Cần làm gì để chăm sóc người thân bị bệnh động kinh?

Khi chúng ta có người thân được chẩn đoán bị bệnh động kinh hoặc nghi ngờ mắc bệnh động kinh thì chúng ta nên làm gì để chăm sóc bệnh nhân động kinh giúp cho họ có thể cải thiện tích cực tình trạng bệnh và giảm thiểu tối đa những tổn thương thứ phát do bệnh gây ra. Để chăm sóc tốt cho bệnh nhân bị động kinh, chúng ta cần chuẩn bị sẵn sàng về mặt kiến thức bệnh lý, tâm lý người bệnh, chế độ sinh hoạt chăm sóc, thiết kế môi trường sống phù hợp, định hướng tương lai nghề nghiệp cho người bệnh… Hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết sau đây.
Cần làm gì để chăm sóc người thân bị bệnh động kinh?

Cần làm gì để chăm sóc người thân bị bệnh động kinh?

Bệnh động kinh là một trong số những bệnh thuộc hệ thống thần kinh trung ương. Bệnh có thể xảy ra nguyên phát không rõ nguyên nhân hoặc cũng có thể xảy ra thứ phát sau những tổn thương nhất định liên quan đến hệ thống não bộ như chấn thương sọ não hay các dị dạng mạch máu bẩm sinh hoặc di chứng sau tai biến mạch máu não, sau viêm màng não mủ….

Thế nào là bệnh động kinh?

Bệnh động kinh (Epilepsy) là sự rối loạn của hệ thống thần kinh trung ương, gây ra những đợt phát sóng qua mức từ vỏ não hoặc qua vỏ não của các neuron thần kinh. Gây ra hệ quả là những rối loạn nhất định trên hệ vận động, cảm giác, thực vật, giác quan…

Bị bệnh động kinh sẽ có những triệu chứng gì và cần phải xử trí thế nào khi bệnh nhân xảy ra cơn động kinh?

Tùy vào từng thể bệnh động kinh mà bệnh nhân sẽ có những biểu hiện triệu chứng khác nhau nhưng tựu chung lại, dựa trên cơ chế bệnh sinh mà các cơn động kinh của bệnh nhân thường có tính định hình, xảy ra trong thời gian tương đối ngắn, ngoài cơn bệnh nhân sinh hoạt, làm việc hoàn toàn giống như những người bình thường khác. 

Cơn động kinh toàn thể

Ở thể bệnh này, đa số bệnh nhân sẽ có những biểu hiện báo trước gọi là tiền triệu hay Aura, còn một số bệnh nhân khác lại không có những biểu hiện nào báo hiệu rằng cơn động kinh sắp xảy ra. Các triệu chứng báo trước thường là nóng ran nửa người, ngửi thấy mùi lạ, cảm giác nảy đom đóm mắt, ù tai, bồn chồn, lo lắng, hoảng hốt…
Tiếp đến, bệnh nhân sẽ chuyển sang pha co cứng toàn thân, bắt đầu bằng việc bệnh nhân kêu rống lên và rơi vào tình trạng mất ý thức, ngã lăn ra đất, co cứng toàn thân, duỗi hai tay và hai bàn tay co cứng, cơ hô hấp co rút, khép cơ thanh quản và ngừng thở ngắn, da niêm mạc trở nên tím do thiếu oxy. 
Ngay sau pha co cứng sẽ là pha co giật, bệnh nhân sẽ có biểu hiện co giật toàn thân cường độ mạnh dần, tần số từ chậm đến nhanh dần, cuối cơn mức co giật thưa và giảm hẳn đến khi hết hoàn toàn, trong cơn bệnh nhân có thể có trợn mắt, méo miệng, sùi bọt mép, nghiến răng, tiểu tiện không tự chủ, trong cơn vắng ý thức, bệnh nhân không thể nhận biết được những gì đã diễn ra trong cơn.
Kết thúc cơn co giật, toàn thân của bệnh nhân giãn nhẹ, thở một tiếng dài và sau cơn bệnh nhân thường có trạng thái mơ màng, gọi hỏi có thể bệnh nhân vẫn đáp ứng nhưng ý thức vẫn chưa hồi phục hoàn toàn ngay lâp tức. Thông thường, thời gian để bệnh nhân hồi phục ý thức là khoảng 2- 5 phút. Sau cơn bệnh nhân thường cảm thấy đau nhức toàn thân, mệt mỏi, đau đầu,…  cần có nhu cầu nghỉ ngơi.
Phương pháp xử trí và chăm sóc: Khi người thân của bạn rơi vào cơn động kinh toàn thể, chúng ta nên bình tĩnh, loại bỏ tất cả các vật thể xung quanh có khả năng gây tổn hại cho bệnh nhân, tránh ôm ấp, kìm giữ và bao quanh bệnh nhân. Hãy để cho bệnh nhân một khoảng không gian thoáng để bệnh nhân có đủ lượng oxy cần thiết. Để nghiêng đầu tránh bọt dãi gây trào ngược gây bít lấp đường thở. Không cần thiết phải nhét bất kỳ vật gì vào miệng bệnh nhân để tránh biến chứng hóc dị vật, làm nghẹt đường thở của người bệnh. Trấn an những người xung quanh. Đợi sau khi cơn động kinh trôi qua, bạn có thể day ấn huyệt nhân trung để cho bệnh nhân mau chóng hồi phục lại ý thức, cho thở oxy nếu cần thiết. Ngoài ra, nên thiết kế không gian sống thoáng và tối giản sẽ thích hợp với bệnh nhân. 

Cơn động kinh toàn thể cơn nhỏ

Biểu hiện bằng triệu chứng vắng ý thức trong khoảng thời gian ngắn, khoảng 3-5 giây, bệnh nhân đột nhiên mất kết nối với môi trường xung quanh, gọi hỏi không đáp ứng hoặc dừng toàn bộ những công việc đang làm. Sau khi đã hồi phục ý thức thì bệnh nhân lại tiếp tục công việc hay câu chuyện đang dở dang và không hay biết những gì đã diễn ra trước đó. Ở thể bệnh này, thường bệnh nhân sẽ không có những tiền triệu và đôi khi bệnh nhân bị mà người xung quanh cũng không nhận biết ra bởi cơn động kinh chỉ xuất hiện thoáng qua và triệu chứng cũng không rầm rộ. 
Phương pháp xử trí và chăm sóc: Nếu người thân của bạn mắc phải thể bệnh này thì bạn có thể để cơn động kinh dần trôi qua và tự hết. Người nhà cần theo dõi và ở bên cạnh bệnh nhân để phòng trừ việc xảy ra những tổn thương thứ phát như đang ở gần nước, gần lửa, khi đang làm việc với máy móc, hoặc đang ở những vị trí nguy hiểm khác như ở trên cao hoặc đang tham gia giao thông…

Hội chứng West

Hội chứng West được xếp vào thể động kinh thứ phát do bệnh não không đặc hiệu. Hội chứng West được biểu hiện bằng tam chứng:
  • Cơn co gấp người và có tính chất đối xứng;
  • Suy giảm sự phát triển tâm thần và vận động;
  • Điện não đồ ghi nhận ở giữa các cơn có rối loạn nhịp với gai và sóng chậm lan toả.
Cơn điển hình: thường xảy ra trong khoảng thời gian dưới 1 giây cho đến 2 – 3 giây. Biểu hiện giật đầu, nếu bệnh nhân ở tư thế nằm thì đầu nhấc lên khỏi giường, gấp đầu và thân mình lại, hai tay bắt chéo trước ngực, hai chân ở tư thế gấp. Nếu biểu hiện co thắt ở tư thế duỗi thì hai tay duỗi thẳng, bắt chéo và khép lại. 
Phương pháp xử trí và chăm sóc: Với thể bệnh này đa phần thời gian diễn biến cơn ngắn nhưng cũng không loại trừ những trường hợp ngoại lệ. Người bệnh cần được phát hiện sớm các triệu chứng, kể cả các triệu chứng thoáng qua để kịp thời điều trị và xử lý. Bởi vì, đa số những bệnh nhân mắc hội chứng West đều nằm trong độ tuổi rất trẻ, nếu được phát hiện kịp thời và điều trị đúng phương pháp thì sẽ gia tăng cơ hội điều trị.

Cơn động kinh thùy thái dương

Triệu chứng ở thể này bao gồm: 
  • Trạng thái vắng ý thức thùy thái dương: tức là khi bệnh nhân đang nói chuyện hay đang làm việc gì đó, bỗng nhiên dừng lại, mặt đờ đẫn, ngơ ngác, nhợt nhạt, chép miệng, nhai tóp tép…. Ngoài ra còn có những động tác diễn ra trong vô thức như gãi đầu, gãi tai, xoa tay…bệnh nhân không nhận thức được việc mình làm và những gì đang xảy ra xung quanh, sau khoảng 1-2 phút hoặc có thể hơn thì bệnh nhân tự hồi phục trở về trạng thái bình thường.
  • Rối loạn tâm thần giác quan: bệnh nhân có bểu hiện vui, buồn vô cớ, cảm giác sai lệch đối với môi trường xung quanh.
  • Rối loạn tâm thần vận động: biểu hiện bằng những hành động khác thường như đang ăn cơm đột nhiên lại đi lau nhà, hoặc đang ngủ bỗng nhiên dậy đi lại hoặc đi giặt quần áo hay làm những hành động bạo lực như đâm, chém…mọi hành động đều xảy ra vô thức, sau cơn bệnh nhân không nhớ gì về những chuyện đã xảy ra. Thời gian phát cơn thông thường kéo dài vài phút, có khi lâu hơn.
Phương pháp xử trí và chăm sóc: với thể bệnh này, bệnh nhân chủ yếu sẽ có những thay đổi về mặt tâm thần, chứ không có những triệu chứng về vận động giống như cơn động kinh toàn thể. Cho nên nếu người thân bạn được chẩn đoán bị động kinh thùy thái dương với những biểu hiện như trên thì bạn nên thiết kế một môi trường sống thật tối giản, an toàn, tránh để các dụng cụ nguy hiểm ở nơi dễ nhìn thấy. Khi phát cơn cần bình tĩnh, giữ khoảng cách phù hợp với bệnh nhân nhưng vẫn luôn theo dõi để kịp thời can thiệp và xử trí. Sau đó, bệnh nhân cần được chăm sóc để sớm hồi phục sức khỏe thể chất và tinh thần.

Động kinh cục bộ vận động

Đặc điểm của thể bệnh này là bệnh nhân chỉ có những biến đổi về mặt vận động đơn thuần chứ không có biểu hiện mất ý thức trong cơn như các thể động kinh khác. Trong cơn bệnh nhân sẽ thấy khởi phát là triệu chứng co giật ở 1 chi trên hoặc chi dưới, sau đó lan ra khắp nửa người bên phải, co giật mắt, đầu về phía cùng bên và đối diện với ổ phát sóng bất thường trên não bộ. Cơn kéo dài không lâu, chỉ vài phút sẽ tự hết hẳn mà không cần đến sự can thiệp của bất kỳ tác động nào. Đôi khi, từ một cơn động kinh cục bộ vận động cũng có thể trở thành một cơn động kinh toàn thể vắng ý thức, tùy theo mức độ lan truyền của ổ tổn thương.
Phương pháp xử trí và chăm sóc: nếu bệnh nhân chỉ có cơn động kinh cục bộ vận động đơn thuần thì phương pháp xử trí và chăm sóc cũng gần giống như cơn động kinh toàn thể nhưng nếu bệnh nhân vẫn còn ý thức thì nguy cơ xảy ra các tổn thương thứ phát có thể sẽ thấp hơn cơn động kinh toàn thể vắng ý thức. Tuy nhiên, chúng ta không biết khi nào bệnh nhân sẽ diễn tiến hình thành cơn động kinh toàn thể vắng ý thức, nên việc dự phòng và xử trí giống như cơn động kinh toàn thể vắng ý thức là hoàn toàn nên làm.

Động kinh thùy trán

Cơn động kinh thùy trán thường biểu hiện triệu chứng giống với bệnh lý tâm thần nên thường hay bị chẩn đoán nhầm với bệnh lý này. Có 4 thể nhỏ trong thể bệnh động kinh thùy trán bao gồm: cơn tăng động, cơn tăng trương lực cục bộ, cơn vận động phức tạp, cơn vắng giống như cơn cục bộ phức tạp.
Phương pháp xử trí và chăm sóc: với thể bệnh này, bệnh nhân chủ yếu sẽ có những thay đổi về mặt tâm thần. Cho nên nếu người thân bạn được chẩn đoán bị động kinh thùy trán với những biểu hiện như trên thì bạn nên thiết kế một môi trường sống thật tối giản, an toàn, tránh để các dụng cụ nguy hiểm ở nơi dễ nhìn thấy. Khi phát cơn cần bình tĩnh, không nên cố gắng kiểm soát người bệnh, giữ khoảng cách phù hợp với bệnh nhân nhưng vẫn luôn theo dõi để kịp thời can thiệp và xử trí.

Động kinh thùy đỉnh

Thường chỉ có cơn cục bộ chứ không có cơn toàn thể, triệu chứng chỉ biểu hiện như tăng cảm giác hoặc đau, có thể có ảo giác, rối loạn ngôn ngữ, vận động xoay tròn.
Phương pháp xử trí và chăm sóc: khi phát bệnh, cần có người bện cạnh để hỗ trợ bệnh nhân là việc cần thiết.

Động kinh thùy chẩm 

Thường là cơn cục bộ, biểu hiện chủ yếu liên quan đến thị lực như mù trong cơn, vận động quay mắt về bên đối diện hoặc rung giật nhãn cầu có thể xảy ra.
Phương pháp xử trí và chăm sóc: khi phát bệnh, cần có người bện cạnh để hỗ trợ bệnh nhân là việc cần thiết.

Kết luận

Đa số những bệnh nhân động kinh khi biết mình đã được chẩn đoán bệnh lý này, thường có tâm lý hoang mang, lo sợ, mất niềm tin vào tương lai, tự ti về bệnh tật, đột nhiên e dè không dám tiếp xúc với mọi người, ngại tham gia các hoạt động tập thể, đông người, ngại tiếp xúc với môi trường mới, lúc nào cũng có tâm lý mình là người mang bệnh. Do đó, việc nhận ra và có sự động viên tinh thần kịp thời, đúng cách đối với bệnh nhân có bệnh động kinh là việc rất quan trọng. Nếu trẻ em mắc bệnh động kinh đang trong độ tuổi còn đi học, bố mẹ nên hạn chế các yếu tố gây căng thẳng cho con như vấn đề thành tích học tập, nên chỉ bảo nhẹ nhàng tránh những hành động hay từ ngữ gây áp lực cho người bệnh. Nếu người bệnh đang trong độ tuổi vị thành niên, tâm sinh lý có rất nhiều thay đổi, hơn nữa đã bắt đầu biết nhận thức về bệnh tật cho nên cảm giác tự ti sẽ càng nặng nề hơn, khi đó gia đình cần đặc biệt quan tâm và động viên kịp thời, tránh để những suy nghĩ tiêu cực về bệnh tật làm bệnh nặng thêm. Nếu người bệnh đang ở độ tuổi lao động, lúc này phần lớn người bệnh đã có sự tìm hiểu kỹ càng và có những nhận thức đầy đủ về bệnh tật, nên việc tác động tâm lý sẽ là ưu tiên thứ yếu ở độ tuổi này, thay vào đó nguy cơ gây ảnh hưởng lớn nhất ở độ tuổi này là vấn đề tai nạn trong quá trình bệnh nhân lao động, sinh hoạt như ngã vào nước, ngã vào lửa hay tai nạn giao thông; cho nên ưu tiên hàng đầu sẽ là làm sao để giảm tối đa thương tật thứ phát cho bệnh nhân. Nên ưu tiên lựa chọn những phương tiện giao thông công cộng để đi lại như xe bus, tàu điện, đi bộ, đạp xe…. Lựa chọn công việc phù hợp để đảm bảo cho bệnh nhân được làm việc trong môi trường an toàn. 
Tóm lại, khi chăm sóc bệnh nhân động kinh cần phải đảm bảo được những yếu tố sau:
  • Hạn chế các yếu tố gây phát cơn như âm thanh ồn ào, căng thẳng, stress, mệt mỏi quá mức, các chất kích thích…;
  • Khi phát cơn, cần phải đảm bảo an toàn thân thể cho bệnh nhân và những người xung quanh;
  • Sau khi phát cơn, bệnh nhân cần được chăm sóc để sớm hồi phục lại sức khỏe;
  • Điều quan trọng hơn hết vẫn là mau chóng có kế hoạch tích cực điều trị sớm và đúng phương pháp để tình trạng bệnh mau chóng ổn định, giúp cho bệnh nhân có thể sinh hoạt, lao động, học tập bình thường.
Hiện nay, việc tìm đến các liệu pháp điều trị bệnh bằng tự nhiên đang là xu hướng của thế giới và phương pháp điều trị bằng Nam y đối với bệnh động kinh cũng đem lại nhiều kết quả tích cực.
Nguyên tắc điều trị bệnh động kinh bằng Nam y cần đảm bảo bảo được các yếu tố:
  • Làm sạch nôi môi, đào thải các sản vật bệnh lý ra khỏi cơ thể;
  • Trấn kinh, an thần, bình can, trừ đàm;
  • Điều hòa khí huyết, tăng cường tuần hoàn não;
  • Sử dụng “Thần châm” để huy động nguồn năng lượng nội sinh giúp sửa chữa và phục hồi các tổn thương thần kinh;
  • Kết hợp chế độ ăn, sinh hoạt dưới sự hướng dẫn của Thầy thuốc để giảm yếu tố nguy cơ gây tăng cơn cho người bệnh.
Tại Nhà thuốc đông y gia truyền Thọ Xuân Đường với kinh nghiệm truyền thừa hơn 400 năm và có thế mạnh điều trị bệnh lý động kinh bằng Nam y, Nam dược, giúp bệnh nhân động kinh mau chóng trở lại cuộc sống bình thường.
Bs. Nguyễn Yến
Để được tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG
Số 5 - 7 Khu tập thể Thủy sản, Ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 0943986986 - 0937638282

Đăng ký tư vấn & khám bệnh

Bệnh nhân đăng ký khám vui lòng nhập đầy đủ thông tin. Nhà thuốc Thọ Xuân Đường sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất!
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới