Bệnh động kinh có lây hay không?

Trong sinh hoạt hay lao động hàng ngày, chắc hẳn ai đó trong chúng ta đã từng bắt gặp hay chứng kiến người bệnh lên cơn động kinh với các biểu hiện như ngã lăn ra, co giật chân tay hoặc toàn thân, mắt trợn ngược, sùi bọt mép,… khiến bản thân cảm thấy sợ hãi, thậm chí còn lo sợ bị lây nhiễm nếu tiếp xúc với người bệnh. Vậy bệnh động kinh có lây hay không? Hãy cùng Nhà thuốc Thọ Xuân Đường tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
Bệnh động kinh có lây hay không?

Bệnh động kinh có lây hay không?

Bản chất bệnh động kinh là gì?

Bệnh động kinh (Epilepsy) xảy ra do sự rối loạn hoạt động bất thường trong não bộ dẫn tới kích thích đồng thời một nhóm các tế bào thần kinh của vỏ não và gây ra sự phóng điện đột ngột quá mức, không kiểm soát. Kết quả làm xuất hiện các cơn co giật tái diễn lặp lại nhiều lần với những thay đổi từ nhận thức, cảm giác đến hành vi vận động của người bệnh. 

Bệnh động kinh có lây không?

Bệnh động kinh là một bệnh lý mạn tính của não bộ, có liên quan đến tình trạng mất cân bằng giữa các chất dẫn truyền thần kinh và xuất hiện tùy theo cơ địa của mỗi người. Cho tới thời điểm hiện tại, các nhà nghiên cứu khoa học về bệnh động kinh vẫn chưa phát hiện ra bất kỳ con đường nào có thể khiến cho bệnh động kinh lây truyền từ người này sang người khác được. Chính vì vậy, động kinh không phải là căn bệnh truyền nhiễm nên hoàn toàn không lây truyền từ người này sang người khác được.
Những người thân trong gia đình người bệnh cũng như những người xung quanh có thể yên tâm khi tiếp xúc với trực tiếp với người bệnh mà không cần phải lo lắng về việc bệnh động kinh sẽ lây lan sang bản thân mình. Vì khi bị bệnh động kinh, người bệnh đã mang sẵn mặc cảm tự ti với mọi người xung quanh, do đó hãy ở bên quan tâm, chăm sóc, động viên và khích lệ tinh thần người bệnh để họ cố gắng, kiên trì điều trị bệnh tốt hơn chứ thay vì kỳ thị và cô lập họ.

Vậy, cần xử trí ra sao khi bắt gặp người bệnh lên cơn động kinh?

Những điều nên làm ngay đó là:
  • Bình tĩnh, không cuống quýt, la hét khi người bệnh lên cơn động kinh. Yêu cầu người xung quanh bình tĩnh và lùi ra phía sau để giúp người bệnh có khoảng không gian tránh tình trạng thiếu oxi.  
  • Nếu người bệnh không bị chấn thương trong lúc đang lên cơn co giật thì hãy di dời những đồ vật sắc nhọn có thể gây thương tích cho người bệnh ra xa.
  • Không nên di chuyển người đang bị co giật, nhưng nếu đang ở vị trí nguy hiểm thì cần đưa người bệnh đến nơi có mặt nền an toàn, từ từ cho người bệnh nằm xuống.
  • Nới lỏng trang phục, quần áo, cà-vạt, thắt lưng, khăn quàng cổ… để người bệnh thả lỏng, không gây nghẹt thở
  • Đặt một cái gối mềm dưới đầu, hoặc có gì dùng đó, như gấp mền nhỏ, áo khoác... đều được.
  • Đặt người đang bị co giật nằm nghiêng sang bên trái giúp tránh nước bọt hoặc dịch nôn gây tắc nghẽn đường thở, đặt chân phải cao lên tạo thành góc vuông ở đầu giúp lưu thông đường thở
  • Theo dõi và ghi nhận những gì đang xảy ra (co giật một bên hay hai bên, tay hay chân hay cả hai, có trợn mắt, gồng người hay không, có bị tiểu ướt quần hay không...) và cơn động kinh kéo dài trong bao lâu để có thể kể lại với bác sĩ hoặc với người co giật sau này.
  • Khi cơn co giật thoái lui, đảm bảo người bệnh thở lại như bình thường.

Lưu ý những điều không nên làm

  • Không đè lên người bệnh, can thiệp giữ chân tay để dừng cơn co giật sẽ khiến gây chấn thương cho cơ hoặc khung xương khi lực tì đè quá lớn..
  • Tuyệt đối không dùng tay, vật cứng như muỗng, đũa hoặc vắt chanh, đổ nước vào miệng người đang bị co giật sẽ gây nguy cơ hít sặc, gãy răng, tổn thương niêm mạc miệng.
  • Không hô hấp nhân tạo cho bệnh nhân vì người đang co giật vẫn tự thở được.
  • Không chích máu đầu ngón tay vì nó không có tác dụng khi người bệnh lên cơn và lại có thể gây nhiễm trùng.
  • Thường thì sau 3- 4 phút, cơn co giật sẽ hết. Tuy nhiên, nếu đã hết cơn co giật nhưng người bệnh vẫn chưa tỉnh táo trở lại, có biểu hiện khó thở hay xuất hiện 1 cơn động kinh khác thì cần nhanh chóng gọi xe cấp cứu để đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.
Cơn động kinh thường xảy ra đột ngột, khó lường trước được, do đó, việc hiểu rõ những kiến thức về bệnh động kinh cũng như xử trí kịp thời khi người bệnh lên cơn sẽ giúp bảo vệ chính mình, người thân và bạn bè xung quanh. 

Bệnh động kinh được điều trị như thế nào?

Dùng thuốc Tây y

Đa phần khi mới mắc bệnh động kinh, người bệnh sẽ lựa chọn điều trị bằng thuốc Tây để kiểm soát cơn co giật. Nhóm thuốc Tây y hay được sử dụng như phenytoin, carbamazepine, acid valproic (là nhóm thuốc có tác dụng gây ức chế hệ thần kinh trung ương), từ đó giúp ngăn chặn và giảm bớt tái phát các cơn động kinh. Tuy nhiên, khi sử dụng liều cao, kéo dài liên tục người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, chán ăn, tinh thần uể oải, hay quên, buồn ngủ, dễ cáu gắt, hay thậm chí ảnh hưởng đến chức năng gan, thận và sự phát triển về thể chất, trí tuệ ở trẻ.
Dù có nhiều tác dụng phụ nhưng khi đang sử dụng thuốc Tây y điều trị bệnh động kinh thì người bệnh cũng không được tự ý dừng thuốc đột ngột, vì có thể sẽ gây tăng vọt số cơn động kinh mà rất khó kiểm soát. 
Phẫu thuật
Một số trường hợp mắc bệnh động kinh thứ phát như sau sang chấn, chấn thương vùng đầu não hay di chứng sau tai biến mạch máu não, dị dạng mạch máu não thì có thể cân nhắc sử dụng phẫu thuật để cải thiện tình trạng cũng như cắt cơn động kinh.

Chữa bệnh động kinh bằng Nam y

Để hạn chế những tác dụng phụ mà thuốc Tây y mang lại cho người bệnh thì Nam y là một phương pháp điều trị an toàn, phù hợp với nhiều bệnh nhân, đặc biệt là trẻ nhỏ. Hiện nay, dựa vào những lý luận y học cổ truyền kết hợp với cơ chế bệnh sinh, căn nguyên gây bệnh của y học hiện đại, Nam Y đã nghiên cứu và ứng dụng điều trị bệnh động kinh một cách tối ưu. Một trong số những nhà thuốc đang ứng dụng Nam y trong chữa bệnh Động kinh đạt kết quả cao phải kể đến Nhà thuốc gia truyền Thọ Xuân Đường. 
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XU N ĐƯỜNG
CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG THUỐC NAM GIA TRUYỀN
Kế thừa và phát huy truyền thống chữa bệnh cứu người hơn 400 năm, trải qua 16 đời làm nghề y, Nhà thuốc Thọ Xuân Đường đã điều trị thành công cho rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh Động Kinh từ nhẹ đến nặng bằng bài thuốc Nam gia truyền phối hợp với sử dụng phương pháp “thần châm”, cấy chỉ giúp thông kinh lạc, đưa máu lên não tốt hơn. Ngoài ra, Nhà thuốc Thọ Xuân Đường cũng vinh dự và tự hào khi được kỷ lục Guinness ghi nhận là nhà thuốc Đông y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam. 
BS. Thu Thủy (Thọ Xuân Đường)
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe vui lòng liên hệ
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG Số 5 - 7 Khu tập thể Thủy sản, Ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 0943986986 - 0937638282

Đăng ký tư vấn & khám bệnh

Bệnh nhân đăng ký khám vui lòng nhập đầy đủ thông tin. Nhà thuốc Thọ Xuân Đường sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất!
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới