Phụ nữ mang thai bị động kinh phải làm sao?

Khi nhắc đến các bệnh lý về tâm thần kinh ở nữ giới, trong đó có động kinh, nhiều người hay nghĩ rằng bệnh lý sẽ làm giảm hoặc mất khả năng sinh sản của bệnh nhân. Phụ nữ bị động kinh hoàn toàn có thể mang thai và sinh con bình thường, nếu kiểm soát tốt tình trạng bệnh, và cân nhắc chấp nhận được một số rủi ro có thể xảy đến.
Phụ nữ mang thai bị động kinh phải làm sao?

Phụ nữ mang thai bị động kinh phải làm sao?

Phụ nữ bị động kinh hoàn toàn có thể mang thai và sinh con

Khi nhắc đến các bệnh lý về tâm thần kinh ở nữ giới, trong đó có động kinh, nhiều người hay nghĩ rằng bệnh lý sẽ làm giảm hoặc mất khả năng sinh sản của bệnh nhân. Do tỷ lệ động kinh ở phụ nữ độ tuổi cũng khá cao, các nhà khoa học cũng chú trọng nghiên cứu và có kết luận rằng: Phụ nữ bị động kinh hoàn toàn có thể mang thai và sinh con bình thường, nếu kiểm soát tốt tình trạng bệnh, và cân nhắc chấp nhận được một số rủi ro có thể xảy đến. Theo một nghiên cứu trong số này cho thấy 90% phụ nữ bị động kinh (ở nhiều lứa tuổi) vẫn có khả năng mang thai.
Một nghiên cứu khác lại chỉ ra, rất nhiều trường hợp khi mang thai, đứa con thậm chí còn còn như một yếu tố kỳ diệu, bảo vệ người  mẹ ít hoặc gần như không xuất hiện các cơn co giật. (Những trường hợp này đa phần điều trị rất tích cực hoặc chuẩn bị kế hoạch cho thai kỳ).

Vai trò của bác sĩ điều trị

  • Với mọi bệnh nhân động kinh nữ có mong muốn sinh con, trước tiên đều cần giải thích sớm và rõ ràng những nguy cơ khi mang thai và sinh nở. Bên cạnh đó cũng cho bệnh nhân biết những hướng giải quyết, điều trị, chăm sóc để không dập tắt hy vọng có con của người bệnh.
  • Hướng dẫn lên kế hoạch cụ thể về lộ trình điều trị bệnh động kinh, thay đổi liều hoặc thuốc (nếu cần), hoặc dừng/ điều trị xen kẽ ra sao trước, trong thai kỳ và sau khi sinh.
  • Khi gặp các tình huống có thai lệch với kế hoạch, cần kiểm tra sức khỏe người mẹ và thai nhi. Tiếp đó giải thích kỹ tất cả các vấn đề xung quanh bệnh lý liên quan đến vấn đề mang thai để thai phụ và gia đình cân nhắc lựa chọn.
  • Một vấn đề quan trọng liên quan pháp lý: Mặc dù đã có nhiều thuốc chống động kinh ít nguy cơ ảnh hưởng đến đứa trẻ, nhưng bác sĩ vẫn phải đưa ra đủ thông tin về thuốc, và phải có giấy cam kết của thai phụ và gia đình đồng ý dùng thuốc.

Bệnh nhân cần được biết

  • Khi bệnh lý đang tiến triển hoặc kiểm soát khó, phải tăng thuốc liều cao hoặc kết hợp nhiều hơn một loại thuốc chống động kinh thì chưa nên có thai.
  • Nếu đang điều trị bằng các thuốc nguy cơ dị tật cao, đặc biệt nhóm Valproat acid và Carbamazepin cũng không nên mang thai ngay. Cần đổi hoặc dừng thuốc trước khi có thai từ 3-6 tháng.
  • Khoảng 25% số phụ nữ động kinh mang thai có tăng tần suất cơn, nhất là trong ba tháng đầu và ba tháng cuối, và rõ hơn với những trường hợp mang thai lần đầu.
  • Về vấn đề động kinh di truyền: Tỷ lệ là 25% con mắc bệnh khi có cả bố mẹ đều bị động kinh. Tuy vậy thực nghiệm lại cho thấy động kinh do di truyền điều trị đáp ứng khả quan hơn.

Theo y học cổ truyền

Xét theo y học cổ truyền, những tháng người mẹ mang thai, các kinh nuôi thai vào từng thời điểm suy yếu, không đủ chi phối cho cả mẹ và con nên gây ra tình trạng yếu mệt, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn, hay với thai phụ có triệu chứng động kinh có thể tăng tần suất cơn, tăng các triệu chứng trong và ngoài cơn. Nếu người mẹ khỏe, chuẩn bị thai giáo tốt, các kinh lạc và khí huyết đầy đủ thì không có bệnh hay ốm nghén, và các cơn co giật cũng phần nào được kiểm soát. Có thể tham khảo thời gian nuôi thai của các kinh mạch qua từng giai đoạn như sau, để có những điều chỉnh thật linh hoạt:
  • Tháng thứ nhất: Túc quyết âm Can kinh nuôi thai. (Thường thấy hoa mắt. Can huyết hư, can phong nội động cũng là một nguyên nhân dẫn đến chứng kinh phong (động kinh) có thể tái phát);
  • Tháng thứ hai: Túc thiếu dương Đởm kinh nuôi thai. (Thấy gai rét lợm giọng, sợ cơm, thèm chua);
  • Tháng thứ ba: Thủ quyết âm Tâm bào kinh nuôi thai. (Từ tháng này mới phân biết trai gái. Hay gặp mất ngủ, tim hồi hộp);
  • Tháng thứ tư: Thủ thiếu dương Tam tiêu nuôi thai. (Nóng ruột, thích ăn đồ mát);
  • Tháng thứ năm: Túc thái âm Tỳ kinh nuôi thai. (Kém ăn, đầy bụng);
  • Tháng thứ sáu: Túc dương minh Vị kinh nuôi thai. (Kém ăn, đầy bụng, hoặc vị nhiệt có thể thấy ăn nhanh đói, nóng trong);
  • Tháng thứ bảy: Thủ thái âm Phế kinh nuôi thai. (Ho);
  • Tháng thứ tám: Thủ dương minh Đại trường kinh nuôi thai.;
  • Tháng thứ chín: Túc thiếu âm Thận kinh nuôi thai. (Chân xuống máu, phù);
  • Tháng thứ mười: Túc thái dương Bàng quang kinh nuôi thai. (Phải tránh gió lạnh, nước vì dễ nhiễm cảm).

Xử trí cơn co giật khi mang thai

Trong suốt quá trình mang thai

Luôn bổ sung đầy đủ các nhóm chất cho mẹ và bé trong thai kỳ, đặc biệt chú ý sắt và acid folic, canxi, DHA, omega 3,6,9. Riêng đối với những mẹ đang sử dụng các chế phẩm chống động kinh Valproat acid và Carbamazepin nên được chỉ định sử dụng dưới dạng folate liều 4mg/ngày trước khi mang thai ít nhất 1 tháng và đến hết ba tháng đầu.
Kiểm tra thai kỳ sớm và đúng từng giai đoạn. Có thể làm các xét nghiệm tầm soát dị tật thai nhi.
Kết hợp chặt chẽ với bác sĩ đang phụ trách điều trị động kinh và bác sĩ sản để có những thay đổi phù hợp, kịp thời trong phác đồ điều trị. Mặc dù vẫn có những loại thuốc chống động kinh không chống chỉ định với phụ nữ có thai và cho con bú, nhưng cần cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ cho trẻ.

Phải làm gì khi xuất hiện cơn

Cố gắng theo dõi và lắng nghe những thay đổi trong cơ thể để có các xử trí kịp thời, tránh nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Khi thấy có những dấu hiệu như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, tay chân vô lực, quên những việc vừa mới xảy đến, hoặc bất cứ tiền triệu nào trước đó đã thấy thì cần di chuyển đến chỗ an toàn gần nhất như: Ghế ngồi, giường nằm, hoặc ít nhất là ngồi nhẹ nhàng xuống dựa vào tường; tránh càng xa càng tốt các thiết bị điện, bếp lửa, hồ ao nước…Tốt nhất nếu vẫn còn làm chủ được, hoặc có người xung quanh nên gọi sự trợ giúp để được ngồi, nằm vào nơi có trải chăn đệm mềm.
Chú ý thời gian, mức độ nghiêm trọng cơn co giật của thai phụ và đưa họ đến bệnh viện có khoa sản để kiểm tra tổng trạng sức khỏe của cả mẹ và bé.

Những thắc mắc về phụ nữ bị động kinh sau sinh

Mẹ bị động kinh có thể cho con bú sữa mẹ không?

Nếu không may mẹ bị động kinh từ trước, hoặc khởi phát trong thai kỳ hoặc sau sinh, tùy vào tình trạng sức khỏe và mẹ hoàn toàn có thể chăm sóc và cho bé bú bên cạnh sự giúp đỡ của người thân trong gia đình. Đối với việc này là điều cần thiết cho mỗi đứa trẻ sơ sinh là được chăm sóc, ủ ấm trong vòng tay mẹ ruột; hơn nữa còn tăng gắn kết những thành viên khác trong gia đình với sản phụ, hạn chế được các bệnh lý về tâm thần kinh do thay đổi nội tiết sau sinh. Khi tinh thần người mẹ được thư thái thoải mái cũng rất có lợi cho việc điều trị động kinh.
Xét về mặt nhân đạo hay trên phương diện khoa học đều khuyến khích cho trẻ mới sinh được bú mẹ càng sớm càng tốt, em bé có mẹ bị động kinh cũng không ngoại lệ. 
  • Đối với mẹ đã bị động kinh từ trước: Cho trẻ bú sớm bình thường, vì trẻ đã có thời gian 9 tháng trong bụng, làm quen với thuốc mẹ đang uống; nên loại thuốc mẹ đang dùng không gây hại quá nhiều đến sự phát triển của trẻ. Hơn nữa chỉ thấy một lượng khá nhỏ thành phần thuốc có thể có trong sữa mẹ. 
  • Đối với mẹ mới xuất hiện co giật trong thai kỳ hoặc sau sinh: Với từng chế phẩm thuốc, công ty dược đều công bố những chỉ định, chống chỉ định và lưu ý cụ thể cho các đối tượng đặc biệt như trẻ nhỏ, phụ nữ có thai và cho con bú. Thầy thuốc theo dõi sẽ có những cân nhắc lựa chọn giữa lợi ích và nguy cơ để hướng dẫn mẹ nuôi con một cách phù hợp. 
Phenobarbital cho thấy kết quả nghiên cứu với lượng thuốc vào sữa mẹ có vẻ cao hơn một số chế phẩm thuốc chống động kinh khác, khi theo dõi trẻ xuất hiện tình trạng ngủ mê man hơn bình thường. Cần báo sớm với bác sĩ điều trị để có thể thay đổi thuốc hoặc phân chia thời gian bú bình/ bú mẹ là điều cần thiết. 
Lưu ý: Nếu được thì nên có sự hỗ trợ của một người thân, phòng trường hợp mẹ lên cơn co giật khi cho bé bú. Khi cho bé bú mẹ nên ngồi trên đệm, thảm mềm, và dựa vào tường để giảm nguy cơ để rơi bé.

Khi chăm sóc con sản phụ cần lưu ý gì về tình trạng bệnh?

Theo bản năng người mẹ đều có thể tự chăm con nhỏ, nhưng cần theo dõi và kiểm soát chặt chẽ cơn co giật của người mẹ bị động kinh. Nếu việc điều trị vẫn ổn định, mẹ vẫn chăm bé được bình thường, nhưng vẫn nên lựa chọn những không gian phù hợp, an toàn.
  • Cho ăn như đã trao đổi phần trước, tương tác, trò chuyện, chơi cùng bé hoàn toàn bình thường.
  • Quần áo bé nên chọn những đồ dễ mặc, tránh chọn đồ mặc quá phức tạp gây khó khăn cho quá trình nếu mẹ tự trông bé.
  • Tắm bé tốt nhất nên có sự hỗ trợ trước khi bé biết ngồi vững. Hoặc sử dụng chậu nông, có ghế tắm bé.
  • Thay đổi không gian, nhất là lên xuống cầu thang nên có người giúp mẹ bế bé.
  • Xe đẩy cho bé dùng loại gọn nhẹ, có phanh hoặc chốt khóa bánh an toàn.
Với mỗi người phụ nữ, thiên chức được làm mẹ vô cùng thiêng liêng, đáng trân trọng. Nhưng có nhiều người mẹ không được may mắn khỏe mạnh bình thường, và có thể hoàn toàn tự chăm con, chính vì thế việc kết nối các thành viên trong gia đình để cảm thông, chia sẻ và hỗ trợ người mẹ càng được chú trọng hơn với  những mẹ bị động kinh.

Tóm lại

Động kinh không phải là một bệnh quá đáng sợ hay tước đi quyền làm mẹ của phụ nữ. Việc quan trọng là cần có kế hoạch rõ ràng, an toàn chuẩn bị cho thai kỳ; vừa để đảm bảo sức khỏe người mẹ, và giảm thiểu những nguy cơ không mong muốn cho cả hai mẹ con. Hiện có nhiều thế hệ thuốc chống động kinh mới tỷ lệ đi vào sữa hoặc gây dị tật cho trẻ khá thấp. Kết hợp với bác sĩ điều trị tích cực trong suốt quá trình mang thai.
BS. Tú Uyên (Thọ Xuân Đường)

Đăng ký tư vấn & khám bệnh

Bệnh nhân đăng ký khám vui lòng nhập đầy đủ thông tin. Nhà thuốc Thọ Xuân Đường sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất!
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới