Bệnh động kinh có lây không? Phòng ngừa bệnh động kinh như thế nào?

Rất nhiều người lo lắng bệnh động kinh có lây từ người này sang người khác hay không và cách phòng tránh bệnh như thế nào. Bệnh động kinh là bệnh lý mãn tính xuất hiện ở mọi lứa tuổi. Bệnh có tỉ lệ khởi phát ở trẻ nhỏ và diễn biến cho đến khi trưởng thành nếu không được điều trị sớm và kịp thời. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
Bệnh động kinh có lây không? Phòng ngừa bệnh động kinh như thế nào?

Bệnh động kinh có lây không? Phòng ngừa bệnh động kinh như thế nào?

Không có bất kỳ con đường nào có thể dẫn đến bệnh động kinh lây lan từ người này sang người khác. Tuy nhiên theo nghiên cứu, bệnh động kinh có liên quan đến yếu tố di truyền. Trong gia đình nếu có càng nhiều người mắc động kinh thì nguy cơ xuất hiện bệnh càng tăng cao.

1. Hiểu về bệnh Động Kinh

Động kinh hay trong dân gian còn gọi là giật kinh phong là một bệnh mãn tính ảnh hưởng đến hệ thống não bộ. Đặc trưng bởi những cơn co giật được lặp lại nhiều lần xuất hiện khi có sự bất thường về phóng điện trong tế bào thần kinh ở não.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trên toàn thế giới có khoảng 50 triệu người mắc chứng động kinh. Tỷ lệ mắc bệnh Động kinh ở Việt Nam khoảng 0,5 – 1%, trẻ em chiếm 60%. 

2. Một số dấu hiệu – triệu chứng dễ phát hiện của cơn động kinh 

Tuỳ từng thể bệnh động kinh sẽ có những dấu hiệu khác nhau, ở nhiều người chỉ có những triệu chứng thoáng qua nên rất dễ bỏ sót không phát hiện ra bệnh. Tuy nhiên một số dấu hiệu chính của cơn động kinh mà nhiều người thường gặp phải như:

  • Đột ngột mất ý thức không kiểm soát
  • Co giật tứ chi hoặc nửa người kéo dài 30 giây – vài phút
  • Chảy nước dãi
  • Mắt trợn ngược
  • Nhầm lẫn, thay đổi cảm xúc, cảm giác bất thường
  • Nhìn chằm chằm hoặc té ngã đột ngột

3. Bệnh động kinh có lây không?

Bệnh động kinh là bệnh lý của hệ thống thần kinh trung ương. Xuất hiện khi có sự kích thích đồng thời một nhóm các tế bào thần kinh gây ra sự phóng điện đột ngột và người bệnh mất ý thức đột ngột. Chính vì vậy không có bất kỳ con đường nào có thể dẫn đến căn bệnh động kinh lây lan từ người này sang người khác. 

Bệnh động kinh không hề lây nhiễm bằng con đường hô hấp hay đường máu nên người thân và những người thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân hoàn toàn có thể yên tâm khi tiếp xúc với người bệnh mà không cần phải lo lắng về việc bệnh có thể lây sang bản thân mình.

Tuy nhiên theo nghiên cứu, bệnh động kinh có liên quan đến yếu tố di truyền, nếu bố/mẹ hoặc cả hai mắc bệnh động kinh thì có tỉ lệ phần trăm bệnh sẽ di truyền sang con. 

Ở một người có sức khoẻ bình thường vẫn có nguy cơ mắc bệnh lý động kinh trong suốt cuộc đời <2%

Nếu gia đình có mẹ bị động kinh và bố không bị động kinh thì con cái khi sinh ra sẽ có nguy cơ cao hơn khoảng <5%

Trong gia đình nếu có càng nhiều người mắc động kinh thì nguy cơ xuất hiện bệnh càng tăng cao. Tuy nhiên phần lớn người bệnh động kinh sinh con đều khoẻ mạnh, không mang bệnh.

4. Yếu tố làm tăng nguy cơ khởi phát cơn động kinh

Bên cạnh nguyên nhân di truyền hoặc do bệnh lý bất thường về não thì một số yếu tố nguy cơ cần đề phòng để tránh phát triển bệnh động kinh bao gồm:

  • Sốt cao co giật trên 5 phút, lặp đi lặp lại nhiều lần
  • Sang chấn vùng đầu do ngã, va đập, tai nạn giao thông (bệnh có thể không khởi phát ngay khi gặp chấn thương nhưng có thể sau vài năm bắt đầu gặp những triệu chứng bệnh như co giật, mất ý thức. Những thể động kinh thứ phát sau chấn thương có tỉ lệ điều trị khỏi và ổn định thấp hơn so với cơn động kinh nguyên phát không rõ nguyên nhân)
  • Mắc bệnh gây ảnh hưởng đến cấu trúc não như viêm não nhật bản, nhiễm trùng não, u não gây chèn ép, tai biến mạch máu não,…
  • Bệnh có tỉ lệ xuất hiện ở trẻ nhỏ cao hơn so với người trưởng thành và người già

5. Phòng ngừa bệnh động kinh như thế nào?

Bệnh động kinh là bệnh lý của hệ thống thần kinh trung ương nên việc phòng ngừa được hoàn toàn là rất khó. Dù vậy bạn vẫn có thể hạn chế được nguy cơ phát triển bệnh nếu chú ý những vấn đề sau trong sinh hoạt hàng ngày

Không để sốt cao kéo dài, dùng thuốc hạ sốt kịp thời để giảm nhiệt độ không để thân nhiệt > 38,5 độ trong thời gian dài, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Ngoài dùng thuốc có thể áp dụng những phương pháp khác giúp hạ thân nhiệt như chườm mát/chườm ấm, nới lỏng quần áo, xông thảo dược, uống nhiều nước …

Tiêm phòng vacxin cho trẻ để giảm thiểu tình trạng mắc một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây sốt hoặc tổn thương khu trú tại não như viêm não, viêm màng não, áp xe não…

Hạn chế sử dụng những chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê, trà,…

Ngủ đủ giấc, không thức khuya, tránh stress hay áp lực công việc căng thẳng trong thời gian dài

Không dành quá nhiều thời gian dùng điện thoại, máy tính, ti vi, hoặc các thiết bị điện tử có ánh sáng mạnh và sóng điện từ gây ảnh hưởng đến não bộ.

Chế độ ăn uống bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế các loại thực phẩm gây tăng cơn động kinh như thịt gà, tôm, cua, …  tăng cường rau xanh và chất xơ trong chế độ ăn

6. Hậu quả của bệnh Động kinh?

Người bệnh động kinh có thể lên cơn co giật và mất ý thức không báo trước nên nếu cơn xảy ra sẽ rất nguy hiểm trong nhiều trường hợp không có người thân ở bên cạnh

  • Chấn thương vùng đầu khi bị té ngã: Cơn co giật xảy ra khiến người bệnh đột ngột mất ý thức và té ngã có thể làm tăng nguy cơ chấn thương, va đập so với người thường.

  • Tai nạn trong sinh hoạt: khu vực nhà tắm và nhà bếp là nơi dễ trượt ngã và có nhiều vật dụng nguy hiểm nếu chẳng may xảy ra tai nạn. Chính vì vậy đối với trẻ nhỏ mắc bệnh động kinh, bố mẹ nên tắm cho trẻ cũng như tránh để trẻ tiếp xúc gần với bếp ga, bếp điện, nguồn điện. Vật sắc nhọn khu bếp nên để ở vị trí cao.

  • Tai nạn khi điều khiển phương tiện giao thông: Người bệnh ở động kinh dễ gây ra tai nạn khi đang lái xe nếu lên cơn đột ngột không kiểm soát được hành vi. Chính vì vậy nếu người bệnh không thể kiểm soát tốt cơn động kinh bằng thuốc thì không nên trực tiếp tham gia giao thông. Với người 3-6 tháng không tái phát cơn nào nên có sự chỉ định của bác sĩ theo dõi.

  • Tai nạn khi hoạt động thể thao: Ở thể bệnh động kinh co cứng không nên tham gia bộ môn bơi lội vì có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu cơn động kinh xuất hiện trong lúc bơi. Nên có người nhà theo sát và bơi ở nơi nước nông nếu như người bệnh muốn bơi.

Ngoài ra bệnh lý động kinh còn ảnh hưởng nhiều đến tâm lý người bệnh. Các biểu hiện thường gặp nhất là cảm giác tự ti, mặc cảm về bản thân, mất ngủ, trầm cảm, rối loạn lo âu,…nhiều người còn có ý định tự sát. Việc dùng các loại thuốc Tây điều trị gây ức chế hệ thần kinh nên có thể khiến những triệu chứng tâm thần khó kiểm soát. Mặc khác sức đề kháng của người mắc bệnh động kinh cũng yếu hơn so với người thường, 

7. Điều trị bệnh Động Kinh như thế nào?

Thuốc Tây

Phần lớn người điều trị bệnh động kinh đều lựa chọn thuốc Tây để kiểm soát cơn co giật. Nhóm thuốc Tây hay được sử dụng như phenytoin, carbamazepine, acid valproic là nhóm thuốc có tác dụng gây ức chế hệ thần kinh trung ương, từ đó ngăn sự tái phát của cơn.Tuy nhiên, một số tác dụng phụ có thể hay gặp phải khi sử dụng liều cao, kéo dài như:

  • Đau nửa đầu
  • Buồn nôn, chóng mặt
  • Chán ăn
  • Tinh thần uể oải, trí nhớ suy giảm, hay quên
  • Buồn ngủ hoặc dễ cáu gắt, nhiều khi không tự chủ được hành vi
  • Ảnh hưởng đến chức năng gan, thận
  • Ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và trí tuệ nếu ở trẻ phải uống thuốc duy trì tử nhỏ

Khi gặp bất cứ tác dụng phụ nào của thuốc hãy thông báo ngay cho bác sĩ theo dõi điều trị để có những phương pháp xử lý phù hợp mà không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ. Mặt khác khi đang sử dụng thuốc Tây chống động kinh không được tự ý dừng thuốc đột ngột, vì như vậy sẽ gây tăng vọt cơn rất khó kiểm soát. Trong trường hợp sau 2 năm không tái phát cơn nào, bác sĩ sẽ hướng dẫn giảm và bỏ dần liều thuốc Tây chống động kinh.

Phẫu thuật

Phẫu thuật được áp dụng cho những trường hợp người bệnh Động kinh không đáp ứng với thuốc hoặc đáp ứng ít. Hay gặp ở người bệnh mắc bệnh động kinh thể thứ phát sau va đập, chấn thương, tai nạn giao thông. Ngoài ra trường hợp động kinh do nguyên nhân di truyền như dị dạng mạch máu não, phình mạch máu não, khối u chèn ép não,…thì phẫu thuật cũng là một phương pháp điều trị tối ưu.

Thuốc Nam 

Để hạn chế tác dụng phụ nhiều bệnh nhân gặp phải khi dùng thuốc Tây thì Nam y là một phương pháp chữa bệnh động kinh phù hợp với nhiều bệnh nhân, đặc biệt là trẻ nhỏ. Thuốc YHCT thường có tác dụng an thần và trấn kinh để giảm dần cơn co giật đồng thời giúp lưu thông khí huyết nuôi dẫn máu lên não. Ngoài việc dùng thuốc trong YHCT còn có những biện pháp điều trị phối hợp không dùng thuốc như châm cứu hoặc cấy chỉ, luyện tập phục hồi chức năng và xoa bóp bấm huyệt. 

Để lựa chọn một địa chỉ khám chữa bệnh theo YHCT uy tín bệnh nhân cần tìm hiểu kỹ. Vì hiện nay có rất nhiều cơ sở mạo danh nhà thuốc Nam để bán nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc, gây nguy hiểm cho sức khoẻ người bệnh.

Thọ Xuân Đườngcơ sở khám chữa bệnh y học cổ truyền đã được cấp giấy phép hành nghề khám chữa bệnh của sở y tế Hà Nội. Nhà thuốc đã có lịch sử khám chữa bệnh bằng thuốc nam hơn 400 năm. Trải qua 16 đời, trong đó có 3 đời làm Ngự Y triều đình. Điều trị bệnh lý về hệ thống thần kinh, đặc biệt Động Kinh là một thế mạnh của nhà thuốc. Bài thuốc gia truyền đã được kiểm chứng qua thời gian dài, điều trị ổn định và khỏi hoàn toàn căn bệnh Động kinh cho rất nhiều bệnh nhân trên khắp cả nước và ngoài nước. Phần nào giúp người bệnh tự tin hơn trong cuộc sống hàng ngày và tái hoà nhập với xã hội.

Ngoài thăm khám trực tiếp tại địa chỉ nhà thuốc, từ thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp, Tiến sĩ, lương y Phùng Tuấn Giang – chủ nhiệm nhà thuốc Thọ Xuân Đường đã thiết lập thêm một kênh khám bệnh trực tuyến miễn phí qua video trên zalo (SDT 0943406995). Điều này hỗ trợ bệnh nhân ở xa, có điều kiện khó khăn không đi lại được vẫn có cơ hội được thăm khám cùng thầy thuốc mà vẫn an toàn, hiệu quả. Với những bệnh nhân ở xa có nhu cầu điều trị, phòng khám sẽ gửi thuốc về tận nhà qua đường bưu cục và mỗi tháng đều thăm khám trực tuyến lại để thầy điều chỉnh đơn thuốc cho phù hợp.

BS. Thu Thủy

Đăng ký tư vấn & khám bệnh

Bệnh nhân đăng ký khám vui lòng nhập đầy đủ thông tin. Nhà thuốc Thọ Xuân Đường sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất!
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới