Động kinh cục bộ là gì?

Động kinh xảy ra do phóng điện xung của các neuron, siêu đồng bộ và tự duy trì, trường hợp động kinh cục bộ là do xung điện neuron tác động lên một phần của một bán cầu đại não. Ngoài cơn động kinh toàn thể, trên thực tế còn hay gặp động kinh cục bộ.
Động kinh cục bộ là gì?

Động kinh cục bộ là gì?

1. Động kinh cục bộ là gì?

Động kinh cục bộ là những cơn động kinh chỉ ảnh hưởng đến một phần của não. Các triệu chứng bệnh động kinh là khác nhau tùy theo vị trí xảy ra cơn động kinh. Trong các triệu chứng động kinh cục bộ ở thùy trán có thể là cảm giác giống như sóng trong đầu; ở thùy thái dương, có thể là ảo giác; ở thùy đỉnh, cảm thấy tê hoặc ngứa ran; ở thùy chẩm, rối loạn thị giác hoặc ảo giác.
Trong bệnh động kinh, cơn động kinh cục bộ được chia thành cơn động kinh cục bộ đơn giản và cơn động kinh cục bộ phức tạp:
Cơn động kinh cục bộ đơn giản: Là những cơn co giật không có mất ý thức kèm theo. Biểu hiện bằng có thể thấy thay đổi cảm xúc hoặc thay đổi giác quan như nhìn, ngửi, nghe. Cũng có thể có co giật một phần của cơ thể và các triệu chứng khác như ngứa, chóng mặt và máy giật.
Cơn động kinh cục bộ phức tạp: Là những cơn co giật có thay đổi ý thức kèm theo, mất nhận thức một khoảng thời gian nhất định. Cơn động kinh cục bộ phức tạp thường có những biểu hiện như nhìn chằm chằm và vận động không chủ định như bàn tay cọ xát, mần vạt áo, co giật, nhai, nghiến răng, nuốt hoặc đi bộ trong vòng tròn.

2. Các dạng động kinh cục bộ

Dưới đây là một vài dạng động kinh cục bộ thường gặp.

Cơn động kinh Bravais – Jackson 

Cơn động kinh Bravais – Jackson đặc hiệu bởi những động tác rung, co giật một bên và bắt đầu ở cẳng chân hay cánh tay tùy vào vị ổ động kinh có vị trí nằm ở trên cao hay thấp của thùy trán lên trên vỏ bán cầu đại não bên đối xứng. Trong cơn động kinh Bravais – Jackson bệnh nhân thường không bị mất ý thức, nhưng khi cơn co giật lan rộng (hoạt động phóng xung thần kinh của neuron lan rộng) thì có thể sẽ dẫn đến động kinh toàn thể, và bệnh nhân bị mất tri thức. Vị trí bắt đầu của cơn co giật cơ thường không đổi, căn cứ vào đó để chẩn đoán định khu ổ sinh động kinh trên vỏ não. Ổ động kinh cục bộ chủ yếu là do tổn thương não khu trú (di chứng chấn thương sọ não, u não, u mạch máu não, ung thư di căn não, kén sán não). Trong thời gian cơn động kinh diễn ra, có những hiện tượng giảm sút như: Bệnh nhân không có khả năng làm các động tác theo ý muốn, ở đoạn chân, tay hoặc thân thể bị co giật. Sau cơn, các phần đó bị liệt một thời gian nhất định.

Cơn động kinh cảm giác

Là những cơn động kinh cảm giác có đặc điểm là bệnh nhân có những rối loạn cảm giác không khách quan ở các chi, hoặc mặt (cảm giác kiến bò, tê cứng). Các rối loạn cảm giác này có thể khu trú hoặc lan rộng dần ra. Kích thích ở hồi đỉnh lên của não (là vùng cảm giác vỏ não) thường gây ra cơn động kinh cảm giác. Sau cơn, vùng cơ thể bị tác động thường bị giảm hoặc mất cảm giác trong thời gian nhất định.

Cơn động kinh tâm thần, giác quan

Là những cơn động kinh đặc hiệu bởi những biểu hiện rối loạn giác quan đơn giản hoặc phức tạp (ảo giác).
- Rối loạn thị giác: Khi ổ kích thích ở thùy chẩm biểu hiện là hoa mắt, nhìn thu nhỏ hay phóng to, thấy chớp sáng, khi ổ kích thích ở thùy thái dương biểu hiện ảo giác thị giác với những hình ảnh không thật.
- Rối loạn thính giác: Biểu hiện từ ảo giác âm thanh cơ bản hoặc tiếng ù tai cho tới ảo giác nghe thấy tiếng nói hoặc tiếng nhạc thường do ổ kích thích ở thùy thái dương.
- Rối loạn khứu giác: Biểu hiện ngửi thấy mùi khó chịu như mùi khét, mùi lưu huỳnh. Do kích thích ở thùy thái dương giữa, hành khứu hoặc ở vùng trán – hốc mắt.
- Rối loạn vị giác: Biểu hiện bằng thấy đắng miệng hoặc cay, chua… (do ổ kích thích ở thùy đỉnh).
- Rối loạn tiền đình: Biểu hiện bởi cơn chóng mặt, bệnh nhân có cảm giác mình được nâng cao lên hay hạ xuống thấp nhanh (nếu ổ kích thích ở thùy thái dương).
- Các rối loạn thần kinh thực vật: Biểu hiện đau bụng vùng thượng vị, buồn nôn.
Sau khi hết cơn, bệnh nhân có thể bị suy giảm về giác quan. Trường hợp xảy ra mất tri thức thì bệnh nhân có thể kể lại được những biểu hiện về tâm thần - giác quan xảy ra trước khi bị mất tri thức.

Cơn tương đương tâm thần vận động

Bao gồm những cơn kịch phát tự động hay những rối loạn hành vi mà bệnh nhân không thể nhớ được. Người ta cho rằng những trường hợp này là do một ổ sinh động kinh nằm ở thùy thái dương của vỏ não, với những biểu hiện biến đổi khu trú về điện não đồ, đôi khi rất rõ trong giấc ngủ.
Về chẩn đoán bệnh động kinh cục bộ, thầy thuốc cần xem các triệu chứng lâm sàng khi bệnh nhân có cơn (nếu gặp) hoặc các biểu hiện qua lời kể của người nhà; các kết quả cận lâm sàng, quan trọng nhất là điện não đồ, chụp cắt lớp vi tính sọ não, chụp cộng hưởng từ sọ não… Ngoài ra, nếu lựa chọn điều trị bệnh động kinh bằng y học cổ truyền, bệnh nhân sẽ được thầy thuốc khám thêm theo tứ chẩn, chẩn đoán bát cương để có pháp phương điều trị phù hợp và từ gốc.
TS. Lương Y Phùng Tuấn Giang
Chủ nhiệm Nhà thuốc Thọ Xuân Đường

Đăng ký tư vấn & khám bệnh

Bệnh nhân đăng ký khám vui lòng nhập đầy đủ thông tin. Nhà thuốc Thọ Xuân Đường sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất!
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới