Xử trí bệnh động kinh ở trẻ em tại môi trường học đường

Hòa chung với không khí tựu trường của cả nước, học sinh các cấp từ mẫu giáo, tiểu học, trung học đều nô nức tới trường. Sau một kỳ nghỉ hè dài, xa trường lớp, thầy cô, bạn bè, có thể thấy rõ nét vui tươi, háo hức trên khuôn mặt của mỗi em học sinh. Bên cạnh niềm vui ngày tựu trường, một bộ phận phụ huynh và học sinh lại không giấu được sự lo lắng về việc học tập, sự thích nghi môi trường mới, hơn thế là những gia đình có con em đang gặp phải những bệnh lý đặc biệt như bệnh động kinh.
Xử trí bệnh động kinh ở trẻ em tại môi trường học đường

Xử trí bệnh động kinh ở trẻ em tại môi trường học đường

Nhận định về tầm quan trọng của trường học với trẻ em, các bậc phụ huynh gửi gắm niềm tin rất lớn về vấn đề giáo dục và cả sự an toàn của các con. Với những trẻ bị bệnh động kinh, cha mẹ càng có nhiều những mối lo hơn khi vừa muốn cho con em mình được hòa nhập, học tập và phát triển bình thường, vừa phải đảm bảo sức khỏe, tâm lý cho con khi mang bệnh lý khó này trong người. 
Chắc hẳn với những người ngoài chuyên môn về các ngành chăm sóc sức khỏe, thì lần đầu gặp trường hợp một em nhỏ ngã ra, co giật, trợn mắt, sùi bọt mép… sẽ có phần kinh hãi, mất bình tĩnh và không biết xử trí ra sao hoặc xử trí không đúng cách gây tổn thương thứ phát. Vậy mời quý độc giả cùng Nhà thuốc Đông Y Gia truyền Thọ Xuân Đường tìm hiểu những thông tin về bệnh lý, cách xử trí bệnh động kinh ở trẻ em tại môi trường học đường qua bài viết này.

Nhận biết dấu hiệu bệnh động kinh ở trẻ em

Động kinh là một bệnh lý về rối loạn thần kinh khá phổ biến. Ở Việt Nam cứ 200 người thì có 1 người mắc bệnh, trẻ em bị bệnh chiếm đến 30% trong số này. Tính chất xuất hiện triệu chứng động kinh thường rất đột ngột, đôi khi có triệu chứng báo trước nhưng có khi cũng không hề có. Đây là một yếu tố dễ gây các tổn thương thứ phát, đặc biệt với trẻ em, lứa tuổi chưa nhận thức rõ được nguy cơ bệnh tật và sự nguy hiểm tiềm tàng. Bệnh động kinh đặc trưng bởi sự rối loạn sóng điện não mà gây nên các triệu chứng co giật cục bộ hoặc toàn thể. Nhưng khi được làm các cận lâm sàng như chụp CT não, chụp MRI, điện não đồ…ngoài cơn có thể hoàn toàn không có bất thường (động kinh nguyên phát). Vì vậy, động kinh đa phần sẽ được chẩn đoán dựa trên triệu chứng lâm sàng. Một số các biểu hiện dễ nhận biết cho các bậc phụ huynh, quý thầy cô cũng như các em học sinh có thể tham khảo dưới đây:

Động kinh toàn thể cơn lớn

Trẻ đột nhiên thét lớn, ngã ra, co giật toàn thân, mất ý thức, có thể có: trợn mắt, sùi bọt  mép…kéo dài từ 1-5 phút. Nặng hơn có thể tím tái, khó thở, cơ lực yếu, hoặc cơn co giật kéo dài trên 20 phút, những trường hợp này ngoài việc xử trí ban đầu cho bệnh nhân tránh bị tai nạn thứ phát, thì cần gọi cấp cứu càng sớm càng tốt để được hỗ trợ chuyên môn kịp thời.

Động kinh cục bộ 

Ngươi bệnh xuất hiện mất kiểm soát 1 hoặc 1 số bộ phận trên cơ thể, ví dụ đầu, tay, chân, hoặc nửa người… Các bộ phận ấy có thể đờ ra, không vận động được theo ý muốn, cử động bất thường như quay, lắc đầu, hàm nhai hoặc nghiến liên tục;  co cơ từng nhịp từ bàn tay bàn chân, rồi dần lan lên cả cánh tay và chân; lặp lại những từ, câu ngắn không có ý nghĩa; có thể mất ý thức hoặc không.

Động kinh cơn thoảng, cơn vắng ý thức

Các triệu chứng rất đa dạng, khác nhau trên từng bệnh nhân. Có thể kể ra một vài biểu hiện hay gặp như:
  • Triệu chứng vắng ý thức: đột nhiên bị đờ người từ vài giây đến vài phút, cơ thể gần như bất động, sau đó người bệnh không nhớ được đã xảy ra chuyện gì. Hoặc đột nhiên hoảng hốt, sợ hãi, hay tức giận mà không có lí do.
  • Triệu chứng ảo giác: lưỡi miệng cảm thấy vị lạ, mũi ngửi thấy những mùi khó chịu (không có thật),…
  • Triệu chứng thần kinh thực vật: mặt đỏ bừng, hồi hộp tim đập nhanh, toát mồ hôi, cảm giác tê rần trên da dọc các chi có thể lan dần, ngứa da, thường sẽ phải tạm dừng các công việc đang làm lại vì các cảm giác khó chịu này.
Ngoài những biểu hiện điển hình đó, trên lâm sàng vẫn có những trường hợp các triệu chứng ít xảy ra. Thường các trẻ đã được phát hiện bệnh trước đó (có thể là từ khi rất nhỏ, chưa có nhận thức), nếu những trẻ lần đầu xuất hiện các triệu chứng như trên tại trường học thì nhà trường có trách nhiệm thông báo tình trạng cho phụ huynh học sinh để đưa các em kiểm tra y tế, chẩn đoán và điều trị sớm.

Cần làm những gì khi thấy một trẻ lên cơn động kinh ở trường học?

Đối với phụ huynh

Nếu gia đình có con em mắc bệnh lý này, thì việc tìm một môi trường phù hợp cũng rất quan trọng: 
  • Đối với các trẻ mắc bệnh từ nhỏ, có ảnh hưởng phát triển thể chất và trí tuệ: cần được học tập ở cơ sở đặc biệt, có chuyên môn về bệnh lý và giáo dục cho trẻ đặc biệt. 
  • Đối với những trẻ phát triển bình thường: tốt nhất nên chọn những trường có phòng y tế đủ tiêu chuẩn, có bác sĩ/ y sĩ đa khoa, có nơi nghỉ ngơi cho các bé.
Gia đình cũng nên thông báo tiền sử bệnh tật đầy đủ với nhà trường, cô giáo chủ nhiệm. Đây là bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh, nên các yếu tố tác động đến thần kinh, sóng điện não đều có thể làm xuất hiện cơn. Vì vậy việc cân đối giữa ăn uống, sinh hoạt, học tập cho trẻ một cách phù hợp là điều nên làm. Không nên đặt mục tiêu quá mức hay tạo áp lực cho trẻ, cần động viên trẻ học theo khả năng (không phải theo nhu cầu của xã hội hay gia đình), đa dạng các lĩnh vực học tập tránh nhàm chán hay lười học; hạn chế thức khuya, với trẻ nhỏ và nhất là trẻ bị động kinh phải được ngủ đủ giấc; tránh tiếp xúc quá nhiều với các nguồn sóng điện từ (tivi, điện thoại..) và xem các chương trình kích thích, bạo lực. Nếu đang được điều trị bởi các nhà chuyên môn thì cần nhắc nhở trẻ phải duy trì thuốc và các chế độ đúng theo hướng dẫn, tránh việc bỏ bữa thuốc gây ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.

Đối với thầy cô giáo, bạn bè

Trẻ em bước vào độ tuổi đi học, thì nhà trường, thầy cô, bạn bè đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển. Mọi người thường ví rằng: Với mỗi người, nhà khi còn nhỏ là tất cả, nhà khi đi học là buổi tối, nhà khi lên đại học chỉ còn là những kỳ nghỉ tết, nghỉ hè. Để thấy rằng thời gian ở trường lớp đều tăng lên theo độ tuổi. Các trẻ đặc biệt, hay mang trong mình những bệnh lý đặc biệt cũng có nhu cầu và quyền được đến lớp phát triển toàn diện và an toàn.
Trường hợp nhận lớp và được thông báo lớp có trẻ mắc các bệnh lý đặc biệt, thì giáo viên cũng nên chủ động tìm hiểu qua về các trường hợp có thể xảy đến. Với bệnh động kinh ở trẻ thì cần nắm được những điều cơ bản để đảm bảo được sự an toàn cho trẻ nếu không may xuất hiện cơn khi ở trường lớp.
  • Nguyên tắc là: “Hãy để trẻ được co giật trong an toàn”  tức là khi gặp trường hợp trẻ lên cơn co giật, điều đầu tiên cần tạo không gian xung quanh trẻ thật thoáng, không có các đồ vật nặng như bàn ghế, hay đồ sắc nhọn như bút, thước, compa…và  không  đè ép cơ thể trẻ khi đang co giật. Kê gối hoặc quần áo mềm vào đầu cho trẻ.
  • Để ý thời gian diễn ra cơn co giật để cân nhắc có cần phải gọi cấp cứu hay chỉ cần gọi y tế trường. Nhanh chóng gọi điện, hoặc nhờ 1-2 em học sinh báo với phòng y tế. 
  • Đảm bảo đường thở được thông thoáng: tuyệt đối không nhét tay hay bất cứ vật cứng nào vào miệng trẻ với suy nghĩ tránh cắn vào lưỡi. Nếu sợ trẻ cắn vào môi lưỡi, có thể để một cái khăn, vải mềm, sạch sẽ vào. Nên đặt trẻ nằm nghiêng sang một bên để tránh việc sặc đờm dãi. Tháo nới quần áo rộng ra nếu đang mặc đồ quá ôm người. 
  • Trấn an các học sinh còn lại, tránh gây hoang mang sợ hãi, ồn ào ảnh hưởng các lớp kế bên.
  • Khi cơn co giật đã lui, cần để trẻ được nghỉ ngơi và chăm sóc y tế, có thể cho trẻ uống sữa tránh hạ đường huyết do mất nhiều năng lượng khi co giật.
  • Vào giờ sinh hoạt chung, cần chỉ rõ cho các bạn trong lớp về bệnh lý này: đây là bệnh hoàn toàn không lây, không gây hại đến người xung quanh. Khi gặp trường hợp bạn nào có các biểu hiện tương tự cũng cố gắng di chuyển mọi thứ có thể gây nguy hiểm cho bạn ra càng xa càng tốt; báo với người lớn để được giúp đỡ những việc phức tạp hơn. 
  • Khơi dậy sự cảm thông ở trẻ, nhắc nhở mọi người giúp đỡ bạn vì bạn kém may mắn hơn, không có được sức khỏe như mình. Một số việc các bé có thể giúp mà giáo viên nên nhắc công khai trước lớp như: cho bạn mượn sách vở ghi chép bài học đã bỏ lỡ, nói lại các kiến thức đó theo khả năng cho bạn nếu bạn chưa hiểu, khi phân công các công việc trực nhật chung có thể chia cho bạn ấy các công việc nhẹ nhàng hơn chút… 
  • Nhấn mạnh tuyệt đối tránh những thái độ, hành động hay lời nói miệt thị, xúc phạm, trêu chọc đến trẻ bị bệnh, vừa gây tổn thương tinh thần cho trẻ, vừa làm mất đi sự đoàn kết, yêu thương ở lớp học.
Với một số chia sẻ trên đây có thể góp phần vào kho tàng kiến thức bao la của các bậc phu huynh và quý thầy cô trong năm học mới này. Mọi trẻ em đều nên được quyền phát triển theo khả năng riêng, góp phần đa dạng cho xã hội, không nên để cản trở về sức khỏe kìm hãm sự tự do học tập và sáng tạo ấy.
Ngoài những hướng xử trí cho trẻ động kinh, thì việc được điều trị đúng hướng, tại các cơ sở uy tín là điều cần thiết bắt buộc đối với bệnh lý này. Nhà thuốc Đông Y Gia truyền Thọ Xuân Đường - nhà thuốc truyền thống lâu đời với thế mạnh điều trị bệnh lý động kinh bằng y học cổ truyền là  một trong các địa chỉ đáng tin cậy. Với lượng bệnh nhân lớn đã và đang điều trị động kinh, nhà thuốc luôn tận tâm theo sát quá trình điều trị và tiến triển của từng người. Thăm hỏi, động viên, hỗ trợ kịp thời để gia đình và bệnh nhân có thêm niềm tin và quyết tâm chữa bệnh. 
Một số trường hợp tiêu biểu các trẻ đã tin tưởng, gắn bó với nhà thuốc Thọ Xuân Đường điều trị bệnh lý động kinh: 
BS. Tú Uyên (Thọ Xuân Đường)
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe vui lòng liên hệ 
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG
số 5 -  7 Khu tập thể Thủy sản, Ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 0943986986 - 0937638282

Đăng ký tư vấn & khám bệnh

Bệnh nhân đăng ký khám vui lòng nhập đầy đủ thông tin. Nhà thuốc Thọ Xuân Đường sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất!
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới