Điều trị bệnh động kinh theo y học cổ truyền sẽ như thế nào?

Trải qua hàng ngàn năm kế thừa, phát triển và hoàn thiện lý luận y học. Các y gia xưa đã miêu tả rất sớm và có nhiều phương pháp điều trị bệnh động kinh theo y học cổ truyền đem lại hiệu quả lâm sàng vô cùng lớn. Để tìm hiểu cụ thể phương pháp điều trị bệnh động kinh theo y học cổ truyền. Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết dưới bài viết sau đây.
Điều trị bệnh động kinh theo y học cổ truyền sẽ như thế nào?

Điều trị bệnh động kinh theo y học cổ truyền sẽ như thế nào?

Bệnh động kinh được xếp loại vào nhóm bệnh không lây nhiễm, là một trong số các bệnh lý thần kinh mạn tính phổ biến nhất nhiện nay. Theo tổ chức y tế thế giới WHO, tính đến nay Việt Nam có khoảng 500.000 người mắc căn bệnh này và trên thế giới có khoảng 0,5% dân số được chẩn đoán mắc bệnh lý động kinh, Việt Nam chiếm 2% trong số đó. Tuy rằng, bệnh lý này không có khả năng lây lan như các bệnh lý truyền nhiễm khác (COVID-19, SARs, Đậu mùa khỉ, Cúm A…) nhưng việc cần thiết phải phát hiện và điều trị sớm bệnh lý động kinh là việc làm vô cùng quan trọng. Hơn nữa, còn phải điều trị đúng phương pháp để vừa đạt được hiệu quả điều trị, vừa giảm bớt tác dụng phụ lên cơ thể người bệnh. Hiện nay, việc điều trị bệnh lý động kinh đang có 2 phương hướng tiếp cận đó là điều trị bằng thuốc chống động kinh Tây y và điều trị bệnh động kinh theo y học cổ truyền.
Trải qua hàng ngàn năm ké thừa, phát triển và hoàn thiện lý luận y học. Các y gia xưa đã miêu tả rất sớm và có nhiều phương pháp điều trị bệnh động kinh theo y học cổ truyền đem lại hiệu quả lâm sàng vô cùng lớn. 

Khái niệm về động kinh

Theo y học hiện đại

Ðộng kinh là những cơn ngắn, có tính định hình, khởi phát đột ngột, tái phát theo tính chu kỳ do sự phóng điện đột ngột quá mức từ vỏ não hoặc qua vỏ não của những nhóm nơron. Hệ quả là gây rối loạn chức năng của thần kinh trung ương (cơn vận động, cảm giác, giác quan, thực vật, ...), trong cơn có ghi nhận sóng bất thường trên điện não đồ.
Phân loại các thể động kinh bao gồm: Cơn cục bộ đơn thuần (vận động, cảm giác, thần kinh thực vật), cơn cục bộ phức tạp, cơn cục bộ toàn bộ hóa, cơn vắng ý thức (cơn bé), cơn toàn thể, cơn cứng - giật cơ (cơn lớn), cơn động kinh liên tục, cơn giật cơ, trạng thái động kinh, cơn co cứng cơ, cơn mất trương lực, cơn bổ sung, hội chứng West, cơn không xếp loại.

Theo y học cổ truyền

Theo sách << Nội kinh. Kỳ bệnh luận>> có mô tả các chứng giống như bệnh động kinh, thuộc phạm trù “Điên tật” bao gồm: “Giản chứng”, “ Điên Giản”, “ Dương Giản Phong”. 
Theo hiện đại thì điên cuồng thường hay đi chưng, chỉ các bệnh về tinh thần theo tây y. Điên chứng đa phần là âm chứng, Cuồng chứng đa phần là dương chứng, cho nên nói “Trọng âm giả điên, trọng dương giả cuồng”, 2 cái chứng trạng không giống nhau. Vương Khẳng Đường đã nói rất rõ ở trong cuốn <<Chứng trị chuẩn thằng>>: “Điên giả hoặc cuồng hoặc ngu hoặc ca hoặc tiếu hoặc bi hoặc khấp, như túy như si, ngữ ngôn hữu đầu vô vĩ, uế khiết bất tri, tích niên lụy nguyệt bất dũ”;“ cuồng giả bệnh chi phát thời xương cuồng cương bạo, như thương hàn dương minh đại thực phát cuồng, mạ lị bất tị thân sơ, thậm tắc đăng cao nhi ca, khí y nhi tẩu”.

Nghiên cứu, mô tả bệnh lý động kinh theo y học cổ truyền

Biểu hiện lâm sàng: lúc cơn lớn phát tác thì tự nhiên ngã xuống, bất tỉnh nhân sự, chân tay co quắp, miệng chảy bọt dãi trắng, 2 mắt trợn ngược, phát ra tiếng kêu la khác thường. Sau khi tỉnh thì toàn thân mệt mỏi, không có sức, ăn uống bình thường, lúc phát lúc không, phát cơn bất chợt, không cố định. Những cơn nhỏ phát tác thường biểu hiện thần chí mơ hồ trong chốc lát, có thể xuất hiện triệu chứng trực thị – tức là nhìn chằm chằm, nhất thời thất thần, góc miệng máy giật, chép miệng…

Chẩn đoán

Chẩn đoán theo y học hiện đại dựa trên các tiêu chí:
Tây y chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng và điện não đồ.
Lâm sàng: Đặc điểm chung của các cơn động kinh:
  • Cơn xuất hiện đột ngột.
  • Cơn lặp lại giống nhau, ít nhất đã có 2 cơn.
  • Nếu trong cơn có rối loạn ý thức, mất định hướng, cắn vào lưỡi thì nhiều khả năng là cơn động kinh.
  • Cơn xuất hiện trong đêm thường là động kinh.
Cận lâm sàng: 
  • Điện não đồ: Thông thường chỉ có thể bắt được sóng động kinh khi ghi nhận trong cơn, còn ngoài cơn thì kết quả sẽ hoàn toàn bình thường.
  • Ngoài ra, có thể thực hiện thêm một số các phương tiện chẩn đoán khác như CT scaner, MRI, điện tim, điện giải để tìm nguyên nhân gây bệnh động kinh.
Chẩn đoán theo y học cổ truyền dựa trên các tiêu chí sau:
  • Triệu chứng toàn thể khi phát cơn như đột nhiên ngã lăn ra, bất tỉnh nhân sự, chân tay co quắp, gọi không đáp ứng, hai mắt trợn trừng, hoặc gục đầu, tay chân không có lực…
  • Triệu chứng cục bộ khi phát cơn có thể thấy nhiều loại hình thức, như cục bộ mắt, miệng, tay co rút mà không có đột ngột ngã lăn bất tỉnh, hoặc ảo thị, hoặc nôn, hoặc vã nhiều mồ hôi, hoặc nói khó, hoặc động tác mất ý thức, …
  • Khởi bệnh nhanh, cấp tính, ngoài cơn sinh hoạt bình thường, có tính chất lặp lại.
  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh lý động kinh thường xảy ra do sợ hãi, lao lực mệt mỏi, tinh thần căng thẳng, cực nhọc…
  • Trước khi phát tác thường có tiền triệu choáng váng, lồng ngực phiền muộn…

Các chẩn đoán phân biệt trong y học cổ truyền

[Cấp kinh phong] và [Mạn kinh phong] ở trẻ em, cũng có thể thấy đột nhiên bất tỉnh nhân sự, co quắp, co giật. Nhưng chứng [Điên giản] thường sẽ tái phát lại, ngoài cơn sinh hoạt bình thường, không giống như [Cấp kinh phong] sẽ có triệu chứng phát sốt mà cấp tính, [Mạn kinh phong] nếu cuối cùng loại bỏ được nguyên nhân gây co giật thì bệnh nhi sẽ không thể tỉnh lại như người bình thường.
[Kính] [Trúng phong], các chứng này cũng đều có đột ngột bất tỉnh nhân  sự, ngã lăn ra, co quắp…
[Trúng phong] [Trúng hàn] [Thi quyết] các loại chứng này thì lúc ngã vô thanh, lúc tỉnh không có bọt dãi, sau đó không phát tác lại, khoảng thời gian có phát tác lại thì cũng không giống như triệu chứng của chứng [Điên giản]

Biện chứng và lý luận điều trị bệnh lý động kinh theo y học cổ truyền

Thể phong đàm bế trở

Triệu chứng: Trước khi phát cơn thường có triệu chứng choáng váng, lồng ngực bức bối, khó chịu, mệt mỏi…có lúc thì không rõ tiền triệu. Lúc phát tác thì đột nhiên ngã xuống đất, vắng ý thức, co quắp, sùi bọt mép, nôn hoặc buồn nôn, la hét hoặc tiểu tiện không tự chủ…hoặc có vắng ý thức hoặc tinh thần hoảng hốt một thời gian ngắn mà không có co cứng, co giật. Rêu lưỡi trắng dày, mạch huyền hoạt.
Pháp điều trị: Điều đàm tức phong, khai khiếu định giản
Phương điều trị: Định giản hoàn làm chủ phương gia thêm Trúc lịch, Xương bồ, Đởm nam tinh, Bán hạ để điều đàm khai khiếu; gia Thiên ma, Toàn yết, Cương tằm để bình can tức phong trấn kinh; gia Hổ phách, Thần sa, Phục thần, Viễn trí để trấn tâm an thần; Khí uất đàm nhiều dùng Bạch kim hoàn.

Thể đàm hỏa nội thịnh

Triệu chứng: Lúc phát cơn thường mất ý thức, ngã lăn ra, co cứng, co giật, kêu gào, la hét, tình trạng cấp tính, buồn phiền, ngủ kém, khạc đờm khó khăn, miệng khô đắng, tiểu tiện khó, lưỡi hồng, rêu vàng, mạch hồng hoạt sác.
Pháp trị: Thanh can, tả hỏa, hóa đàm khai khiếu.
Phương điều trị: Long đởm tả can thang hợp với điều đàm thang gia giảm trong đó Long đởm thảo, Hoàng cầm, Chi tử, Mộc thông để thanh can tả hỏa; Bán hạ, Quất hồng, Đởm nam tinh, Xương bồ để hóa đàm khai khiếu; Câu đằng, Thạch quyết minh, Tiển trúc lịch, Địa long để tiết nhiệt tức phong, hóa đàm thông lạc trấn kinh. Nếu đàm hỏa ủng thực, đại tiện bí kết có thể dùng Trúc lịch đạt đàm hoàn để khứ đàm tả hỏa thông phủ.

Thể can thận âm hư

Triệu chứng: Co giật lâu ngày, hay chóng mặt, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, lưng gối đau mỏi, đại tiện khô táo, chất lưới hồng, ít rêu, mạch tế sác.
Pháp trị: Tư bổ can thận, tiềm dương an thần
Phương điều trị: Tả quy hoàn gia giảm trong đó Thục địa, Hoài sơn, Sơn thù du, Câu kỷ tử, Quy bản để tư bổ can thận; có thể gia thêm Mẫu lệ, Miết giáp để tư âm tiềm dương; Bá tử nhân, Từ thạch để ninh tâm an thần; Bối mẫu, Thiên trúc hoàng, Trúc nhự để thanh nhiệt trừ đàm. 

Tỳ vị hư nhược

Triệu chứng: Co giật lâu ngày, mệt mỏi không có sức, chóng mặt, ăn uống kém, sắc diện không tươi nhuận, đại tiện lỏng nát, hay nôn hoặc buồn nôn, chất lưỡi đạm, mạch nhu nhược.
Pháp trị: Kiện tỳ ích khí, hòa vị hóa trọc
Phương điều trị: Lục quân tử thang gia giảm bao gồm Đẳng sâm, Phục linh, Bạch truật, Cam thảo để kiện tỳ ích khí; Bán hạ, Trần bì hòa vị hóa trọc; Xương bồ, Viễn chí, Đởm nam tinh, Cương tằm để hóa đàm trọc, khai khiếu, ninh tâm thần.

Thể ứ trở mạch lạc

Triệu chứng: Có tiền sử chấn thương vùng đầu hoặc não bộ hoặc co giật lâu ngày không khỏi, hoặc thường có đau đầu hoặc váng đầu, nặng đầu, căng đầu; thân thể, đầu mặt tê bì, khi phát cơn thường có đau đầu, lưỡi ám hoặc có ứ huyết.
Pháp trị: Hoạt huyết hóa ứ, thông kinh định giản
Phương điều trị: Huyết phủ trục ứ thang gia giảm bao gồm Đương quy, Xuyên khung, Đào nhân, Hồng hoa, Xích thược, Sinh địa để hoạt huyết hóa ứ, dưỡng huyết; Sài hồ, Chỉ xác để hành khí hoạt huyết thư can; Cát cánh để đưa thuốc lên trên; Ngưu tất để thông huyết mạch, dẫn huyết xuống dưới; Cương tằm, Địa long để thông lạc định giản; nếu vết thương ngoài vùng đầu thì có thể gia thêm Đan sâm.

Lịch sử các vị y gia ghi chép học thuật liên quan đến việc điều trị bệnh lý động kinh theo y học cổ truyền

Các vị thuốc trong y văn thường dùng để điều trị chứng [Giản], tương đồng với bệnh lý động kinh ngày nay. Từ chỗ nguyên nhân gây bệnh nhiều và phức tạp của chứng bệnh này và vị trí phát bệnh khác nhau nên việc dùng thuốc cũng không giống nhau.
Trong y văn có ghi các vị thuốc, bài thuốc thường dùng như sau:
Vị thuốc: 
Đởm nam tinh, Bán hạ, Thiên ma, Câu đằng, Thạch xương bồ, Toàn yết, Cương tàm, Ngô công, Địa long, Phục linh, Đan sâm, Uất kim, Thiên trúc hoàng, Long cốt…
Bài thuốc:
Phương tễ trụy đàm thanh thần
  • Tập nghiệm long não an thần hoàn: Phục thần, Nhân sâm, Địa cốt bì, Cam thảo, Mạch môn, Ô vỹ, Tang bạch bì, Mã nha tiêu, Long não, Xạ hương, Ngưu hoàng, Chu sa, Kim bạc.
  • Khứ đàm định điên thang: Nhân sâm, Bạch truật, Bạch truật, Bạch thược, Phục thần, Bách thảo, Phụ tử, Bán hạ, Trần bì, Xương bồ.
Phương tễ trị đàm ôn nhiệt
  • Lý hòa nam ngũ sinh hoàn: Nam tinh, Bán hạ, Xuyên ô, Bạch phụ tử, Đại đậu.
Phương tễ gây nôn
  • Qua đế tán: Qua đế
  • Hy diên tán: Sinh bán hạ, Chư nha tạo giác.
  • Thiên kim qua đế tán: Qua đế, xích tiểu đậu.
  • Nguyên Nhung thắng kim hoàn: Bột qua đế, Lê lô, Chu sa, Chư nha tạo giác.
  • Trục đàm hoàn: Thiên nam tinh.
Phương đạo đàm công hạ
  • Khống diên tán: Xuyên ô, Bán hạ, Cương tằm, Toàn yết, Thiết phấn, Cam toại.
  • Tam nhân khống diên đan: Cam toại, Tử đại kích, Trân bạch giới tử.
Phương bình can tả hỏa tễ
  • Tuyên minh đương quy long hội hoàn: Đương quy, Long đởm thảo, Đại chi tử, Hoàng liên, Hoàng bá, Mộc hương, Xạ hương, Thanh đại, Hoàng cầm, Đại hoàng, Lô hội.
  • Thiên kim long đởm thang: Long đởm, Câu đằng bì, Sài hồ, Hoàng cầm, Quế chi, Thược dược, Phục linh, Cam thảo.
  • Tiền thị tả thanh hoàn: Đương quy, Long đởm, Sơn chi, Xuyên khung, Đại hoàng, Khương hoạt, Phòng phong.
Thông giải phong nhiệt
  • Tuyên minh phòng phong thông thánh tán: Phòng phong, Xuyên khung, Thược dược, Đại hoàng, Mang tiêu, Liên kiều, Bạc hà, Ma hoàng, Thạch cao, Cát cánh, Hoàng cầm, Cam thảo, Hoạt thạch, Bạch truật, Sơn chi, Kinh giới tuệ, Đương quy.
Phương sơ tán phong hàn
  • Thắng kim hoàn: Nam tinh, Cương tằm, Tế tân, Ô xà, Xuyên ô, Tạo giác, Cát cánh, Xuyên khung, Thảo ô, Hà thủ ô, Kinh giới tuệ, Uy linh tiên, Bạch phàn.
Phương bổ dưỡng định thần
  • Hà xa hoàn: Tử hà xa, Phục linh, Phục thần, Viễn chí, Nhân sâm, Đan sâm.
Phương tễ tổng hợp
  • Định giản hoàn: Minh thiên ma, Xuyên bối mẫu, Đởm nam tinh, Bán hạ, Trần bì, Phục linh, Phục thần, Đan sâm, Mạch môn, Thạch xương bồ, Viễn chí, Toàn yết, Cương tằm, Trân hổ phách, Thần sa.
  • Ngũ giản thang: Đại hoàng, Thạch cao, Sài hồ, Thiền thoái, Thăng ma, Chi tử, Ma hoàng, Hoàng cầm, Tri mẫu, Điếu đằng (móc của dây Mây, dây Song), Thược dược, Hạnh nhân, Xà thoái, Lộ phong phòng ( tổ ong sương)
  • Ngũ giản hoàn: Thiên nam tinh, Ô xà, Chu sa, Toàn yết, Ngô công, Bán hạ, Hùng hoàng, Bạch cương tằm, Bạch phụ tử, Xạ hương, Bạch phàn, Tạo giác, Khương chấp.
Việc vận dụng các tinh hoa học thuật cổ xưa hàng nghìn năm của y học cổ truyền. Nhà thuốc Đông y gia truyền Thọ Xuân Đường với kinh nghiệm truyền thừa hơn 400 năm và thế mạnh điều trị bệnh lý động kinh theo y học cổ truyền đã giúp cho nhiều bệnh nhân có lại một cuộc sống bình thường như bao người khác. Để ngăn chặn triệt để được bệnh lý động kinh, chúng ta cần nhận biết sớm những dấu hiệu của bệnh, đưa người bệnh đi thăm khám và điều trị bệnh động kinh kịp thời, đúng phương pháp để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
BS. Nguyễn Yến
Để được tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG
Số 5 - 7 Khu tập thể Thủy sản, Ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 0943986986 - 0937638282

Đăng ký tư vấn & khám bệnh

Bệnh nhân đăng ký khám vui lòng nhập đầy đủ thông tin. Nhà thuốc Thọ Xuân Đường sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất!
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới