Sơ cứu động kinh

Động kinh là một bệnh khá phổ biến và chúng ta có thể gặp người bị động kinh vào bất cứ trường hợp nào. Vậy làm thế nào để giúp đỡ và giữ an toàn cho người đang bị cơn động kinh? Chúng ta cùng tìm hiểu về sơ cứu động kinh.
Sơ cứu động kinh

Sơ cứu động kinh

Gọi trợ giúp y tế

Động kinh thường không cần chăm sóc y tế khẩn cấp. Chỉ gọi cấp cứu y tế (115) nếu có một hoặc nhiều điều sau đây:
  • Người bệnh chưa bao giờ bị co giật trước đây;
  • Người bệnh khó thở hoặc thức giấc sau cơn động kinh;
  • Cơn co giật kéo dài hơn 5 phút;
  • Người bệnh có một cơn co giật khác ngay sau lần đầu tiên;
  • Người bệnh bị thương trong cơn động kinh;
  • Cơn co giật xảy ra trong nước;
  • Người bệnh có tình trạng sức khỏe như tiểu đường, bệnh tim mạch hoặc đang mang thai.

Sơ cứu cho bất kỳ loại động kinh nào

Có nhiều loại co giật khác nhau. Hầu hết các cơn co giật kết thúc sau vài phút.
Đây là những bước chung để giúp người đang bị bất kỳ loại động kinh nào:
  • Ở lại với người bệnh cho đến khi cơn co giật kết thúc và người bệnh hoàn toàn tỉnh táo. Sau khi cơn động kinh kết thúc, hãy giúp người bệnh ngồi ở một nơi an toàn. Khi họ tỉnh táo và có thể giao tiếp, hãy kể cho họ nghe chuyện gì đã xảy ra bằng những thuật ngữ rất đơn giản;
  • An ủi người bệnh và nói chuyện một cách bình tĩnh;
  • Kiểm tra xem người bệnh có đeo thiết bị theo dõi y tế hoặc thông tin khẩn cấp khác không;
  • Giữ cho bản thân và những người khác xung quanh bình tĩnh;
  • Đề nghị gọi taxi hoặc một ai đó có thể chở người bệnh để đảm bảo họ về nhà an toàn.
Điều quan trọng nhất là chúng ta cần ở lại với người bệnh cho đến khi cơn co giật kết thúc và người đó hoàn toàn tỉnh táo.
Các cơn động kinh ở mỗi người bệnh có thể khác nhau tùy thuộc vào loại bệnh động kinh, mức độ bệnh. Hầu hết thời gian, tuân theo nguyên tắc “Giữ nguyên – An toàn – Bên cạnh” là tất cả những gì cần thiết. Các bước này có thể được điều chỉnh cho phù hợp với những gì xảy ra trong cơn động kinh và bối cảnh nơi nó xảy ra. Ví dụ, những thay đổi về nhận thức hoặc sự tỉnh táo của người bệnh và hoặc các chuyển động cơ thể trong cơn động kinh gây ra các rủi ro khác nhau. Ngoài ra, cách giữ an toàn cho người bệnh và ứng phó với cơn động kinh có thể khác nhau ở các bối cảnh khác nhau, ví dụ như ở dưới nước, trên đường phố hoặc trên phương tiện giao thông công cộng. 

Sơ cứu cho cơn động kinh co cứng - co giật toàn thể (grand mal)

Khi hầu hết mọi người nghĩ về một cơn động kinh, họ nghĩ đến một cơn co cứng co giật toàn thể, còn được gọi là cơn động kinh cơn lớn. Trong loại co giật này, người bệnh có thể kêu lên, ngã, lắc hoặc giật và không nhận thức được những gì đang xảy ra xung quanh mình.
Dưới đây là những điều chúng ta có thể làm để giúp đỡ, sơ cứu cho người đang bị loại co giật cơn lớn này:
  • Để người bệnh dễ dàng nằm xuống sàn;
  • Nhẹ nhàng xoay người bệnh sang một bên, điều này sẽ giúp người bệnh dễ thở hơn;
  • Làm sạch khu vực xung quanh người bệnh không gặp bất cứ thứ gì cứng hoặc sắc nhọn. Điều này có thể ngăn ngừa chấn thương do co giật;
  • Đặt một vật gì đó mềm và phẳng, chẳng hạn như một chiếc áo khoác được gấp lại, dưới đầu người bị co giật;
  • Tháo kính đeo mắt cho người bệnh (nếu có);
  • Nới lỏng cà vạt hoặc bất cứ thứ gì quanh cổ có thể khiến người bệnh khó thở;
  • Thời gian cơn động kinh kéo dài hơn 5 phút, hãy gọi trợ giúp y tế.

Những điều không nên làm khi hỗ trợ người bị cơn động kinh

Biết được những gì không nên làm là rất quan trọng để giữ an toàn cho một người trong hoặc sau khi lên cơn động kinh.
Không bao giờ làm bất cứ điều gì sau đây:
  • Không được giữ người bệnh xuống hoặc cố gắng ngăn chặn chuyển động của họ;
  • Không được bỏ bất cứ thứ gì vào miệng của người bệnh. Điều này có thể làm tổn thương răng, lưỡi. Chúng ta cần phải biết rằng một người bị co giật không thể nuốt lưỡi của mình;
  • Không được cố gắng hà hơi bằng miệng (như hô hấp nhân tạo). Người bị co giật thường bắt đầu tự thở lại sau một cơn động kinh;
  • Không được cho người bệnh uống nước hoặc ăn thức ăn cho đến khi họ hoàn toàn tỉnh táo.
Tại sao sơ ​​cứu động kinh lại quan trọng? Nếu chúng ta biết cách giúp đỡ một người nào đó trong cơn động kinh có thể làm được việc có ích và thậm chí là có thể cứu sống được một mạng người. Mặc dù có nhiều loại co giật khác nhau, nhưng những người bị co giật có thể bối rối, không nhận thức được chuyện gì đang xảy ra hoặc bất tỉnh. Người bệnh có thể bị chấn thương trong cơn co giật, cơn co giật có thể kéo dài quá lâu hoặc cơn co giật có thể bị nhiều cơn một lúc, đây là những trường hợp nguy hiểm, cần hỗ trợ y tế. Nhận biết được những điều này, chúng ta sẽ có những hành động phù hợp và kịp thời.
BS. Nguyễn Thùy Ngân (Thọ Xuân Đường)

Đăng ký tư vấn & khám bệnh

Bệnh nhân đăng ký khám vui lòng nhập đầy đủ thông tin. Nhà thuốc Thọ Xuân Đường sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất!
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới