Đối với y học hiện đại, điều trị động kinh chủ yếu là dùng thuốc chống động kinh và thuốc hướng thần. Đối với Y học cổ truyền điều trị động kinh bằng thuốc có nguồn gốc tự nhiên, châm cứu, xoa bóp bấm huyệt. Ngoài ra, bệnh nhân cần điều trị tâm lý, hướng dẫn chế độ ăn và chăm sóc.
Tiên lượng
điều trị bệnh động kinh cho một bệnh nhân phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, mức độ và giai đoạn của bệnh động kinh (bệnh động kinh mới phát hiện hay đã qua điều trị), thể trạng bệnh nhân có mắc các bệnh mãn tính khác kèm theo hay không và đáp ứng với điều trị.
Thuốc chống động kinh và thuốc hướng thần
Các thuốc chống động kinh hay dùng là: Acid Valproic, Carbamazepin, Phenytoin, Phenobarbital, Ethosuximid, Diazepam…
Các thuốc này thường phải có liệu trình điều trị theo chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân không được phép tăng liều, giảm liều hay cắt thuốc.
Khi mới điều trị, thường thấy hiệu lực an thần ít nhiều rõ rệt ở mọi bệnh nhân. Có nhiều các tác dụng không mong muốn.
Có nguy cơ tái phát các cơn động kinh. Dó đó, không được lái xe hoặc vận hành máy móc trong thời gian điều trị. Sau đó, sẽ hình thành sự quen hiệu lực an thần với một số bệnh nhân còn tác dụng chống động kinh còn lưu lại.
Khi dùng các thuốc chống động cho trẻ em, phải lưu ý đến nguy cơ rối loạn cư xử và tăng động. Liều duy trì cần phải giảm đến nồng độ tối thiểu giúp cắt được các cơn.
Ngừng điều trị đột ngột có thể gây ra cơn động kinh nặng kháng thuốc.
Theo dõi chặt chẽ liều dùng là rất quan trọng với người cao tuổi và các bệnh nhân có suy giảm chức năng hô hấp hoặc suy gan, suy thận.
Một số tác dụng phụ như buồn ngủ, rung giật nhãn cầu và thất điều, có liên quan đến liều dùng. Tính dễ bị kích thích, rối loạn cư xử và tăng động có thể biểu hiện ở trẻ em. Ở người cao tuổi thường hay bị lú lẫn. Có thể gây nổi ban ngoài da cũng như một số dấu hiệu dị ứng khác, nhưng những phản ứng mẫn cảm nặng như chứng đỏ da là hiếm gặp. Điều trị kéo dài đôi khi gây ra thiếu máu nguyên hồng cầu nhạy cảm với Acid Folic hoặc chứng nhuyễn xương đáp ứng với liều cao Vitamin D khi dùng Phenobarbital.
Ngộ độc mãn tính: Rối loạn trí nhớ và chú ý, chậm nói và suy nghĩ, chứng vô tình cảm tăng dần.
Các thuốc chống động kinh tạo ra sự phụ thuộc thuốc về tâm lý và thể chất. Hội chứng cai nặng, rối loạn tiêu hóa và tim mạch, lú lẫn, ảo giác thường xảy ra ít hơn so với các Barbituric có tác dụng nhanh hơn, người ta khuyên nên giảm dần liều dùng trước khi ngừng điều trị.
Điều trị thuốc y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền,
bệnh động kinh thuộc phạm vi các chứng kinh phong, kinh giản. Có thể điều trị theo y học cổ truyền đơn độc hoặc kết hợp với điều trị tây y. Đơn thuốc y học cổ truyền được kê theo thể bệnh, có tác dụng:
Làm sạch nội môi (môi trường bên trong cơ thể), đào thải các chất cặn bã, gây độc cho cơ thể mà y học cổ truyền gọi là đàm (sản vật bệnh lý).
Dùng các vị thuốc có tính tác dụng trấn kinh, an thần, bình can tức phong, trừ đàm để điều trị bệnh như: Câu đằng, bạch tật lê, thiền thoái, nhân sâm, tạo giác tính, thiên nam tinh, trần bì… Điều trị tích cực bằng thuốc, các cơn động kinh sẽ thưa dần, giảm các triệu chứng nặng nề và tiến tới ổn định.
Bổ khí huyết, điều hòa chức năng của lục phụ ngũ tạng, âm dương trên những người bệnh thể hư có bẩm tố bất túc, hoặc bệnh lâu ngày dẫn đến hư nhược, điều trị gốc bệnh.
Châm cứu, xoa bóp bấm huyệt
Châm cứu, xoa bóp bấm huyệt là phương pháp không dùng thuốc trong y học cổ truyền. Kết hợp thêm châm cứu, xoa bóp bấm huyệt có tác dụng tăng tuần hoàn não, huy động nguồn năng lượng nội sinh giúp phục hồi các tổn thương thần kinh, hỗ trợ cắt cơn động kinh hiệu quả. Ngoài ra, việc tác động vào các huyệt vị lâu dài, giảm bớt công sức đi lại của bệnh nhân có thể lựa chọn phương pháp cấy chỉ. Theo đó, bệnh nhân được cấy chỉ vào phương huyệt chữa động kinh mà thầy thuốc chỉ định, chỉ sẽ tác động vào huyệt, tự tiêu trong khoảng 25 – 30 ngày.
Thầy thuốc cần tư vấn tâm lý để bệnh nhân cần bỏ qua mặc cảm, có ý chí quyết tâm chiến thắng bệnh tật, tinh thần lạc quan vui vẻ.
Tư vấn cho bệnh nhân chế độ ăn thanh đạm, hạn chế các chất kích thích, cay nóng như tiêu, ớt, thịt và mỡ động vật, tôm, cua, thịt gà… Không nên uống rượu, cà phê, thuốc lá, thuốc phiện…
Tư vấn cho bệnh nhân cách sinh hoạt điều độ, không lao lực quá sức, tránh căng thẳng stress để hạn chế các yếu tố thuận lợi xảy ra cơn động kinh.
Tập thể dục nhẹ nhàng, luyện yoga hay thiền cũng là phương pháp hữu hiệu trong việc nâng cao thể trạng, điều hòa tinh – khí – thần.
Quan trọng hơn cả là bệnh nhân lựa chọn được cơ sở uy tín, có kinh nghiệm điều trị bệnh động kinh. Nhà thuốc Thọ Xuân Đường là nơi khám chữa bệnh theo
y học cổ truyền với gần 400 năm kinh nghiệm, đã điều trị cho nhiều bệnh nhân động kinh các thể, cả ở người lớn và trẻ em, đây chính là địa chỉ mà mọi người nên tham khảo.
TS. Phùng Tuấn Giang