Trên thực tế co giật là triệu chứng gặp xuất hiện trên nhiều bệnh cảnh và nguyên nhân khác nhau trong đó có hạ canxi máu. Qua các triệu chứng được chỉ ra cho thấy rất dễ nhầm lẫn với bệnh động kinh khi chưa can thiệp các xét nghiệm đặc thù. Việc chẩn đoán sai có thể dẫn đến xử trí thiếu chính xác và hiệu quả cho người bệnh. Vì thế khi gặp phải bệnh nhân có triệu chứng co giật, nếu chưa nắm được tiền sử bệnh của họ, cần phải chẩn đoán phân biệt với một số tình trạng có co giật như trên.
Bệnh cảnh của hạ canxi máu
Bệnh nhân được chẩn đoán
hạ canxi máu khi có chỉ số nồng độ canxi huyết thanh dưới 8.8 mg/dL (<2.20 mmol/L) ion canxi trong huyết thanh có nồng độ dưới 4.7 mg/dL (< 1.17 mmol). Đây là một tình trạng rối loạn điện giải khá phổ biến, bệnh cảnh phức tạp và có thể nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác như
động kinh co giật, cơn co cơ uốn ván…
Những triệu chứng điển hình của hạ canxi máu
Sự sụt giảm canxi/ ion canxi trong máu dẫn đến điện thế của màng tế bào bị chênh lệch, rối loạn, đây là nguyên nhân chính gây ra các biểu hiện trên lâm sàng của tình trạng này. Khi điện thế màng rối loạn, thần kinh cơ bị kích thích.
Cơn hạ canxi máu cấp
Khi nồng độ ion canxi trong dịch ngoại bào thấp, mà ion canxi có tương tác với mặt ngoài kênh natri và làm tăng tính thấm của ion natri qua màng các tế bào thần kinh cơ, từ đó điện thế hoạt động tự nhiên được kích hoạt gây co cơ vân. Ngoài ra cũng có các triệu chứng thuộc hệ thần kinh trung ương như: Co thắt cơ thanh quản, co giật cộng vắng ý thức không điển hình, co cứng co giật toàn thân có thể kèm toàn thân run rẩy không kiểm soát hoặc co giật cục bộ một hoặc vài bộ phận cơ bắp, giảm hoặc mất trương lực cơ…
Cơn tetany
Tetany điển hình bởi một số chứng trạng như: Rối loạn cảm giác, dị cảm ở môi, lưỡi, các bàn ngón tay chân; co thắt các cơ nhất là các cơ lưng, ngực, chi không có chủ ý và không thể kiểm soát, nặng có thể lâu và gây đau; đau nhức các cơ trong và sau khi co rút; giật, co các nhóm cơ vùng mặt…
-
Dấu hiệu Chvostek: Biểu hiện rõ nhất khi có tác động lên dây thần kinh mặt (gõ nhẹ phía trước tai) sẽ xuất hiện sự co giật các cơ mặt mà không có chủ ý của người được thực hiện. Dấu hiệu này khá điển hình trong các cơn hạ canxi máu cấp, nhưng hiếm gặp với người hạ canxi máu mạn, khoảng 10% người bình thường cũng có thể thấy dấu này.
-
Dấu hiệu Trousseau: Hay được tìm trên những người có hạ canxi máu nhưng cơn tetany tiềm ẩn, không điển hình. Đây là tình trạng cổ tay bị co đột ngột khi bị giảm và ngắt nuôi dưỡng từ máu lưu thông đến.
Cách thí nghiệm như sau: Dùng băng ép chặt, hoặc dùng cuốn đo huyết áp thủ công rồi bơm căng sao cho không sờ thấy mạch quay đập thì dừng ở mức đó trong khoảng 3 phút. Dấu hiệu dương tính khi thấy cổ tay đang băng ép gấp về phía gan bàn tay không tự duỗi ra được.
Một số tình trạng rối loạn điện giải khác cũng thấy dấu hiệu Trousseau như: Nhiễm kiềm, tăng/ hạ kali máu, tăng/ hạ magie máu và cũng gặp khoảng 5-6% ở những bệnh lý khác không có rối loạn điện giải.
Trên bệnh nhân hạ canxi máu cấp xuất hiện co giật có khoảng 20-25% cần được hỗ trợ khẩn cấp. Tình trạng nặng nề hơn khi xuất hiện trên nền bệnh nhân bị suy giáp, có thể lên đến 70%.
Hạ canxi mạn
Da, tóc, móng thường kém nhu nhuận. Da khô, tróc vảy, móng thì sần sùi, lâu dài, yếu dễ gãy… (tương tự như khi thiếu các yếu tố vi lượng).
Phù đĩa thị ở mắt hoặc đục thủy tinh thể cũng xuất hiện với chứng canxi máu ở ngưỡng thấp kéo dài. Xử trí bổ sung đường ăn uống hay tiêm canxi cũng khó cải thiện được tình trạng đục thủy tinh thể này.
Những bệnh nhân có bệnh lý về tâm thần kinh như sa sút trí tuệ, rối loạn tâm thần hay trầm cảm có hạ canxi máu mạn tính thì đây cũng là một nguyên nhân tác động đến tiến triển bệnh. Vì tình trạng này có gây tổn thương não nhẹ, có xu hướng lan tỏa.
Đã có những ghi nhận về các cơn động kinh thứ phát (có hoặc không có triệu chứng co giật) trên bệnh nhân hạ canxi máu tái diễn.
Một số nguyên nhân của hạ canxi máu
-
Suy tuyến cận giáp: Thường rõ nhất có hạ canxi máu và tăng phosphat, lâm sàng có các cơn tetany mạn tái diễn;
-
Giả suy tuyến cận giáp;
-
Thiếu hụt vitamin D và tình trạng phụ thuộc vitamin D: Làm cho hệ xương kém đáp ứng và hấp thu canxi dẫn đến các tình trạng cơ xương yếu, biến dạng xương nhất là ở các chi;
-
Các bệnh lý ở thận: Tình trạng toan hóa ống lượn gần và ống lượn xa, làm tăng đào thải canxi qua thận, hạ canxi máu nặng, giảm tỷ lệ vitamin D chuyển sang dạng hoạt động;
Những nguyên nhân khác ít gặp hơn như: Viêm tụy cấp, giảm protein toàn phần, sốc nhiễm khuẩn, tương tác qua lại bởi một số rối loạn điện giải khác (tăng phosphat máu, giảm magie máu…);
Tại sao dễ nhầm lẫn cơn hạ canxi máu với bệnh động kinh?
Đối với bệnh lý động kinh, việc chẩn đoán chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng, tiền sử bệnh, theo dõi tần suất cơn; vì đa phần với động kinh nguyên phát (không có tổn thương thực thể hệ thần kinh trung ương) các xét nghiệm thường quy hay có giá trị chẩn đoán như điện não đồ làm ngoài cơn không phải lúc nào cũng cho kết quả có giá trị. Việc theo dõi và kết luận dựa trên triệu chứng lâm sàng cũng cần phải có chuyên môn, kinh nghiệm về chuyên khoa, cũng như sự kết hợp sát sao theo dõi từ phía bệnh nhân và gia đình.
Trên thực tế co giật là triệu chứng gặp xuất hiện trên nhiều bệnh cảnh và nguyên nhân khác nhau như: Các bệnh lý rối loạn thần kinh giả động kinh (thường không có bất thường trên sự phóng điện của não bộ); co giật do sốt cao (nguyên nhân cũng dễ để lại di chứng động kinh sau này); cơn hysteria – rối loạn phân ly; cơn tetany trong hạ canxi máu, tăng phospho máu, hạ magnesi máu, suy cận giáp, còi xương/ loãng xương do thiếu hụt vitamin D, nồng độ carbon dioxide thấp…
Một tình trạng thường gặp bàn đến ở bài viết này là hạ canxi máu. Qua các triệu chứng được chỉ ra cho thấy rất dễ nhầm lẫn với bệnh động kinh khi chưa can thiệp các xét nghiệm đặc thù. Việc chẩn đoán sai có thể dẫn đến xử trí thiếu chính xác và hiệu quả cho người bệnh. Vì thế khi gặp phải bệnh nhân có triệu chứng co giật, nếu chưa nắm được tiền sử bệnh của họ, cần phải chẩn đoán phân biệt với một số tình trạng có co giật như trên.
Cách phân biệt và xử trí từng bệnh
|
Động kinh |
Hạ canxi máu |
Tiền sử |
Có thể trong quá khứ đã được chẩn đoán động kinh hoặc có nhiều triệu chứng nghĩ đến |
- Quá khứ hoặc lần đầu xuất hiện triệu chứng, và/ hoặc xét nghiệm có canxi huyết thanh/ ion canxi giảm
- Hay thấy ở trẻ bị còi xương, hoặc những người có bệnh lý tuyến giáp…
|
Triệu chứng chính |
- Cơn thoáng qua: dễ giật mình, vắng ý thức, hành động trong vô thức
- Cơn lớn: co giật toàn thân, mất ý thức, trợn mắt, sùi bọt mép, nghiến răng, có thể cắn vào cả môi lưỡi. Động kinh cơn lớn cũng dễ nhầm lẫn với các triệu chứng hạ canxi máu nhất.
|
- Co giật toàn thân, tay gấp, co quắp hay thường gọi “bàn tay đỡ đẻ”, hai chân duỗi cứng
- Có thể mất ý thức hoặc gọi hỏi vẫn biết nhưng không thể phản ứng lại
- Ở tư thế cổ gập vào ngực thường thấy người bị hạn chế khả năng thở do co thắt khí quản và gấp khúc đường thở, không được xử trí kịp thời có thể nguy hiểm tính mạng.
|
Xử trí |
Khi xảy ra cơn:
- Giữ an toàn cho bệnh nhân, tránh xa những vật nặng, sắc nhọn
- Đặt bệnh nhân nằm nghiêng đầu sang một bên, kê gối mềm, đặt khăn mềm vào miệng. Tháo nới quần áo nếu quá chật.
Điều trị lâu dài:
- Dùng thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa
- Tránh căng thẳng thần kinh, hoặc làm việc nặng nhọc, tránh xa chất kích thích rượu bia, thuốc lá…
|
Khi xảy ra cơn:
- Giữ bệnh nhân ở không gian an toàn, không nên đè ép, cố gắng để bệnh nhân tỉnh táo, không nên để ngất, hôn mê.
- Cho bệnh nhân nghiêng đầu, ngửa cổ tránh tình trạng khó thở
Nên đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt
- Tùy tình trạng mà cho dùng viên canxi sủi đường uống, hoặc tiêm/ truyền tĩnh mạch canxi dạng ion.
Điều trị lâu dài:
Bổ sung canxi, vitamin D qua thức ăn hoặc thuốc dưới sự hướng dẫn, theo dõi.
|
BS. Tú Uyên (Thọ Xuân Đường)