Điều trị động kinh theo y học hiện đại

Y học hiện đại điều trị bệnh động kinh như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu về một số phương pháp và chỉ định cụ thể sau đây.
Điều trị động kinh theo y học hiện đại

Điều trị động kinh theo y học hiện đại

Để điều trị bệnh động kinh, y học hiện đại bắt đầu bằng một thứ thuốc được lựa chọn tùy theo loại động kinh. Tiếp sau đó nếu hiệu quả không thỏa đáng thì thêm một loại thuốc thứ hai có bản chất hóa học khác với thuốc đầu tiên. Kiểm tra thường xuyên công thức máu và hóa sinh máu đặc biệt là chức năng gan, thận là điều quan trọng để phát hiện những tác dụng không mong muốn của thuốc có thể xảy ra từ lúc đầu.

Điều trị cơn động kinh lớn

Khi một bệnh nhân đang điều trị bằng các thuốc chống động kinh thì không nên dừng thuốc đột ngột vì sẽ có nguy cơ gây ra cơn động kinh nặng hơn. Khi muốn thay thế thuốc, cũng phải giảm dần liều thuốc đang dùng và dùng đồng thời thuốc mới với liều tăng dần theo chỉ định của bác sĩ.
Có thể dùng một trong các loại thuốc chống động kinh sau:
  • Acid Valproic (Valproat Natri): Người lớn và trẻ em 20 – 30mg/kg/ngày chia thành 3 lần. Nếu có thể thì tăng liều thêm 5 – 10mg/kg/tuần. Ở trẻ em liều tối thiểu là 40mg/ngày.
  • Carbamazepin: Người lớn 10 – 15mg/kg/ngày chia 2 lần. Nếu có thể cứ 2 ngày tăng liều thêm 200mg, cho tới khi đạt 800 – 1200mg mỗi ngày chia 2 đến 4 lần. Trẻ em 20 – 23 mg/kg/ngày.
  • Phenytoin: Người lớn 4 – 8mg/kg/ngày chia làm 2 lần. Trẻ em 2 – 6mg/kg/ngày.
  • Phenobarbital: Người lớn 150 – 200mg/ngày uống một lần vào buổi tối, bắt đầu bằng liều thấp nhất. Phenobarbital có thể gây buồn ngủ và lơ mơ. Có thể phối hợp với Phenytoin khi thuốc cắt được cơn. Trẻ em 3 – 5mg/kg/ngày.

Điều trị động kinh cơn nhỏ

  • Ethosuximide: Người lớn liều khởi đầu 500mg/ngày chia 2 lần. Nếu cần cứ 4 – 7 ngày lại tăng liều. Liều duy trì từ 250 – 500/mg/ngày. Trẻ em 20 – 30mg/kg/ngày.
  • Acid Valproic (Valproat Natri): Chỉ sử dụng cho những thể kháng thuốc hoặc không điển hình. Người lớn, liều khởi đầu 15mg/kg/ngày chia 3 lần. Nếu cần thiết mỗi tuần lại tăng thêm từ 5 – 10mg/kg/ngày chia làm 3 lần. Trẻ em 15 – 30mg/kg/ngày.
  • Phenobarbital có thể hữu ích khi phối hợp với những thuốc chống động kinh kể trên.
  • Trong những trường hợp kháng những thuốc chống động kinh kể trên thì sử dụng Clonazepam hoặc Lamotrigin.

Điều trị trạng thái động kinh

Trạng thái động kinh là một tình trạng nguy kịch cần phải cấp cứu nội khoa. Điều thiết yếu là phải đảm bảo đường hô hấp luôn luôn thông suốt và thông khí hỗ trợ, ngay cả khi làm chủ của cơn động kinh, vì chính những thuốc sử dụng trong điều trị cũng có thể có tác dụng ức chế hô hấp.
  • Diazepam: 0,1 -0,2mg/kg tiêm tĩnh mạch chậm (1 – 2 mg/ phút), rồi sau đó đặt ống truyền dịch tĩnh mạch. Tác dụng phụ không mong muốn của thuốc: Suy giảm hô hấp (cần thiết phải có những phương tiện hỗ trợ hô hấp). Diazepam tiêm tĩnh mạch thường có hiệu quả, nhưng hoạt tính của thuốc ngắn, vì vậy cần phải tiếp tục cho thuốc. Trong trường hợp điều trị thất bại sau 10 phút thì chuyển ngay sang dùng Phenytoin.
  • Phenytoin: Liều đầu tiên 15 – 20mg/kg đường tĩnh mạch, tốc độ 50mg/phút. Nếu hiệu quả tốt thì tiếp tục truyền tĩnh mạch 750mg trong 24 giờ đầu, rồi tiếp tục 500mg trong ngày thứ 2 và 300mg trong ngày thứ 3.
  • Nếu những liệu pháp nói trên không hiệu quả trong vòng 60 phút, thì gây mê toàn thân bằng Thiopental hoặc Propofol đường tĩnh mạch, với kiểm tra liên tục điện tâm đồ (ECG). Một số bác sĩ điều trị bệnh động kinh dùng Phenobarbital đường tĩnh mạch trước khi gây mê.
  • Điều quan trọng là phải tiếp tục điều trị, hoặc trong trường hợp cần thiết, chuẩn bị liệu pháp chống động kinh dài hạn. Mới đầu có thể cho thuốc qua ống thông (Sonle) đặt qua mũi.

Điều trị động kinh cục bộ

Trong cơn động kinh Bravais – Jackson, điều trị giống như động kinh cơn lớn. Các loại thuốc chống động kinh Carbamazepin và Phenytoin cũng có hiệu quả với những cơn động kinh tâm thần – giác quan hoặc cơn động kinh cảm giác.

Những biện pháp khác

  • Giải thích cho bệnh nhân hiểu bản chất của bệnh. 
  • Khuyên bệnh nhân không điều khiển phương tiện giao thông đường dài. 
  • Không sử dụng rượu, bia, chất kích thích.
  • Đảm bảo uống thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị.
  • Ngừng uống thuốc chống động kinh trong phần lớn các trường hợp sau 2 – 3 năm không có cơn động kinh nữa, tuy nhiên nguy cơ tái phát là 30%.

Phụ nữ có thai và bệnh động kinh

Trong trường hợp phụ nữ có thai đã biết từ trước bị bệnh động kinh, thì phải hiệu chỉnh điều trị để kiểm soát những cơn động kinh toàn thể. Nguy cơ thai chết lưu trong tử cung và ảnh hưởng đến não bộ của thai nhi cao hơn là nguy cơ sinh quái thai do thuốc chống động kinh gây ra. 

Tư vấn di truyền

Người mẹ mắc bệnh động kinh nguyên phát có thể làm tăng lên gấp 2 – 3 lần nguy cơ dị tật ở trẻ, tuy nhiên những dị tật này cũng nhẹ. Trường hợp nếu cả bố cả mẹ cùng bị động kinh thì không nên sinh con.

Phẫu thuật

Có chỉ định phẫu thuật điều trị bệnh động kinh trong trường hợp kháng thuốc và khi có tổn thương não khu trú được xác định chính xác.
BS. Nguyễn Thùy Ngân (Thọ Xuân Đường)

Đăng ký tư vấn & khám bệnh

Bệnh nhân đăng ký khám vui lòng nhập đầy đủ thông tin. Nhà thuốc Thọ Xuân Đường sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất!
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới