Co giật do sốt có nguy hiểm không?

Trẻ em từ 3 tháng đến 5 hoặc 6 tuổi có thể bị co giật khi sốt cao. Những trường hợp này được gọi là co giật do sốt và xảy ra ở 2% đến 5% trẻ em. Nếu cha mẹ, anh chị em, hoặc những người thân khác của trẻ từng bị co giật do sốt, thì trẻ có nhiều khả năng mắc bệnh này hơn. Vậy co giật do sốt có nguy hiểm không? Có phải đây là bệnh động kinh không? Chúng ta cùng tìm hiểu!
Co giật do sốt có nguy hiểm không?

Co giật do sốt có nguy hiểm không?

Đôi khi cơn co giật xảy ra bất ngờ trước khi người ta nhận ra rằng đứa trẻ bị bệnh. Một cơn sốt có thể bắt đầu âm thầm ở một đứa trẻ khỏe mạnh trước đó. Một cơn co giật có thể là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo gia đình rằng trẻ bị bệnh.

Có những loại co giật do sốt nào?

Co giật do sốt được chia thành hai nhóm đơn giản hoặc phức tạp.
Co giật do sốt được coi là “đơn giản” nếu đáp ứng tất cả các tiêu chí sau:
  • Co giật toàn thân;
  • Kéo dài dưới 15 phút;
  • Không nhiều hơn một trong khoảng thời gian 24 giờ.
Co giật do sốt được coi là “phức tạp” nếu có bất kỳ đặc điểm nào sau đây:
  • Bắt đầu tập trung với một bộ phận cơ thể di chuyển độc lập với những bộ phận khác;
  • Kéo dài hơn 15 phút;
  • Xảy ra nhiều lần trong khoảng thời gian 24 giờ.

Dấu hiệu co giật do sốt

Một cơn co giật do sốt thường kéo dài dưới 5 phút. Một số dấu hiệu co giật do sốt như:
  • Chân tay cứng và co giật;
  • Mất ý thức và có thể đại tiểu tiện không tự chủ;
  • Trẻ cũng có thể bị sùi bọt mép và mắt có thể trợn ngược.
Sau cơn co giật, trẻ có thể buồn ngủ và ngủ thiếp.
Đôi khi, co giật do sốt có thể kéo dài hơn 15 phút và các triệu chứng chỉ có thể ảnh hưởng đến một vùng cơ thể của trẻ, gọi là co giật do sốt phức tạp.

Cần làm những xét nghiệm gì cho trẻ bị co giật do sốt?

Câu hỏi quan trọng nhất cần được trả lời ở trẻ bị sốt co giật là “Nguyên nhân gây sốt là gì?”. Ngay cả khi cơn co giật đã qua, bất kỳ trẻ nhỏ nào bị co giật kèm theo sốt đều nên được bác sĩ khám để tìm nguyên nhân gây sốt, đặc biệt kiểm tra xem có bị nhiễm trùng não, chẳng hạn như viêm màng não hay không.
Bác sĩ sẽ đặt câu hỏi về bất kỳ triệu chứng nào gợi ý nhiễm trùng và tiến hành khám sức khỏe cẩn thận để tìm dấu hiệu nhiễm trùng. Các xét nghiệm có thể chỉ định như:
  • Có thể cần xét nghiệm máu;
  • Có thể cần chọc dò tủy sống trong một số trường hợp nếu bác sĩ nghi ngờ về bệnh viêm màng não. Điều này được thực hiện phổ biến hơn ở trẻ em dưới 12 tháng tuổi, nhưng hiếm khi cần thiết ở trẻ lớn hơn;
  • Có thể không cần phải chụp điện não đồ (EEG) và chụp cộng hưởng từ (MRI), nhưng nên thực hiện khi cơn co giật kéo dài, nếu cơn co giật bắt đầu cục bộ hoặc nếu có bất kỳ mối lo ngại nào khi khám.

Nguyên nhân co giật do sốt

Nguyên nhân của co giật do sốt vẫn chưa được biết, mặc dù chúng có liên quan đến sự khởi đầu của nhiệt độ cơ thể cao (sốt).
Cũng có thể có mối liên hệ di truyền với co giật do sốt, vì khả năng bị co giật sẽ tăng lên nếu một thành viên thân thiết trong gia đình có tiền sử mắc bệnh này.
Trong hầu hết các trường hợp, sốt cao của trẻ là do nhiễm trùng. Các ví dụ phổ biến là thủy đậu, cúm, viêm tai giữa, viêm họng, viêm não, viêm màng não.
Trong những trường hợp rất hiếm, co giật do sốt có thể xảy ra sau khi trẻ được tiêm phòng.

Xử trí co giật do sốt như thế nào?

Không thể ngăn ngừa co giật do sốt bằng cách cho trẻ tắm nước ấm, đắp khăn mát lên đầu hoặc cơ thể trẻ, hoặc sử dụng thuốc hạ sốt như Acetaminophen hoặc Ibuprofen. Làm những việc này có thể khiến trẻ đang bị sốt cảm thấy dễ chịu hơn, nhưng chúng không ngăn ngừa được các cơn co giật do sốt.
Trong cơn co giật:
  • Đặt trẻ nằm nghiêng trên một bề mặt được bảo vệ và quan sát cẩn thận;
  • Theo dõi thời gian. Nếu cơn co giật kéo dài hơn 5 phút, hãy gọi cấp cứu y tế hoặc đưa trẻ đến phòng cấp cứu.
Hầu hết trẻ em bị co giật do sốt không cần điều trị hàng ngày bằng thuốc chống co giật. Tuy nhiên, trẻ em có tiền sử co giật do sốt kéo dài và những trẻ sống ở vùng sâu vùng xa khó tiếp cận với chăm sóc y tế kịp thời nên có sẵn thuốc chống co giật dùng khi cấp cứu.
Một loại thuốc cấp cứu được thiết kế để ngăn chặn cơn co giật nhanh chóng. Có nghĩa là được sử dụng trong những tình huống nhất định, không phải hàng ngày.
Đối với trẻ bị co giật do sốt, bác sĩ có thể chỉ định thuốc chống co giật vào thời điểm một cơn co giật do sốt khác kéo dài hơn 5 phút.
Ví dụ về thuốc cấp cứu bao gồm gel Diazepam được đưa vào trực tràng, chất lỏng Midazolam được đưa vào mũi hoặc Diazapam qua đường mũi hoặc đường uống.
Cho trẻ uống Diazepam khi bắt đầu bị ốm hoặc sốt có thể làm giảm nguy cơ bị co giật do sốt ở những trẻ có tiền sử sốt cao co giật. Những đứa trẻ không bao giờ bị sốt co giật không cần phải dùng thuốc chống co giật.
Tuy nhiên, khoảng 30% trẻ được điều trị bằng Diazepam có các tác dụng phụ khó chịu, chẳng hạn như buồn ngủ, khó chịu và phối hợp kém, có thể kéo dài trong vài ngày.
Nếu trẻ thường xuyên bị co giật do sốt, hãy nói chuyện bác sĩ về cách tiếp cận tốt nhất để ngăn ngừa hoặc điều trị co giật.

Co giật do sốt có nguy hiểm không?

Trong số những đứa trẻ bị sốt co giật lần đầu tiên trước khi tròn 1 tuổi, một nửa trong số đó sẽ có ít nhất một cơn nữa. Trong số trẻ trên 1 tuổi khi cơn co giật đầu tiên xảy ra, khoảng 1/4 trẻ sẽ có nhiều cơn hơn.
Tuy nhiên, tiên lượng dài hạn không đáng lo ngại nhiều. Phần lớn trẻ em bị co giật do sốt không bị co giật như vậy nữa sau 5 tuổi.

Co giật do sốt có nguy cơ phát triển bệnh động kinh không?

Trẻ bị co giật do sốt có nguy cơ phát triển bệnh động kinh khi:
  • Có các vấn đề với sự phát triển của trẻ trước khi sốt co giật;
  • Bị co giật do sốt phức tạp kéo dài hơn 15 phút, nhiều hơn một cơn co giật trong 24 giờ hoặc co giật mà chỉ có một bên cơ thể bị ảnh hưởng;
  • Co giật mà không sốt ở cha mẹ hoặc anh chị em ruột.

Làm thế nào để những rủi ro đó ảnh hưởng đến khả năng trẻ sẽ phát triển bệnh động kinh?

  • Nếu đứa trẻ không có những yếu tố rủi ro này, khả năng phát triển bệnh động kinh ở trẻ em sau này chỉ là 1% đến 2%. Điều này rất giống với nguy cơ phát triển bệnh động kinh ở bất kỳ đứa trẻ nào khác.
  • Trẻ em có 1 trong các yếu tố rủi ro này có 2,5% khả năng mắc bệnh động kinh sau này;
  • Đối với trẻ có 2 hoặc 3 yếu tố nguy cơ, khả năng phát triển bệnh động kinh sau này của trẻ dao động từ 5% đến hơn 10%;
  • Trong một số ít trường hợp, co giật do sốt kéo dài hơn 30 phút có thể gây ra mô sẹo ở thùy thái dương của não. Ở một số trẻ này, bệnh động kinh mãn tính phát triển.
Nếu các bậc phụ huynh lo lắng về cơn co giật do sốt của con mình, hãy đưa trẻ đi khám bệnh, xin ý kiến tư vấn của ​​bác sĩ thần kinh nhi khoa hoặc bác sĩ điều trị bệnh động kinh.
BS. Nguyễn Thùy Ngân (Thọ Xuân Đường)

Đăng ký tư vấn & khám bệnh

Bệnh nhân đăng ký khám vui lòng nhập đầy đủ thông tin. Nhà thuốc Thọ Xuân Đường sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất!
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới