Bệnh động kinh có chữa khỏi không?

“Bệnh động kinh có chữa khỏi không?” là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu lời giải đáp cho câu hỏi này nhé!
Bệnh động kinh có chữa khỏi không?

Bệnh động kinh có chữa khỏi không?

1.  Bệnh động kinh là gì?

Bệnh động kinh có nguy cơ gặp ở độ tuổi trẻ nhỏ nhiều hơn các nhóm đối tượng khác như người trưởng thành hoặc người lớn. Cơn động kinh khởi phát do nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến não bộ gây nên sự bất thưởng hoạt động của hệ thống nơ ron thần kinh. Phần lớn cơn động kinh không thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh , được gọi là bệnh động kinh thể vô căn (không tìm rõ căn nguyên gây bệnh), ngược lại nếu xác định được rõ nguyên nhân gây khởi phát bệnh, được gọi là động kinh triệu chứng.

2. Bệnh động kinh do đâu và các yếu tố nguy cơ liên quan?

Có nhiều nguyên nhân gây khi phát cơn động kinh tùy theo lứa tuổi:
Ở trẻ sơ sinh: có khoảng 1% trẻ sơ sinh có các cơn co giật, thường là động kinh triệu chứng. Nguyên nhân chủ yếu là do ngạt lúc sinh, chấn thương sản khoa, chảy máu sọ não, hạ đường huyết, hạ Magie huyết, hạ natri huyết, hệ thần kinh trung ương bị nhiễm khuẩn hoặc cơ thể thiếu Vitamin B6,...
Ở trẻ em: các nguyên nhân thường gặp là động kinh nguyên phát (động kinh không rõ nguyên nhân), liệt não, viêm não, viêm màng não, tổn thương cấu trúc trong sọ, bệnh chuyển hóa, ngộ độc thuốc, bệnh di truyền, chấn thương,...
Ở người lớn: một số nguyên nhân hay gặp có thể gây khởi phát bệnh động kinh như bệnh lý tổn thương não bộ do nhồi máu não, chảy máu não,  nhiễm khuẩn thần kinh, bệnh hệ thống, nhiễm độc rượu, thuốc tâm thần, các bệnh rối loạn chuyển hóa,...
Người già trên 60 tuổi khởi phát cơn động kinh thường do cấu trúc gặp bất thường trong bệnh lý u não hoặc khối u ác tính có di căn, tuần hoàn não kém lưu thông và xơ cứng, teo não tuổi già,...

3. Cơn Động kinh tăng vọt ảnh hưởng do yếu tố nào?

  • Độ tuổi: Tuổi càng nhỏ hoặc càng lớn thì tỉ lệ biểu hiện bệnh phổ biến hơn. Nhất là đối với trẻ nhỏ, người nhà sẽ rất quan tâm đến việc tìm hiểu bệnh động kinh có chữa khỏi không để tránh việc ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ sau này. Cụ thể, bệnh động kinh xuất hiện ở trẻ dưới 10 tuổi chiếm khoảng 40%, động kinh xuất hiện dưới 20 tuổi chiếm khoảng 50% và có xu hướng tăng lên sau 60 tuổi.
  • Căng thẳng kéo dài: Thường xuyên lo lắng, căng thẳng kéo dài dẫn đến sự rối loạn dẫn truyền thần kinh gây tăng vọt cơn động kinh khó kiểm soát.
  • Thời tiết thay đổi thất thường
  • Áp lực tâm lý
  • Vận động mạnh, quá sức như chạy bộ, mang vác vận nặng, luyện tập thể dục thể thao với cường độ cao.

4.  Bệnh động kinh có dấu hiệu và triệu chứng gì?

Cơn động kinh xảy ra khi có sự phóng quá mức, đồng bộ và nhất thời của một nhóm neuron trong não nên gây ra các triệu chứng tương ứng với vùng não bị kích thích. Những triệu chứng bệnh động kinh hay gặp trong lâm sàng:
  • Nhầm lẫn, lú lẫn tạm thời
  • Nhìn chằm chằm vào khoảng không
  • Co giật bất thường ở tay và chân và không thể kiểm soát được
  • Mất ý thức hoặc nhận thức
  • Tinh thần không ổn định, hoang mang, lo lắng 
  • Té ngã hay ngã quỵ xuống
Ở mỗi người mỗi thể bệnh sẽ biểu hiện những triệu chứng khác nhau, và những triệu chứng cũng có thể khác nhau giữa mỗi lần lên cơn co giật ở cùng một người. 
Dựa vào các triệu chứng trong cơn, bác sĩ sẽ phân loại cơn động kinh là động kinh cục bộ hay động kinh toàn thể. 

Động kinh cục bộ

Cơ động kinh cục bộ xảy ra khi có tổn thương khu trú tại một phần của hệ thống não bộ, có thể được xác định rõ ràng. Từ triệu chứng ở bộ phận biểu hiện bệnh như tay chân , mặt, mắt,... cũng phần nào định hướng chẩn đoán vị trí tổn thương. Cơn động kinh cục bộ có hai dạng là cơn đơn giản và cơn phức tạp.
Cơn động kinh cục bộ đơn giản: Không biểu hiện ra toàn thân mà biểu hiện ở một phần nào đó của cơ thể ví dụ như mắt, mũi, lâm lý đột ngột thay đổi như cảm giác sợ hãi, lo lắng, chóng mặt hoặc đau tức ở 1 vùng bất kỳ,... 
Động kinh cục bộ phức tạp: Khi cơn động kinh xảy ra, phần lớn người bệnh gần như mất nhận thức và không biết được cơn động kinh đang xảy ra. Họ nhìn chằm chằm, mặt đờ đẫn, giống như đang bị lú lẫn. Một số người có những hành vi bất thường như đi lại không mục đích, quay giật vùng đầu… Khi tỉnh lại sau cơn động kinh họ không hề nhớ những gì đã xảy ra.

Động kinh toàn thể

Những cơn động kinh toàn thể xuất hiện khi hoạt động phóng điện trong não xảy ra quá nhiều gây ảnh hưởng đến toàn thể não bộ. Hai dạng cơn động kinh toàn thể thường gặp nhất là cơn vắng ý thức và cơn co cứng – co giật toàn thể.
Cơn co cứng và co giật toàn thể: Đây là dạng động kinh phổ biến ở người trưởng thành và có những biểu hiện khá rõ ràng, được cho là dễ nhận biết nhất. Người bệnh có thể mất ý thức, dần mất thăng bằng và ngã xuống, có thể kèm theo tiếng kêu, la hét, nhưng không phải vì đau đớn. Lúc này, bệnh nhân cũng xuất hiện những cơn co giật thật sự, họ không thể kiểm soát được tay chân do sự rung giật của các cơ. Cơn động kinh có thể xảy ra trong vòng vài phút hoặc lâu hơn. Bệnh nhân có thể kèm theo tình trạng tiểu mất kiểm soát và sùi bọt mép.
Cơn vắng ý thức: Dạng động kinh này thường xảy ra ở trẻ em và hiếm gặp ở người lớn. Biểu hiện đặc trưng nhất của loại động kinh này là mất ý thức trong khoảng 5 – 15 giây, nhìn chằm chằm, đôi khi đảo mắt lên trên, trẻ đang cầm đồ bỗng nhiên đánh rơi… Vì những triệu chứng này mà nhiều trẻ bị động kinh thường không thể tập trung học và dẫn đến kết quả học tập sa sút nghiêm trọng.
Hội chứng West: Là một dạng động kinh toàn thể thường gặp ở trẻ sơ sinh từ 3 đến 8 tháng tuổi, sau đó dừng lại và chuyển sang một dạng động kinh khác khi trẻ lên 4 tuổi. Bệnh còn có tên gọi khác là chứng co thắt sơ sinh. Nguyên nhân phổ biến là do những vấn đề về gen, rối loạn chuyển hóa, ngạt khi sinh, nhiễm trùng não dẫn đến bất thường trong cấu trúc và chức năng của não.

5. Bệnh động kinh có chữa khỏi không?

Điều trị bệnh Động kinh bằng thuốc Tây đang là phương pháp được lựa chọn hàng đầu. Mục đích để kiểm soát các cơn co giật với thuốc ở liều thấp nhất ít gây tác dụng phụ. Khi dùng thuốc với liều cao mà không có tác dụng thì phải thay bằng thuốc khác. Thời gian uống thuốc tùy thuộc vào nguyên nhân động kinh và khả năng đáp ứng điều trị. Trẻ em thường uống sau cơn cuối cùng từ 6-18 tháng, người lớn sau 2-3 năm. Trong thời gian dùng thuốc, phải theo dõi tác dụng phụ của thuốc.
Ngoài việc dùng thuốc Tây để kiểm soát bệnh, trong y học cổ truyền cũng có nhiều bài thuốc hay giúp trấn kinh, thanh tâm, an thần hỗ trợ điều trị bệnh lý động kinh hiệu quả, an toàn và không có tác dụng phụ.
Nhà thuốc đông y gia truyền Thọ Xuân Đường là một trong những cơ sở khám chữa bệnh theo phương pháp nam y từ lâu đời. Với bài thuốc gia truyền 400 năm qua 16 đời làm nghề y, Thọ Xuân Đường đã điều trị thành công cho rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh Động kinh từ thể nhẹ đến thể nặng.
BS. Hoa Nguyễn
Để được tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG 
Số 5 - 7 Khu tập thể Thủy sản, Ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 0943986986 – Zalo: 0943406995

Đăng ký tư vấn & khám bệnh

Bệnh nhân đăng ký khám vui lòng nhập đầy đủ thông tin. Nhà thuốc Thọ Xuân Đường sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất!
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới