Động kinh là một bệnh lý thần kinh mạn tính với đặc trưng bởi các triệu chứng co giật một hoặc nhiều hoặc toàn bộ cơ thể, hay những cơn vắng ý thức ở người bệnh… Chúng ta cùng tìm hiểu về bệnh động kinh và tại sao điều trị bệnh động kinh lại lâu?
Hiểu thêm về bệnh động kinh
Động kinh là một bệnh lý thần kinh mạn tính với đặc trưng bởi các triệu chứng co giật một hoặc nhiều hoặc toàn bộ cơ thể, hay những cơn vắng ý thức ở người bệnh… Mỗi vùng xuất hiện sóng điện não bất thường ở não bộ, lại biểu hiện ra các thể động kinh khác nhau:
-
Động kinh thùy thái dương: Nổi bật nhất là các triệu chứng liên quan đến vắng ý thức, thường hiếm khi co giật. Về rối loạn giác quan bệnh nhân vô cớ vui, vô cớ buồn, thay đổi khí sắc, nhợt nhạt, đờ đẫn, thấy xa lạ với môi trường xung quanh mặc dù quen thuộc như ngày thường; có thể kèm theo những động tác lặp lại vô thức như chép miệng, xoa mặt, gãi tai gãi đầu…Về rối loạn vận động thì bệnh nhân có thể dừng việc đang làm và chuyển sang làm một việc khác không liên quan, có thể làm đúng trình tự công việc nhưng hoàn toàn không ý thức được, khi tỉnh lại không nhớ mình đã làm những gì.
-
Động kinh thùy trán: Dễ bị bỏ qua hoặc nhầm lẫn với các bệnh lý tâm thần khác vì các triệu chứng tương tự. Ví dụ như tăng trương lực cơ cục bộ có thể đối xứng hoặc không; cơn tăng động, vận động mất kiểm soát; cơn vắng ý thức phức tạp…
-
Động kinh thùy đỉnh: Triệu chứng không rầm rộ như cơn co giật toàn thể, thường có biểu hiện khác thường cục bộ một vài bộ phận hoặc có khi chỉ bất thường ở cảm giác. Kiểu như thấy những thứ không có thật, tăng dị cảm trên da, vận động quỹ đạo quay tròn hay mất khả năng kiểm soát ngôn ngữ…
-
Động kinh thùy chẩm: Rõ nhất là các thay đổi cục bộ ở mắt như mất khả năng thị giác trong cơn, lác về một bên trong cơn hay rung giật nhãn cầu…
-
Hội chứng West: Tập trung triệu chứng ở vùng đầu và co gấp thân người hoặc tư thế duỗi sau, có tính đối xứng rõ. Thường có kém phát triển về vận động và tâm thần. Trên EEG ghi được sự rối loạn nhịp với sóng chậm, sóng gai lan tỏa.
Về việc
chẩn đoán bệnh động kinh bằng các phương pháp hiện đại nhất hiện nay cũng vẫn là khó khăn trong các trường hợp sóng điện não bất thường ở các vị trí đặc biệt. Về lâm sàng thì các trường hợp không có triệu chứng đặc trưng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý tâm thần kinh khác. Đôi khi cũng gây khó chấp nhận cho bệnh nhân và gia đình nếu các kết quả cận lâm sàng đều bình thường.
May mắn động kinh là bệnh lý không lây nhiễm, nhưng những gánh nặng về cả tinh thần và kinh tế mà bệnh nhân và gia đình chịu khi có người thân bị bệnh lý này mà không được điều trị đúng cách lại khá nặng nề.
Đầu tiên về tinh thần, với những trường hợp bị động kinh từ nhỏ, việc sử dụng thuốc chống động kinh sớm và kéo dài để lại rất nhiều hệ lụy: Thường những người bệnh này sẽ khó khăn trong quá trình phát triển trí tuệ (chậm nói, khó phát triển giao tiếp, nhận thức và tiếp thu kém hơn người cùng trang lứa…) và như thế thì cuộc sống sẽ khó khăn khi có một mình, mà khi đó cần sự để ý, chăm sóc đặc biệt từ người thân trong gia đình ngay cả khi tuổi sinh lý đã trưởng thành.
Thứ hai về kinh tế, khi lần đầu thấy con hay bất cứ ai trong gia đình xuất hiện triệu chứng bất thường như co giật thì việc đầu tiên mọi người nghĩ đến là đưa người bệnh đến bệnh viện, làm đủ các loại cận lâm sàng có thể để tìm hiểu nguyên nhân. Sau khi được kết luận bệnh và đưa ra đơn thuốc, người nhà cũng xác định tâm lý “gắn bó” với thuốc thang và bệnh viện vì đây là bệnh lý khó và chưa có thuốc điều trị tận gốc. Nhiều người khi biết mắc bệnh này và quyết định điều trị dùng thuốc cắt cơn của Tây y thì nghĩ sẽ phải duy trì thuốc cả đời. Còn những gia đình tìm đến nhiều phương pháp điều trị khác với mong muốn người thân được lành bệnh, thì cũng khó tránh khỏi suy nghĩ sao điều trị bệnh động kinh này lại lâu đến thế.
Đối với phương pháp
điều trị động kinh tại nhà thuốc Đông y Gia truyền Thọ Xuân Đường đã duy trì nhiều đời, và giúp rất nhiều bệnh nhân thoát khỏi căn bệnh phức tạp này. Nhưng mỗi trường hợp điều trị là một câu chuyện khác nhau, nên bên cạnh những ca đáp ứng tốt vẫn có cả những ca thầy thuốc cần nghiên cứu ngày đêm để căn chỉnh thuốc cho phù hợp. Từ đó cũng rút ra thêm nhiều kinh nghiệm thực tế và gửi tới quý độc giả một vài yếu tố ảnh hưởng đến quá trình điều trị động kinh để hiểu hơn về những thách đố trong việc chữa bệnh.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình điều trị động kinh
Tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình điều trị động kinh
Các yếu tố không thay đổi được
-
Tuổi: Theo các thống kê trong 0,5% dân số Việt Nam mắc bệnh động kinh thì trẻ em chiếm đến 30% tổng số bệnh nhân. Hay cũng có các nghiên cứu khác cho thấy các triệu chứng nặng lên theo tuổi, vấn đề kháng thuốc chống động kinh ở trẻ em, dẫn đến việc phải tăng liều, kết hợp thêm thuốc…
-
Giới tính: Chưa có chứng minh chính xác lí do, nhưng nhiều thống kê chỉ ra ở nam tỷ lệ bị động kinh thường cao hơn nhiều so với nữ (ở mọi lứa tuổi, đã loại trừ trường hợp do tổn thương não). Có thể có liên quan sự hoạt động mạnh mẽ hơn của điện não, điện cơ ở nam.
-
Gia đình có người bị động kinh: Cũng không tìm thấy có sự liên kết giữa kiểu gen với bệnh lý động kinh, nhưng nếu có người nhà đặc biệt bố mẹ ruột bị động kinh, thì nguy cơ sinh con bị bệnh cao hơn 2 lần so với gia đình không có ai mắc bệnh này.
-
Những tổn thương lớn trong não: Có nhiều nguyên nhân tổn thương não để lại di chứng co giật. Ở trẻ em hay gặp là ngạt khí khi sinh, dị dạng mạch máu não bẩm sinh, viêm não, bại não…; ở người lớn thường do các tai nạn va đập mạnh (có thể chưa gây tổn thương nhu mô, nhưng vẫn có những tổn thương vi mạch máu), chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não…
-
Thay đổi thời tiết: Một yếu tố rất đặc biệt ảnh hưởng nhiều đến điều trị động kinh trên lâm sàng chính là hiện tượng thay đổi thời tiết. Rất nhiều bệnh nhân điều trị bệnh lâu năm phản ánh khi thời tiết đột ngột chuyển nóng hoặc lạnh, họ bị tăng cơn, hoặc các triệu chứng trong và ngoài cơn trầm trọng hơn. Tuy không thể thay đổi, nhưng bệnh nhân và người thân chăm sóc bệnh nhân có thể “đón đầu” bằng việc theo dõi dự báo thời tiết, che chắn vùng đầu, cổ cho người bệnh khi đi ra ngoài vào những ngày trở trời thế này. Có thể thay đổi chế độ ăn phù hợp theo mùa, ví dụ mùa hè những ngày nhiệt độ quá cao thì nên cho người bệnh tăng thêm các thức ăn có tính mát, giải nhiệt..
Các yếu tố thay đổi được
-
Chế độ ăn uống: Theo Đông y, bệnh động kinh xếp vào chứng kinh phong, do can phong nội động. Chính vì thế việc ăn nhiều các thực phẩm có tính chất động phong sẽ làm tăng cơn, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh. Các thực phẩm có thể kể đến như: Thịt gà, các loài có vỏ kitin dưới nước như tôm, cua nên hạn chế ăn hoặc kiêng (tùy tình trạng nặng nhẹ của bệnh lý) đối với bệnh nhân động kinh. Các đồ ăn quá kích thích vị giác như thức quá cay nóng, rượu bia…cũng là điều tối kỵ với bệnh động kinh.
-
Sinh hoạt và tập luyện: Chế độ sinh hoạt liên quan rất nhiều đến quá trình diễn biến và điều trị động kinh. Những công việc, hoạt động tác động nhiều lên các tế bào thần kinh, sóng điện não thì đều ảnh hưởng. Ví dụ như làm việc trí óc, suy nghĩ quá lâu, không nghỉ ngơi xen kẽ hợp lý; áp lực công việc quá lớn làm căng thẳng thần kinh; tiếp xúc với sóng điện từ từ điện thoại, máy tính quá nhiều thời gian trong ngày; xem các phim ảnh kích thích, bạo lực; thức khuya nhiều, thiếu ngủ; tập luyện thể dục thể thao quá sức…
-
Yếu tố tinh thần: Đối với điều trị bệnh, nhất là các bệnh lý tâm thần kinh thì việc giữ trạng thái tinh thần gần nhất với mức cân bằng cực kỳ quan trọng. Cả gia đình và bệnh nhân đều cần cố gắng tạo ra một môi trường sống lành mạnh, vui vẻ, tránh lo nghĩ về bệnh tật thì mới điều trị đạt hiệu quả cao. Giải thích theo đông y thì thất tình hài hòa, can sơ tiết tốt, thì khí cơ ở tam tiêu mới bình hành, cơ thể mới khỏe mạnh. Có một vài phương pháp, không chỉ áp dụng với bệnh nhân động kinh, mà ai cũng nên thực hiện để điều hòa được trạng thái tinh thần như: tập yoga, đi bộ, tập thở, ngồi thiền…
Tuân thủ hướng dẫn của thầy thuốc: Đây có thể là một trong những điều kiện tiên quyết quyết định hiệu quả điều trị. Bất cứ thầy giỏi, thuốc tốt mà không có sự phối hợp, mong muốn chữa khỏi bệnh từ bệnh nhân thì đều không có giá trị. Động kinh là bệnh lý mạn tính, việc điều trị là cả quá trình kiên trì từ dùng thuốc, kết hợp ăn uống sinh hoạt khoa học, phù hợp. Uống thuốc cần đúng, đủ liều, và nên uống vào các khoảng thời gian cố định duy trì hàng ngày như thầy thuốc hướng dẫn. Không tự ý tăng, giảm liều hay bỏ thuốc.
Tại sao điều trị động kinh lại “lâu”?
Chính vì những khó khăn cả về tính chất bệnh và những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình điều trị kể trên, mà thời gian điều trị của từng người là khác nhau, đáp ứng và hiệu quả cũng không giống nhau. Những trường hợp mới phát hiện bệnh, chưa dùng quá nhiều loại thuốc làm khí huyết rối loạn, bắt tay vào điều trị bằng phương pháp đúng ngay thì hiệu quả chắc chắn sẽ cao và nhanh hơn những người đã điều trị lâu năm, dùng đủ các loại thuốc không kiểm soát được.
Hay hiệu quả trên lâm sàng cũng cho thấy, điều trị cho trẻ em cũng cho hiệu quả rõ rệt hơn người cao tuổi. Thứ nhất do nguyên nhân thời gian nêu trên, thứ hai có thể do quá trình đồng hóa, chuyển hóa hấp thu ở cơ quan tạng phủ của trẻ nhỏ cũng “tinh khôi” và tốt hơn nhiều so với người lớn (đã có những sự mất cân bằng do đời sống sinh hoạt, lao động và bệnh tật kèm theo).
Những bệnh nhân ở cao nguyên khác với đồng bằng, vùng ôn đới khác với vùng nhiệt đới, đều phản ánh ra hiệu quả điều trị không thể nhanh như nhau.
Tại sao có những trường hợp chỉ cần chọn đúng phương pháp, điều trị một hai tháng mà hiệu quả thấy ngay với cả những bệnh đã điều trị kinh niên? Nhưng cũng có những người điều trị triền miên cùng thầy thuốc, cùng bệnh đó lại không thấy khỏi? Tất cả đều cần có sự kết hợp chặt chẽ, trao đổi qua lại thường xuyên giữa thầy thuốc – bệnh nhân.
Tại Nhà thuốc Gia truyền Thọ Xuân Đường, cơ sở Đông y nhiều đời nhất Việt Nam tự hào với kho tàng hàng vạn bệnh nhân động kinh đã và đang điều trị. Bên cạnh những bí quyết gia truyền của dòng họ, thầy thuốc vẫn hàng ngày miệt mài, trăn trở với những ca bệnh nhân khó để tìm ra được những hướng điều trị tích cực và hiệu quả nhất cho từng người, mong muốn giúp cho thật nhiều bệnh nhân hơn nữa được thoát khỏi bệnh lý động kinh này.
BS. Tú Uyên