Làm thế nào để quản lý bệnh động kinh ở trẻ em?

Chăm sóc trẻ và quản lý bệnh động kinh ở trẻ em như thế nào là điều mà cha mẹ nào cũng quan tâm và lo lắng. Điều quan trọng là phải làm thế nào để vừa kiểm soát tốt bệnh động kinh, giữ an toàn cho trẻ và vừa để trẻ có cuộc sống bình thường, hòa nhập.
Làm thế nào để quản lý bệnh động kinh ở trẻ em?

Làm thế nào để quản lý bệnh động kinh ở trẻ em?

Cha mẹ có con mắc bệnh động kinh thường bị lo lắng

Nhìn thấy con bị co giật là điều rất đáng sợ đối với hầu hết các bậc cha mẹ. Sau một cơn động kinh, cha mẹ thường cảm thấy rất lo lắng rằng một cơn động kinh khác có thể xảy ra và có thể gây tổn thương vĩnh viễn hoặc gây nguy hiểm cho con họ. Các bậc cha mẹ cũng thường lo lắng mỗi khi con cái họ phải xa họ, chẳng hạn như đi học hoặc tham gia các hoạt động thể thao. Cha mẹ có thể ngủ cùng trẻ để họ có thể theo dõi chúng vào ban đêm. Nhưng điều này cũng khiến giấc ngủ của cha mẹ bị gián đoạn.
Lúc đầu, cha mẹ có thể cảm thấy lo lắng là điều bình thường. Tuy nhiên, điều quan trọng cần biết là nguy cơ tử vong hoặc chấn thương nghiêm trọng do co giật là rất thấp ở hầu hết trẻ em. Ngay cả khi xảy ra nhiều cơn co giật hơn, chúng thường ngắn và tự dừng lại. Nếu điều trị bệnh động kinh đúng cách, co giật có thể được kiểm soát tốt ở hầu hết trẻ em.

Cha mẹ có thể làm gì để giảm thiểu rủi ro cho trẻ bị động kinh?

Dưới đây là những cách tốt nhất để giảm nguy cơ bị co giật, chấn thương hoặc thậm chí tử vong do co giật:
  • Hãy chắc chắn rằng trẻ được uống thuốc động kinh thường xuyên. Quên liều là một trong những vấn đề phổ biến nhất dẫn đến nhiều cơn co giật hoặc các trường hợp cấp cứu co giật;
  • Nếu thuốc chống động kinh không có tác dụng và cơn động kinh vẫn tiếp diễn, hãy liên hệ với bác sĩ. Có thể đã đến lúc kiểm tra lại thuốc hoặc thay đổi phác đồ điều trị;
  • Tìm hiểu về sơ cứu động kinh. Lập kế hoạch hành động đối với những việc cần làm nếu trẻ bị lên cơn động kinh và cách giữ an toàn cho trẻ. Quan trọng là phải biết khi nào trẻ cần đến bệnh viện hoặc gọi cấp cứu y tế. Có một kế hoạch và biết phải làm gì có thể làm giảm bớt lo lắng của cha mẹ và khiến họ cảm thấy tự tin hơn trong việc kiểm soát các cơn động kinh cho con mình.

Cha mẹ có thể làm gì để giúp cho cuộc sống của con mình tốt nhất có thể?

Khuyến khích trẻ em mắc bệnh động kinh tích cực hoạt động xã hội. Mọi người có thể cảm thấy lo lắng lúc đầu, nhưng việc ngăn cản trẻ đi chơi với bạn bè hoặc tham gia các hoạt động bình thường thời thơ ấu có thể gây hại nhiều hơn cho trẻ. Hãy suy nghĩ về những điểm mạnh, khó khăn và những gì bé thích.
Chắc hẳn các bậc cha mẹ đang cố gắng tìm sự cân bằng giữa sự an toàn của trẻ và khả năng của trẻ để tham gia đầy đủ các hoạt động. Vậy, làm thế nào cha mẹ có thể tối đa hóa sức khỏe thể chất, xã hội và tâm lý của trẻ?
Trẻ em và thanh thiếu niên mắc bệnh động kinh nên hòa đồng với bạn bè. Việc đi chơi dã ngoại cùng bạn bè được khuyến khích cho hầu hết trẻ em bị động kinh, cha mẹ nên đi cùng và có trách nhiệm tìm hiểu về bệnh động kinh và phải làm gì nếu trẻ bị động kinh. Đảm bảo rằng khi đi chơi, trẻ không thức quá khuya hoặc dậy quá sớm nếu cơn động kinh có liên quan đến giấc ngủ.
  • Trong hầu hết các trường hợp, thanh thiếu niên đi chơi với bạn bè mà không có mặt cha mẹ là an toàn, miễn là ai đó trong nhóm biết phải làm gì nếu cơn động kinh xảy ra;
  • Điều quan trọng là thanh thiếu niên phải hiểu các tác nhân tiềm ẩn gây ra các cơn co giật của mình để có thể tránh được những điều này. Nếu không thể tránh được yếu tố kích hoạt cơn động kinh, các cháu có thể học cách sửa đổi thói quen hoặc lối sống của mình.
Trẻ em và thanh thiếu niên bị động kinh có thể tham gia hầu hết các hoạt động thể thao nếu huấn luyện viên biết về bệnh động kinh của trẻ và có các biện pháp phòng ngừa an toàn. 
Những trẻ bị động kinh có thể được giao cho người trông trẻ, nhưng hãy đảm bảo rằng người giữ trẻ biết trẻ bị động kinh, biết các biện pháp an toàn cơ bản đối với cơn động kinh và khi nào cần gọi trợ giúp.
Nhiều gia đình lo lắng về những cơn co giật trong khi ngủ, tuy nhiên, việc ngủ chung giường không được khuyến khích đối với hầu hết trẻ em. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về giấc ngủ lớn hơn và có thể làm tăng nguy cơ co giật. Nhiều gia đình sử dụng camera trong phòng của trẻ khi trẻ đang ngủ. Các thiết bị giám sát khác có sẵn đặc biệt để phát hiện các cơn động kinh. Hầu hết trong số này phát hiện các chuyển động lặp đi lặp lại xảy ra với cơn co giật tonic - clonic (cơn co cứng – co giật). Những thiết bị này thường không cần thiết ở trẻ em bị động kinh được kiểm soát tốt bằng thuốc.

Giữ an toàn cho trẻ khi tắm rửa

Trẻ em và thanh thiếu niên bị động kinh có tỷ lệ đuối nước cao hơn đáng kể so với những trẻ không bị động kinh. Hầu hết các trường hợp tử vong do đuối nước xảy ra trong bồn tắm hoặc hồ bơi.
Tất cả trẻ em nhỏ bị động kinh cần được giám sát khi tắm. Vòi hoa sen là lựa chọn an toàn hơn nhiều so với bồn tắm.
Tắm vòi sen cũng tốt hơn cho trẻ lớn hơn và thanh thiếu niên bị động kinh. Điều này mang lại cho trẻ nhiều quyền riêng tư hơn vì các cháu không muốn việc bị giám sát trực tiếp. Nên treo biển “đang sử dụng nhà tắm” ở ngoài cửa và không khóa trái, cha mẹ ở bên ngoài có thể giúp đỡ trẻ trong trường hợp cần thiết.
Trẻ em bị bệnh động kinh có xu hướng bị ngã khi lên cơn co giật, nên tắm khi ngồi trên sàn bồn tắm hoặc ghế tắm và sử dụng vòi sen cầm tay.
Trẻ em và thanh thiếu niên bị động kinh cũng cần được giám sát khi ở trong hồ bơi. Một người lớn có trách nhiệm ở bên cạnh hồ bơi khi trẻ em ở trong hoặc xung quanh vùng lân cận hồ bơi.

Ai cần biết về bệnh động kinh của trẻ em?

Khuyến nghị rằng bất kỳ người lớn nào ở vị trí có trách nhiệm đều phải biết về bệnh động kinh của trẻ. Ngoài người thân trong gia đình ra, giáo viên, huấn luyện viên, bạn bè… là những người nên biết. Trong hầu hết các trường hợp, trẻ em và thanh thiếu niên bị động kinh nên có kế hoạch hành động hoặc sơ cứu cơn động kinh, điều này sẽ được chia sẻ với nhà trường hoặc những người có liên quan. 
Khi thanh thiếu niên có những giao tiếp xã hội xa hơn, họ cần học cách nói về những cơn động kinh và quyết định chia sẻ điều đó với ai. Khuyến khích bắt đầu với những người bạn thân và những người dành nhiều thời gian cho trẻ. Hướng dẫn bạn bè cách sơ cứu động kinh cơ bản nếu không may gặp phải.
Mỗi bậc cha mẹ đều khác nhau trong cách họ đối phó với bệnh động kinh của con mình. Không có gì lạ khi mỗi phụ huynh của đứa trẻ xử lý thông tin khác nhau. Điều quan trọng là tìm một người mà họ tin tưởng để nói về những mối quan tâm và lo lắng này. Bác sĩ, chuyên gia và những người cũng có con mắc bệnh động kinh sẽ là những người có thể giúp cho các bậc phụ huynh chia sẻ, hỏi và xin ý kiến về bệnh động kinh của con mình.
BS. Nguyễn Thùy Ngân (Thọ Xuân Đường)

Đăng ký tư vấn & khám bệnh

Bệnh nhân đăng ký khám vui lòng nhập đầy đủ thông tin. Nhà thuốc Thọ Xuân Đường sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất!
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới