Ngăn ngừa động kinh

Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh động kinh? Để bệnh động kinh không xảy ra, trước hết chúng ta phải ngăn ngừa những tổn thương hoặc những rối loạn chức năng của não bộ. Đôi khi chúng ta có thể ngăn ngừa bệnh động kinh bằng một số cách dưới đây để giảm nguy cơ phát triển bệnh.
Ngăn ngừa động kinh

Ngăn ngừa động kinh

Phòng ngừa chấn thương sọ não

Chấn thương não, còn được gọi là chấn thương sọ não, là nguyên nhân thường gặp của bệnh động kinh.
Chấn thương sọ não gây chảy máu từ động mạch màng não giữa, lún xương sọ chèn ép vào não, xuất huyết dưới màng nhện hoặc những mảnh xương vụn kích thích vào vỏ não đều có thể gây ra cơn động kinh.
Động kinh sau chấn thương sọ não là do các sẹo hình thành vài tháng sau khi bị chấn thương và có thể là cơn động kinh toàn thể hoặc khu trú (gọi là động kinh Bravais – Jackson).
Để phòng ngừa chấn thương sọ não, chúng ta cần phải lưu ý những điều sau đây:
  • Đi xe an toàn. Sử dụng dây đai an toàn, ghế hành khách trẻ em, túi khí, mũ bảo hiểm xe đạp và mũ bảo hiểm xe máy để giảm thiểu thương tích do xe cơ giới và tai nạn giao thông.
  • Bước cẩn thận. Ngã là nguyên nhân hàng đầu gây chấn thương sọ não. Người lớn tuổi và trẻ em có nhiều khả năng bị chấn thương sọ não do té ngã.
  • Cần xử trí đúng cách và kịp thời chấn thương sọ não nếu chúng xảy ra. Khả năng bị động kinh cao với chấn thương sọ não nghiêm trọng. Xử trí tốt chấn thương có thể giúp tránh được bệnh động kinh.

Giảm nguy cơ đột quỵ và bệnh tim mạch

Bệnh lý tim mạch có thể gây ra cục máu đông, chít hẹp mạch máu… có thể gây đột quỵ. Khi ảnh hưởng đến mạch máu não (nhồi máu não hoặc xuất huyết não), có thể dẫn đến sự nguy hiểm tính mạng cũng như để lại di chứng lâu dài, trong đó có bệnh động kinh.
Thực hiện lối sống lành mạnh như ăn uống khoa học, tập luyện thể dục, không sử dụng chất kích thích (thuốc lá, thuốc lá điện tử, rượu, bia, ma túy…) hàng ngày để giảm nguy cơ đột quỵ và bệnh tim mạch. Những hành động tốt cho sức khỏe này có thể ngăn ngừa bệnh động kinh sau này trong cuộc sống của chúng ta.
Cũng giống như chấn thương sọ não, nếu không may đột quỵ não xảy ra, người bệnh cũng cần được cấp cứu kịp thời và đúng cách. Cứu giúp người bệnh qua giai đoạn nguy hiểm và phục hồi chức năng tốt sẽ giúp ngăn ngừa được di chứng động kinh về sau.

Tiêm phòng vaccin

Tiêm chủng vaccin giúp bảo vệ chúng ta khỏi bệnh tật. Tiêm chủng làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đôi khi có thể dẫn đến bệnh động kinh. Nhiều trường hợp trẻ em mắc bệnh động kinh là do di chứng của bệnh viêm não, viêm màng não gây ra. Ngoài ra, nhiễm trùng còn gây sốt, nguy cơ sốt cao co giật sẽ xảy ra.

Rửa tay và chuẩn bị thức ăn an toàn

Một bệnh nhiễm trùng có tên là cysticercosis là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh động kinh trên toàn thế giới. 
Cysticercosis là nhiễm trùng với ấu trùng của Taenia solium (sán dây lợn), phát triển sau khi ăn trứng sán lợn được bài tiết qua phân người. Bệnh cysticercosis thường không có triệu chứng rõ ràng, trừ khi ấu trùng xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương gây ra chứng loạn thần kinh, có thể gây co giật cũng như các dấu hiệu thần kinh khác. 
Ngăn ngừa nhiễm sán dây lợn bằng cách thực hành vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay sạch trước khi ăn và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Kiểm tra sức khỏe và điều trị sớm bệnh sán dây lợn có thể ngăn ngừa bệnh động kinh.
Ngoài ra, cần phòng tránh các bệnh truyền nhiễm có thể ảnh hưởng đến não khác như: Lao, toxoplasma, giang mai, uốn ván, dại, HIV, sốt rét, nấm cryptococcus… bằng các biện pháp nâng cao miễn dịch, tránh phơi nhiễm mầm bệnh.

Giữ gìn sức khỏe khi mang thai

Một số vấn đề trong quá trình mang thai và khi sinh nở có thể dẫn đến bệnh động kinh. Thực hiện theo kế hoạch chăm sóc trước khi sinh để giữ cho mẹ và em bé khỏe mạnh.
Chăm sóc dinh dưỡng, tránh các chất độc hại, không tự ý uống các loại thuốc chữa bệnh mà không hỏi ý kiến của bác sĩ, khám định kỳ khi mang thai để ngăn ngừa dị tật bẩm sinh. Cố gắng giữ sức khỏe tốt để cuộc sinh nở diễn ra an toàn, không để em bé bị ngạt gây ảnh hưởng đến não bộ.
Hậu quả của tổn thương não trong thời kỳ còn trong tử cung, vào lúc sinh có thể gây ra bệnh động kinh:
  • Trước sinh: Di truyền, rối loạn tuần hoàn nhau thai, nhồi huyết nhau thai, tử cung bị chiếu xạ, nhiễm vi khuẩn/ virus, không phù hợp nhóm máu Rh, thiếu dinh dưỡng, tiểu đường…
  • Trong khi sinh: Sinh non (có thể là hậu quả của các nguyên nhân trên); thiếu oxy do lạm dụng thuốc giảm đau khi trở dạ, nhau cuốn cổ, nhau tiền đạo, ngôi mông; chấn thương sản khoa…
Đối với phụ nữ mang thai mắc bệnh động kinh, trong quá trình mang thai cần phải theo dõi và chăm sóc đặc biệt hơn nữa để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và em bé, cũng như hạn chế nguy cơ mắc bệnh động kinh của em bé sau này.
BS. Nguyễn Thùy Ngân (Thọ Xuân Đường)

Đăng ký tư vấn & khám bệnh

Bệnh nhân đăng ký khám vui lòng nhập đầy đủ thông tin. Nhà thuốc Thọ Xuân Đường sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất!
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới