Sự liên quan giữa giấc ngủ và bệnh động kinh

Giấc ngủ là một phần thiết yếu của cuộc sống. Giấc ngủ rất cần thiết cho sức khỏe tinh thần, thể chất và chất lượng cuộc sống. Nếu không có giấc ngủ chất lượng tốt, sức khỏe của chúng ta có nguy cơ bị ảnh hưởng. Giấc ngủ có liên quan gì với bệnh động kinh, chúng ta cùng tìm hiểu.
Sự liên quan giữa giấc ngủ và bệnh động kinh

Sự liên quan giữa giấc ngủ và bệnh động kinh

Mặc dù hầu hết ai ai đều biết giá trị của giấc ngủ và tầm quan trọng của nó đối với sức khỏe và hạnh phúc, nhưng nhiều người không ưu tiên giấc ngủ hoặc giấc ngủ của họ không chất lượng. Chìa khóa để có một sức khỏe tốt là biết giấc ngủ ảnh hưởng đến mỗi chúng ta như thế nào, cần ngủ bao nhiêu và cách để có giấc ngủ ngon hơn.

Giấc ngủ ảnh hưởng đến bệnh động kinh như thế nào?

Giấc ngủ và bệnh động kinh có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Giấc ngủ có thể ảnh hưởng đến tần suất, sự xuất hiện, thời gian và độ dài của các cơn co giật.
  • Thiếu ngủ là nguyên nhân gây co giật phổ biến đối với nhiều người;
  • Một số hội chứng động kinh có liên quan nhiều đến giấc ngủ và có thể được gọi là động kinh liên quan đến giấc ngủ. Ví dụ, những người mắc bệnh động kinh rolandic lành tính và động kinh thùy trán chi phối về đêm trên cơ thể thường có các cơn co giật vào ban đêm. Những người bệnh khác mắc động kinh với cơn co giật toàn thân, xảy ra trong vòng 1-2 giờ sau khi tỉnh dậy;
  • Bệnh động kinh có thể làm giảm đi khả năng ngủ của bệnh nhân và cũng có thể làm cho chứng rối loạn giấc ngủ hiện có trở nên tồi tệ hơn.
  • Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị động kinh cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Một số loại thuốc chống co giật có thể khiến người bệnh buồn ngủ hơn hoặc có thể dẫn đến mất ngủ hoặc khó ngủ.
Buồn ngủ là biểu hiện ở những người bị động kinh, nhưng rối loạn giấc ngủ thường bị bỏ qua. Rối loạn giấc ngủ là tình trạng bệnh lý gây ra các vấn đề cụ thể về giấc ngủ.
Điều cần làm đối với bệnh nhân động kinh là cải thiện giấc ngủ để có thể làm giảm tần suất co giật cũng như tăng cường sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. Những người có vấn đề về giấc ngủ nên nói chuyện với bác sĩ điều trị động kinh để tìm ra các nguyên nhân có thể gây ra khó ngủ và có được những phương pháp giúp cải thiện giấc ngủ.
Những rối loạn giấc ngủ thường gặp ở bệnh nhân động kinh bao gồm:
  • Chứng ngưng thở lúc ngủ;
  • Hội chứng chân không yên (RLS);
  • Mất ngủ và buồn ngủ vào ban ngày;
  • Rối loạn kích thích;
  • Rối loạn chuyển đổi giấc ngủ - thức;
  • Bệnh mất ngủ giả (Parasomnias);
  • Parasomnias liên quan đến giấc ngủ REM.
Nói chung, các nghiên cứu cho thấy rằng rối loạn giấc ngủ có thể điều trị được đối với những người mắc bệnh động kinh. Theo kết quả của một nghiên cứu về giấc ngủ, trong những rối loạn giấc ngủ, chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn được tìm thấy ở 71% những người mắc bệnh động kinh.

Giấc ngủ của người chăm sóc bệnh nhân

Không chỉ người mắc bệnh động kinh gặp các vấn đề về giấc ngủ, người thân chăm sóc bệnh nhân cũng có thể gặp các vấn đề này và cũng cần được quan tâm và chăm sóc sức khỏe.
Nếu là cha mẹ của trẻ em mắc bệnh động kinh hoặc một thành viên trong gia đình chăm sóc một người mắc chứng động kinh, thì điều rất quan trọng là phải ưu tiên giấc ngủ lành mạnh cho chính mình. Cha mẹ của trẻ bị động kinh thường không ngủ đủ giấc.
Một nghiên cứu tại Đại học West Virginia đã xem xét thói quen ngủ của 50 bậc cha mẹ có con dưới 5 tuổi mắc bệnh động kinh. Những bậc cha mẹ này chỉ ngủ trung bình 4 giờ vào ban đêm. Họ cũng thức dậy trung bình 3 lần mỗi đêm để kiểm tra tình hình con cái. Nghiên cứu cũng cho thấy mối liên hệ giữa những lần thức đêm này với việc giảm hạnh phúc trong gia đình và sức khỏe của người chăm sóc.
Nếu có người thân trong gia đình mắc bệnh động kinh, hãy chú ý đến thói quen ngủ của chính người chăm sóc. Và việc khó ngủ hoặc chất lượng giấc ngủ không đảm bảo, những người này cũng cần được tư vấn y tế và chăm sóc sức khỏe.

Ảnh hưởng ngắn hạn và dài hạn của giấc ngủ kém

Thực hành thói quen ngủ tốt rất quan trọng cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Nó cũng có thể cải thiện năng suất và chất lượng cuộc sống nói chung. Ngủ không đủ giấc trong thời gian ngắn có thể dẫn đến tình trạng mệt mỏi và buồn ngủ vào ban ngày. Điều này có thể gây ra nhiều vấn đề, bao gồm:
  • Tai nạn khi đang vận hành máy móc hoặc phương tiện giao thông;
  • Tinh thần lo lắng;
  • Vấn đề về sự chú ý;
  • Tính tình nóng nảy;
  • Thương tích tại nhà và nơi làm việc;
  • Ăn quá nhiều.
  • Tác hại của việc thiếu ngủ lâu dài có thể dẫn đến:
  • Tăng huyết áp;
  • Đau tim;
  • Đột quỵ;
  • Béo phì;
  • Phiền muộn;
  • Các rối loạn tâm trạng khác.
Một số trong số các tác dụng của việc thiếu ngủ lâu dài có thể liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc chữa bệnh hoặc các vấn đề sức khỏe khác và những thách thức trong cuộc sống liên quan đến bệnh động kinh.

Thời gian ngủ phù hợp là bao nhiêu lâu?

Nhu cầu ngủ ở mỗi người là khác nhau và có thể thay đổi khi tuổi tăng lên. Điều quan trọng là chúng ta phải ngủ đủ giấc. Ngủ nhiều hơn không phải lúc nào cũng là điều tốt. Theo National Sleep Foundation, các khuyến nghị về giấc ngủ cho từng lứa tuổi như sau:

Trẻ sơ sinh (0 - 3 tháng tuổi)

Thời gian ngủ tốt nhất: 14 đến 17 giờ;
Có thể thích hợp: 11 đến 13 giờ / 18 đến 19 giờ;
Không khuyến nghị: Ít hơn 11 giờ / Hơn 19 giờ.

Trẻ sơ sinh (4 - 11 tháng)

Thời gian ngủ tốt nhất: 12 đến 15 giờ;
Có thể thích hợp: 10 đến 11 giờ / 16 đến 18 giờ;
Không khuyến nghị: Ít hơn 10 giờ / Hơn 18 giờ.

Trẻ mới biết đi (1 - 2 tuổi)

Thời gian ngủ tốt nhất: 11 đến 14 giờ;
Có thể thích hợp: 9 đến 10 giờ / 15 đến 16 giờ;
Không khuyến nghị: Dưới 9 giờ / Hơn 16 giờ.

Trẻ mẫu giáo (3 - 5 tuổi)

Thời gian ngủ tốt nhất: 10 đến 13 giờ;
Có thể thích hợp: 8 đến 9 giờ / 14 giờ;
Không khuyến nghị: Ít hơn 8 giờ / Hơn 14 giờ.

Trẻ em trong độ tuổi đi học (6 - 13 tuổi)

Thời gian ngủ tốt nhất:  9 đến 10 giờ;
Có thể thích hợp: 7 đến 8 giờ / 12 giờ;
Không khuyến nghị: Ít hơn 7 giờ / Hơn 12 giờ.

Thanh thiếu niên (14 – 17 tuổi)

Thời gian ngủ tốt nhất: 8 đến 10 giờ;
Có thể thích hợp: 7 giờ / 11 giờ;
Không khuyến nghị: Ít hơn 7 giờ / Hơn 11 giờ.

Thanh niên (18 – 25 tuổi)

Thời gian ngủ tốt nhất: 7 đến 9 giờ;
Có thể thích hợp: 6 giờ / 10 đến 11 giờ;
Không khuyến nghị: Ít hơn 6 giờ / Hơn 10 giờ.

Người lớn (26 – 64 tuổi)

Thời gian ngủ tốt nhất: 7 đến 9 giờ;
Có thể thích hợp: 6 giờ / 10 giờ;
Không khuyến nghị: Ít hơn 6 giờ / Hơn 10 giờ.

Người lớn tuổi (≥ 65 tuổi)

Thời gian ngủ tốt nhất: 7 đến 8 giờ;
Có thể thích hợp: 6 giờ / 10 giờ;
Không khuyến nghị: Ít hơn 5 giờ / Hơn 9 giờ.

Làm thế nào để có giấc ngủ ngon?

Để có được một giấc ngủ chất lượng, chúng ta có thể thực hiện những điều sau:
  • Thiết lập thời gian thực tế cho việc đi ngủ và tuân theo lịch trình đó. Đi ngủ vào cùng một thời điểm mỗi đêm, ngay cả vào cuối tuần, sẽ giúp não bộ của chúng ta liên kết một thời điểm cụ thể trong đêm để đi ngủ;
  • Thư giãn đầu óc trước khi đi ngủ. Căng thẳng có thể gây mất ngủ. Để ngăn chặn điều này, hãy tạo và làm theo thói quen thư giãn vào cuối ngày. Điều này giúp dễ dàng chuyển đổi từ các hoạt động trong ngày sang cảm giác thư thái trong giấc ngủ. Cân nhắc một số phương pháp như hít thở sâu hoặc thiền để giúp đầu óc thoải mái hơn trước khi đi ngủ;
  • Tắt thiết bị điện tử một giờ trước khi đi ngủ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ánh sáng xanh phát ra từ các thiết bị điện tử (như điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính và tivi) có thể ảnh hưởng đến hormone gây buồn ngủ, melatonin. Những thiết bị này cũng có thể kích thích con người quá mức và khiến chúng khó ngủ, ngủ kém ngon hơn.
  • Nhận một chút năng lượng từ ánh sáng mặt trời. Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong ngày cũng có thể bắt giúp sản xuất melatonin;
  • Chú ý đến môi trường trong phòng ngủ. Giữ phòng ngủ tối, yên tĩnh và mát mẻ để có giấc ngủ ngon nhất;
  • Bài trí một phòng ngủ thân thiện với giấc ngủ. Sử dụng nệm và gối thoải mái. Một số người thích nệm và gối cứng, trong khi những người khác lại thích bộ đồ giường mềm mại hơn. Không để tivi, máy tính, máy trò chơi điện tử và các thiết bị điện tử khác trong phòng ngủ. Cố gắng loại bỏ các yếu tố gây xao nhãng;
  • Vận động nhiều trong ngày. Tập thể dục giúp chống lại căng thẳng và cảm giác bồn chồn. Tuy nhiên, tập thể dục quá sát giờ đi ngủ có thể khiến chúng ta khó đi vào giấc ngủ hơn. Tập thể dục nên được hoàn thành ít nhất 3 giờ trước khi đi ngủ;
  • Tránh các bữa ăn lớn ngay trước khi đi ngủ. Ăn nhiều quá gần giờ đi ngủ có thể cản trở giấc ngủ ngon;
  • Hạn chế các chất kích thích, rượu bia quá sát giờ đi ngủ. Tránh đồ uống và thực phẩm có chứa caffeine sau buổi chiều muộn. Tránh xa nicotine và rượu gần giờ đi ngủ;
Nếu bệnh nhân động kinh bị mất ngủ có thể áp dụng những phương pháp trên để cải thiện giấc ngủ. Không nên tự ý sử dụng thuốc ngủ, cần phải được sự tư vấn của bác sĩ, xem xét tác dụng của thuốc ngủ đối với cơn động kinh, các tác dụng phụ có thể xảy ra và có thể có tương tác với thuốc động kinh. Vì thuốc có thể ảnh hưởng đến mỗi người theo cách khác nhau.
BS. Nguyễn Thùy Ngân

Đăng ký tư vấn & khám bệnh

Bệnh nhân đăng ký khám vui lòng nhập đầy đủ thông tin. Nhà thuốc Thọ Xuân Đường sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất!
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới