Khi nhắc đến bệnh động kinh, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến những biểu hiện thường gặp của bệnh như co giật, co cứng toàn thân, thay đổi hành vi vận động, mắt trợn ngược, bất tỉnh và sùi bọt mép,… Tuy nhiên không chỉ có bệnh động kinh mới gây ra những triệu chứng biểu hiện bệnh như vậy, do đó có khá nhiều trường hợp người bệnh bị chẩn đoán nhầm thành bệnh động kinh và sử dụng thuốc chống động kinh trong khoảng thời gian dài mà không đạt hiệu quả điều trị. Vậy hãy cùng Nhà thuốc Thọ Xuân Đường điểm tên những bệnh lý có triệu chứng khá giống với bệnh động kinh mà thường bị chẩn đoán nhầm thành căn bệnh nan y này nhé!
Đầu tiên, cần hiểu rõ bệnh động kinh là gì?
Bệnh động kinh là một bệnh lý mạn tính của não bộ, xảy ra do sự rối loạn dẫn truyền đồng thời một nhóm các tế bào thần kinh của vỏ não gây ra sự phóng điện đột ngột và không thể kiểm soát của chúng, hậu quả là những cơn co giật xuất hiện lặp đi lặp lại kèm theo những thay đổi về hành vi vận động, cảm giác, nhận thức của người bệnh.
Tùy thuộc vào vị trí khu vực xảy ra sự rối loạn dẫn truyền điện của các neuron thần kinh trong não mà các biểu hiện của bệnh động kinh cũng khác nhau. Chính vì vậy, co giật không phải là biểu hiện duy nhất của bệnh mà các cơn vắng ý thức đột ngột, ngất xỉu, rối loạn ngôn ngữ và hanh vi vận động hay co cứng chân tay cũng là biểu hiện của bệnh động kinh. Tuy nhiên như đã nói ở trên, những biểu hiện này có thể xảy ra khi bị bệnh động kinh nhưng cũng có thể là biểu hiện triệu chứng của một vài bệnh lý khác.
Chẩn đoán bệnh động kinh như thế nào?
Để chẩn đoán bệnh động kinh, người bệnh sẽ được thăm khám kĩ lưỡng với việc đầu tiên là mô tả thật chi tiết triệu chứng biểu hiện bệnh của mình, tần suất, thời gian xảy ra, những tác động có thể gây khởi phát bệnh kết hợp các bác sĩ sẽ thăm khám các chức năng thần kinh để kiểm tra hành vi, khả năng vận động, chức năng tâm thần và các khu vực khác từ đó đưa ra định hướng chẩn đoán khu vực não bị tổn thương, có phải bệnh động kinh hay không và xác định thể động kinh mà người bệnh có thể mắc phải.
Tuy nhiên thăm khám lâm sàng chưa thể giúp bác sĩ kết luận chính xác người bệnh đang bị bệnh động kinh hay không mà cần thực hiện thêm các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng để từ đó giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán xác định bệnh cuối cùng. Các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng thường được chỉ định trong bệnh động kinh đó là:
Điện não đồ (EEG)
Điện não đồ EEG giúp ghi lại các sóng điện não dưới dạng biểu đồ, giúp các bác sĩ có thể theo dõi sự bất thường của các hoạt động điện trong não người bệnh. Quá trình ghi lại hoạt động điện của não bộ thường diễn ra trong khoảng từ 30 - 40 phút. Người bệnh được chẩn đoán là mắc bệnh động kinh nếu trên điện não đồ ghi lại những thay đổi liên tục trong hoạt động điện não với các đợt sóng nhọn kích thích bất thường rõ rệt.
Chụp cắt lớp vi tính (CT-scan) hoặc cộng hưởng từ (MRI) sọ não
Chụp cắt lớp vi tính sọ não hay chụp cộng hưởng từ thường được yêu cầu chỉ định để khảo sát hình thái não bộ, từ đó giúp phát hiện được các tổn thương hoặc bất thường trong não là nguyên nhân gây ra khởi phát cơn động kinh.
Ngoài ra, việc thực hiện xét nghiệm máu thường quy cũng giúp ích tìm ra nguyên nhân gây bệnh, giải thích các hiện tượng co giật và tìm yếu tố
gen di truyền bệnh động kinh. Thêm vào đó, việc sử dụng các phương pháp chụp tân tiến hơn như chụp cắt lớp vi tính bằng bức xạ đơn photon (SPECT) cũng có thể được chỉ định nếu người bệnh đã được chụp cộng hưởng từ MRI và làm điện não đồ EEG mà không xác định được chính xác vị trí nào trong não là nguồn gốc khởi phát cơn động kinh.
Điểm tên những bệnh lý thường bị chẩn đoán nhầm với bệnh động kinh là gì?
Theo các nhà nghiên cứu về bệnh động kinh cho biết thì có đến hơn 50% người bệnh được chẩn đoán và điều trị bệnh động kinh không thực sự bị bệnh động kinh. Dưới đây là những tình trạng bệnh lý thường bị nhầm lẫn với bệnh đông kinh như:
Ngất
Theo các chuyên gia thần kinh, tình trạng ngất ở trẻ em và thanh thiếu niên dễ bị chẩn đoán nhầm sang bệnh động kinh. Ngất có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như xúc động mạnh, đứng lâu, đặc biệt nếu nhiệt độ môi trường quá nóng, rối loạn nhịp tim, hay do tình trạng quá căng thẳng, đau đớn có thể gây ra tình trạng ngất đột ngột và mất ý thức. Các dấu hiệu cảnh báo trước khi bị ngất cũng khá tương đồng với bệnh động kinh như đột nhiên chóng mặt, ù tai, da xanh tái, mắt mờ, buồn nôn, vã mồ hôi lạnh, chân tay loạng choạng rồi ngất xỉu, có thể kèm theo co giật cơ bắp. Người bệnh có thể tự tỉnh lại trong vòng 1 – 2 phút. Ngất có thể tái diễn và thương tích đôi khi có thể xảy ra. Vì có sự tương đồng khá lớn với bệnh động kinh, nên việc chẩn đoán xác định dựa trên nguyên nhân gây bệnh cần được chú trọng nhiều hơn.
Co giật không động kinh
Co giật không động kinh hay còn được dùng với thuật ngữ “co giật tâm căn” là những cơn co giật không kèm theo hoạt động điện bất thường ở não mà có thể do các vấn đề về tâm lý như lo lắng, căng thẳng hoặc đang gặp phải áp lực. Tuy nhiên, co giật không động kinh vẫn biểu hiện ra là một cơn “co giật” thực sự, khiến chẩn đoán trở nên khó khăn hơn. Chính vì vậy, các rối loạn này chiếm khoảng 20% tổng số bệnh nhân được nhận vào viện với chẩn đoán động kinh nhưng thật sự không có động kinh. Dù sao cũng cần lưu ý rằng những cơn co giật không động kinh có nguồn gốc tâm lý cũng xuất hiện (không thường xuyên) ở những người bệnh động kinh. Loại cơn này thường gặp ở phụ nữ, đặc biệt ở người có tiền sử gia đình bị rối loạn tâm thần.
Rối loạn giấc ngủ
Rối loạn giấc ngủ có thể bị nhầm lẫn với bệnh động kinh đặc biệt là bệnh động kinh thùy trán vì triệu chứng của hai bệnh có những sự tương đồng nhau như đang ngủ trở dậy đi lại hoặc tiến hành một số hành động nào đó, hoảng sợ vào ban đêm, đột nhiên ngồi dậy kêu khóc hoặc la hét, vã mồ hôi, mắt mở to hay ủ rũ mệt mỏi. Tuy nhiên, rối loạn giấc ngủ thường diễn ra trong khoảng thời gian dài hơn, người bệnh có thể đối diện với những triệu chứng trên mỗi khi ngủ còn động kinh diễn ra trong thời gian ngắn hơn.
Rối loạn vận động
Một loạt các rối loạn vận động có thể bị nhầm lẫn với cơn động kinh cục bộ vì người bệnh cũng có biểu hiện co giật cơ, lặp đi lặp lại một cử chỉ hành động bất thường nào đó,... Tuy nhiên, thường thì các rối loạn vận động không gây mất ý thức ở người bệnh như bệnh động kinh. Rối loạn vận động thường xảy ra ở rất nhiều bệnh lý khác nhau như bệnh parkinson, hội chứng tourette ở trẻ em, rối loạn giấc ngủ, rối loạn tâm thần…
Nhồi máu não thoáng qua
Trong cơn nhồi máu não thoáng qua có thể gây rối loạn cảm giác hoặc vận động do đó dễ nhầm lẫn với động kinh. Tuy nhiên, cơn nhồi máu não thoáng qua dài hơn cơn động kinh, trong cơn các triệu chứng không có hành trình lan tỏa Jackson và hiếm khi mất đi ý thức.
Trầm cảm, rối loạn tâm thần
Người bị trầm cảm hay có bệnh lý về rối loạn tâm thần thường luôn trong trạng thái lo âu bất thần và sợ hãi kèm theo với những triệu chứng cơ thể như là hồi hộp, khó thở, vã mồ hôi, có những hành động vô thức bất thường... Các triệu chứng bệnh này có thể khó phân biệt với các cơn động kinh cục bộ đơn thuần hoặc cơn động kinh cục bộ phức tạp trừ khi có bằng chứng rốì loạn tâm thần giữa các cơn và cơn có liên quan với hoàn cảnh bên ngoài.
Cơn ngừng thở
Những cơn này thường xuất hiện ở trẻ em dưới 6 tuổi và thường xuyên bị chẩn đoán nhầm với bệnh động kinh. Các triệu chứng tương đồng giữa hai bệnh lý như đứa trẻ đang khóc đột nhiên xuất hiện ngừng thở, xanh tím và mềm nhũn, gọi hỏi không đáp ứng, đôi khi run và xuất hiện một chút co giật, giật cơ (thường gặp như là hậu quả của thiếu oxy não). Nhưng cơn ngừng thở thường xảy ra do đứa trẻ cáu giận hoặc không được đáp ứng các đòi hỏi của nó và ình trạng không đáp ứng có thể kéo dài vài phút. Cơn ngừng thở có thể kèm theo chấn thương đầu nhẹ do té ngã.
Đau nửa đầu Migraine
Có nhiều lý do khiến cơn đau nửa đầu Migraine nhầm lẫn với cơn động kinh. Trong cơn đau nửa đầu Migraine các triệu chứng có thể xuất hiện trên cơ thể người bệnh như ngất, buồn nôn và nôn, vật vã, đổ mồ hôi, ngứa ở các chi và cực kỳ nhạy cảm với ánh sáng hay âm thanh, ngoài ra có thể kèm theo mất ý thức, do đó bệnh này rất dễ bị chẩn đoán nhầm với bệnh động kinh cục bộ. Những triệu chứng thần kinh đi kèm và tiền sử gia đình của chứng đau nửa đầu Migraine có thể giúp chẩn đoán phân biệt. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trong cơn đau nửa đầu Migraine có thể gặp hình ảnh kịch phát trên điện não đồ.
Hạ đường huyết
Hạ đường huyết là triệu chứng thường gặp của người bệnh bị đái tháo đường, đặc biệt ở những người sử dụng insulin hoặc uống thuốc hạ đường huyết thường xuyên. Tuy nhiên, hạ đường huyết có thể gây ra các triệu chứng tượng tự như các triệu chứng của bệnh động kinh cục bộ đơn giản như buồn nôn, loạn nhịp tim và cảm giác, đôi khi cơn co giật cơ cũng có thể xuất hiện khi người bệnh hạ đường huyết đột ngột.
Rối loạn tiền đình
Bệnh lý rối loạn tiền đình cũng có thể gây chẩn đoán nhầm với bệnh động kinh khi người bệnh có cơn rối loạn tiền đình kịch phát. Người bệnh có thể bị rối loạn thăng bằng, đau đầu và rối loạn thần kinh thực vật tương tự như triệu chứng của
bệnh động kinh thùy chẩm.
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG
CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG THUỐC NAM GIA TRUYỀN
Kế thừa và phát huy truyền thống chữa bệnh cứu người hơn 400 năm, trải qua 16 đời làm nghề y, Nhà thuốc Thọ Xuân Đường đã điều trị thành công cho rất nhiều người bệnh không may mắc bệnh Động Kinh từ nhẹ đến nặng bằng bài thuốc Nam gia truyền phối kết hợp với sử dụng phương pháp “thần châm”, cấy chỉ giúp thông kinh lạc, đưa máu lên não tốt hơn để tăng hồi phục tổn thương sau cơn động kinh và hạn chế tái phát. Ngoài ra, Nhà thuốc Thọ Xuân Đường cũng vinh dự và tự hào khi được kỷ lục Guinness ghi nhận là nhà thuốc Đông y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam.
Ngoài thăm khám trực tiếp tại nhà thuốc, từ thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp, Tiến sĩ, lương y Phùng Tuấn Giang – chủ nhiệm nhà thuốc Thọ Xuân Đường đã thiết lập thêm một kênh khám bệnh trực tuyến miễn phí qua video trên zalo (SDT 0943406995). Điều này hỗ trợ bệnh nhân ở xa, có điều kiện khó khăn không đi lại được vẫn có cơ hội được thăm khám cùng thầy thuốc mà vẫn an toàn, hiệu quả. Với những bệnh nhân ở xa có nhu cầu điều trị, phòng khám sẽ gửi thuốc về tận nhà qua đường bưu cục và mỗi tháng đều thăm khám trực tuyến lại để thầy điều chỉnh đơn thuốc cho phù hợp.
BS. Thu Thủy
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe vui lòng liên hệ
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG Số 5 - 7 Khu tập thể Thủy sản, Ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 0943986986 - 0937638282