Co giật có thể dẫn đến các tình huống như chấn thương cơ thể, tai nạn xe và té ngã nguy hiểm. Bởi vậy, việc phòng ngừa cơn co giật là rất quan trọng. Có hai cách tiếp cận chính để phòng ngừa co giật là sử dụng thuốc và tránh kích hoạt.

Phòng chống co giật bằng thuốc

Nếu bị co giật do động kinh thì việc điều trị thuốc chống động kinh cũng như phác đồ điều trị động kinh theo y học cổ truyền sẽ giúp ngăn ngừa lên cơn co giật. Nhiều loại thuốc chống động kinh có thể kiểm soát hiệu quả các cơn co giật mà không phải do động kinh.
Thuốc chống co giật phải được bác sĩ chỉ định về loại thuốc, liều dùng, thời gian dùng. Bệnh nhân không nên tự ý dùng cũng như lạm dụng thuốc. Bệnh nhân không nên ngừng dùng thuốc chống co giật mà có ý kiến của bác sĩ. Việc ngừng thuốc chống co giật đột ngột có thể gây ra các cơn co giật.
Việc điều trị nguyên nhân gây co giật cũng cần phải được đảm bảo để giải quyết căn nguyên.

Tránh kích hoạt

Các tác nhân kích hoạt cơn co giật có thể là: Rượu, thiếu ngủ, ánh sáng nhấp nháy, căng thẳng, thay đổi thời tiết, một số mùi nhất định…
Để phòng chống các cơn co giật có thể xảy ra, cần phải tránh những yếu tố có thể làm khởi phát kể trên. Điều này có nghĩa là chúng ta phải ngủ đủ giấc, không uống rượu, tránh căng thẳng mệt mỏi và tránh các kích thích về ánh sáng, mùi hương.
Cho dù có phải mắc bệnh động kinh hay không cũng nên ghi nhật ký về các cơn co giật và những gì đã xảy ra ngay trước khi co giật xảy ra. Điều này có thể hữu ích trong việc xác định các yếu tố gây kích hoạt co giật, từ đó việc phòng ngừa sẽ hiệu quả hơn.
BS. Nguyễn Thùy Ngân

Đăng ký tư vấn & khám bệnh

Bệnh nhân đăng ký khám vui lòng nhập đầy đủ thông tin. Nhà thuốc Thọ Xuân Đường sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất!
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới