Điều trị bệnh động kinh

Động kinh là một bệnh phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng đa số xuất hiện ở trẻ em. Bệnh gây ảnh hưởng đến sự phát triển cả về thể chất và tinh thần đặc biệt là chất lượng sống của người bệnh.
Điều trị bệnh động kinh

Điều trị bệnh động kinh

1. Tổng quan về bệnh Động kinh

Theo nghiên cứu, 50% bệnh nhân động kinh dưới 10 tuổi và 75% bệnh nhân dưới 20 tuổi. Ở tuổi lớn hơn, tỉ lệ bệnh càng thấp và lại tăng dần khi ở độ tuổi lớn hơn 60.
Cơn động kinh xuất hiện do sự thay đổi mất kiểm soát của các nơ ron thần kinh gây ra bởi các quá trình bệnh lý gây ảnh hưởng đến não.

2. Cơ chế gây bệnh Động kinh

Trong bệnh lý Động kinh thông thường không tìm thấy tổn thương rõ ràng tại hệ thống não bộ. Giải phẫu thực thể tại não là hoàn toàn bình thường. Bệnh biểu hiện trên hệ thần kinh trung ương sự phóng điện đột ngột, quá mức, đồng bộ của một nhóm tế bào thần kinh ở vỏ não. Lâm sàng bao gồm các rối loạn về vận động, cảm giác, giác quan, tâm thần, thần kinh thực vật tùy thuộc vị trí não bị kích thích.
Theo nghiên cứu, cơ chế bệnh sinh chủ yếu gây nên cơn động kinh sự ức chế giải phóng GABA – một chất dẫn truyền thần kinh. Khi GABA được giải phóng sẽ làm giảm sự xuất hiện của các cơn động kinh. Đây cũng là cơ chế điều trị chính trong một số loại thuốc Tây ổn định cơn Động kinh như phenobarbital, acid valproic, benzodiazepine,…

3. Nguyên nhân động kinh và các yếu tố gây cơn động kinh

Nguyên nhân gây bệnh động kinh là gì? Động kinh có 2 thể là động kinh nguyên phát không rõ nguyên nhân và động kinh thứ phát. Nếu cơn động kinh tìm được nguyên nhân gọi là bệnh động kinh còn nếu cơn động kinh khởi phát do một nguyên nhân rõ ràng đã được xác định rõ gọi là động kinh triệu chứng.

Một số nguyên nhân gây bệnh động kinh thường gặp 

Động kinh do chấn thương: Để chẩn đoán cơn động kinh xuất hiện sau chấn thương sọ não, cần xác định trước chấn thương bệnh nhân hoàn toàn bình thường. Cơn động kinh đầu tiên xảy ra trong vòng 10 năm sau chấn thương.
Động kinh do bệnh lý khối u não: Tỉ lệ biến chứng cơn động kinh với người có u não lên đến 40-50%, chủ yếu xuất hiện các cơn động kinh cục bộ. Tuỳ vào vị trí khối u mà sẽ biểu hiện ra các triệu chứng cơn khác nhau. Ngoài cơn động kinh còn có thể gặp hội chứng tăng áp lực nội sọ.
Động kinh do bệnh lý mạch máu não: Có thể gặp do tổn thương hẹp lòng động mạch, u mạch, huyết khối chèn ép động – tĩnh mạch.
Động kinh do ảnh hưởng bởi di chứng viêm não, viêm màng não: Thường gặp phổ biến ở trẻ, do di chứng để lại sau bệnh lý về não. Đây cũng là nguyên nhân gây nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như khó khăn hơn trong việc ổn định bệnh.
Động kinh do ký sinh trùng: thường gặp ở trường hợp có nang sán lợn ở não, chẩn đoán dựa vào chụp CT, cộng hưởng từ MRI sọ não.

4. Phân loại Động kinh

Dựa vào nguyên nhân, tuổi, vị trí giải phẫu động kinh và mức độ biểu hiện bệnh,… để phân loại cơn Động kinh. Có nhiều cách phân loại khác nhau nhưng hiện nay phổ biến nhất y học Việt Nam nói riêng dùng theo bảng phân loại năm 1981 và 1989 của Liên đoàn Quốc tế Chống động kinh ILAE

Cơn Động kinh cục bộ

Biểu hiện bởi những cơn Động kinh xảy ra tại một số vùng nhất định tại não bộ. Trong đó lại chia ra:
- Cơn động kinh cục bộ đơn giản: Biểu hiện co giật ở tứ chi như chân, tay,…kèm theo một số ảo giác về âm thanh, mùi vị, hình ảnh,… trong cơn người bệnh còn có thể nhận biết được, không mất hoàn toàn nhận thức.
- Cơn động kinh cục bộ phức tạp: Biểu hiện co giật ở vị trí rộng hơn, có thể là cả tay chân và nửa người. Bệnh nhân thường mất hoàn toàn ý thức không nhận biết được khi cơn diễn ra, khó kiểm soát được lời nói và hành vi.

Cơn Động kinh toàn thể

Biểu hiện bởi những cơn Động kinh xảy ra khi tất cả vùng não bộ bị ảnh hưởng được chia làm 5 thể khác nhau tuỳ mức độ biểu hiện bệnh
- Cơn động kinh co cứng – co giật: Trước khi xuất hiện cơn co giật người bệnh thường có biểu hiện co cứng các cơ, khiến người bệnh ngã xuống và mất ý thức trong vòng 10-20 giây.
- Cơn động kinh co cứng hoặc co giật đơn thuần
- Cơn động kinh vắng ý thức: Bệnh nhân đột ngột tạm ngưng mọi hoạt động, mất hoàn toàn ý thức trong vài giây hoặc 1 phút, sau đó bệnh nhân tự nhận thức lại và không phát hiện ra điều gì bất thường
- Cơn động kinh rung giật cơ: Các cơ đột nhiên rung giật không kiểm soát được, kéo dài 1 vài phút
- Cơn động kinh mất trương lực cơ: Người bệnh bất ngờ đánh rơi đồ vật, hoặc bị ngã, đầu và mí mắt có thể bị sụp xuống,… Đây là biểu hiện mất trương lực của một nhóm cơ trong khi ý thức người bệnh vẫn còn nhận biết bình thường.

5. Điều trị bệnh Động kinh thế nào?

Thuốc Tây

Một số loại thuốc thường xuyên được bác sĩ kê toa trong điều trị bệnh lý Động kinh như depakine, carbamazepine, phenobarbital, keppra, trileptal, zarontin, topamax,…Thuốc có tác dụng chính gây ức chế hệ thần kinh trung ương nhằm mục đích hạn chế những cơ phóng điện bất thường trong tế bào não bộ. Khoảng 70% người bệnh có thể kiểm soát được cơn tái phát nhờ vào việc sử dụng thuốc Tây, giúp giảm tần suất cũng như mức độ biểu hiện trong cơn.
Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc Tây như buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn, suy giảm trí nhớ, rối loạn tiêu hoá,…

Thực phẩm chức năng

Bổ thần kinh và hỗ trợ tăng sinh nồng độ GABA nội sinh, hỗ trợ ổn định điện não. Tuy nhiên đây chỉ là những thực phẩm mang tính hỗ trợ, cần lựa chọn và tìm hiểu đúng thông tin sản phẩm.

Thuốc Nam Y học cổ truyền

Nhiều loại thuốc tự nhiên có tác dụng trấn kinh, an thần như Câu đằng, An tức hương, Viễn trí, Phục thần,… giúp dần ổn định cơn và tăng cường lưu thống máu lên não, điều trị từ gốc bệnh, phục hồi tổn thương nhỏ. Ưu điểm của thuốc nam là an toàn, không gây tác dụng phụ, giải quyết từ nguyên nhân gốc rễ của bệnh.
Thọ Xuân Đường là thương hiệu 16 đời đã được Guiness công nhận là nhà thuốc Đông Y nhiều đời nhất Việt Nam. Với bài thuốc gia truyền điều trị Động kinh qua 400 năm, nhà thuốc đã điều trị thành công cho rất nhiều bệnh nhân mắc chứng Động kinh mọi độ tuổi. Liên hệ để được hỗ trợ chi tiết.
BS. Hoa Nguyễn
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG
Số 5 - 7 Khu tập thể Thủy sản, Ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 0943986986 – Zalo: 0937638282

Đăng ký tư vấn & khám bệnh

Bệnh nhân đăng ký khám vui lòng nhập đầy đủ thông tin. Nhà thuốc Thọ Xuân Đường sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất!
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới