Bệnh nhân động kinh dễ bị trầm cảm hơn

Trầm cảm có thể xuất hiện đơn lẻ trên người bệnh chỉ có rối loạn về khí sắc, tâm trạng mà thành bệnh; nhưng cũng là bệnh lý đi kèm phổ biến nhất là với các bệnh lý mạn tính như bệnh động kinh.
Bệnh nhân động kinh dễ bị trầm cảm hơn

Bệnh nhân động kinh dễ bị trầm cảm hơn

Cùng tìm hiểu qua về bệnh động kinh và bệnh trầm cảm 

Động kinh (Epilepsy - bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp cổ ἐπιληψία (epilēpsía): có nghĩa là co giật) là một nhóm các bệnh lý thần kinh mạn tính đặc trưng bởi các cơnBệnh nhân động kinh dễ bị trầm cảm hơn co giật, gây ra do hoạt động thần kinh bất thường, đồng bộ và quá mức ở não. Bệnh lý này trầm trọng hơn khi việc điều trị cần lâu dài, thường xuyên nhưng không được tuân thủ, cùng với các bệnh lý đi kèm, thứ phát do tai nạn khi co giật, những thay đổi về mặt tâm thần kinh do tác động khách quan và cả chủ quan.
Trầm cảm là một rối loạn tâm thần, được nhắc đến lần đầu trong học thuyết thể dịch của Hippocrate. Giới y khoa quan tâm nhiều đến bệnh lý này kể từ thế kỷ XVII, khoảng cuối thế kỷ XX đến nay, căn bệnh này gia tăng bùng phát và đang trở thành thách đố lớn với thời đại. Trầm cảm có thể xuất hiện đơn lẻ trên người bệnh chỉ có rối loạn về khí sắc, tâm trạng mà thành bệnh; nhưng cũng là bệnh lý đi kèm phổ biến nhất là với các bệnh lý mạn tính như bệnh động kinh.

Vậy có sự liên quan gì giữa bệnh động kinh và trầm cảm?

Từ 400 năm trước Công Nguyên, nhà y học Hippocrate đã những ghi nhận có những mối liên hệ, tương tác qua lại giữa động kinh và trầm cảm. Qua các nghiên cứu cho đến gần đây cho thấy, trầm cảm là bệnh lý hay đi kèm nhất với động kinh, tỷ lệ từ 20-60% ở những bệnh nhân động kinh lâu năm, co giật tái lại nhiều lần (con số này là khoảng 17,5% dân số chung và 30% với những bệnh lý mạn tính có thể gây tàn phế khác). Bên cạnh đó, hơn 30% bệnh nhân động kinh có than phiền gặp phải những rối loạn khí sắc, bất thường về quản lý cảm xúc (Nghiên cứu của tác giả Cullère 2000 và Gilliam 1997).
Trong một nhóm 175 bệnh nhân động kinh được thăm khám ngoại trú, có 55% bệnh nhân đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán trầm cảm dựa theo thang đánh giá HDRS (Hamilton Depression Rating Scale).
Trong một nhóm 88 bệnh nhân động kinh được theo dõi tại khoa nội tổng quát có 22% bệnh nhân bị trầm cảm dựa theo Clinical Interview Schedule.
So sánh giữa tỷ lệ bệnh nhân bị động kinh không được điều trị và kiểm soát số cơn hiệu quả thì con số mắc trầm cảm ít nhất cao gấp 3-10 lần lượng bệnh nhân trầm cảm trên tổng dân số.
Lại có một nghiên cứu dịch tễ học chỉ ra trên những người có tiền sử trầm cảm thì khả năng bị động kinh cao hơn từ 4-7 lần. Ở Winconsin (Mỹ) đã tiến hành một nghiên cứu trên 53 trẻ dưới 18 tuổi được chẩn đoán động kinh nguyên phát lần đầu, với phương pháp dùng các bộ câu hỏi thống nhất cho số liệu: khoảng 25% bệnh nhân có rối loạn trầm cảm trước khi xuất hiện cơn co giật đầu tiên. Kết quả so sánh này cho thấy có mối quan hệ hai chiều giữa hai bệnh lý trên.
Có một số cách giải thích cho mối liên quan này: 
  • Trầm cảm đồng diễn là kết quả của sự gia tăng các vấn đề tâm lý xã hội (như sự kỳ thị, khó hòa nhập môi trường sống) liên quan đến động kinh;
  • Khi cơn co giật thường xuyên tái lại càng tăng nguy cơ bị rối loạn tâm thần, trầm cảm;
  • Trầm cảm gây ức chế não bộ, làm tăng phản ứng của sóng não;
  • Cả động kinh và trầm cảm đều có thể do các bất thường của não.

Giải thích theo sinh lý bệnh

Trên kết quả chẩn đoán hình ảnh, những bệnh nhân động kinh có các biểu hiện  triệu chứng trầm cảm nặng thường đi kèm với sự rối loạn về chức năng trong não bộ. Trong một nghiên cứu của Quiske (2000) 60 bệnh nhân bị động kinh thùy thái dương, điểm số trầm cảm ở thang đánh giá BECK (BDI) tăng cao hơn một cách có giá trị trên các bệnh nhân có hình ảnh học cộng hưởng từ cho thấy có xơ cứng vùng thái dương giữa hơn là những bệnh nhân có thương tổn vùng vỏ não mới. Trong một nghiên cứu khác (Schmitz 1997) chụp cắt lớp SPECT cho thấy có mối liên quan giữa sự tăng điểm số BDI và sự giảm lưu lượng máu đến thùy não thái dương và trán. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh hay tìm thấy mối liên hệ giữa vị của vùng gây động kinh và sự xuất hiện trầm cảm.

Các yếu tố nguy cơ mắc trầm cảm trên bệnh nhân động kinh

Đối với bệnh nhân động kinh, có rất nhiều những yếu tố nguy cơ, quyết định đến sự xuất hiện của cá rối loạn trầm cảm, trong đó bao gồm những yếu tố sinh học và tâm lý - xã hội. Các thể động kinh khác nhau cũng có một vai trò nhất định. Đặc biệt, trầm cảm thường gặp ở những bệnh nhân có các cơn động kinh cục bộ phức tạp nguồn gốc thái dương hay trán (tỷ lệ 62%), nhiều hơn những bệnh nhân có những cơn co cứng - co giật toàn thể nguyên phát (Kanner 2002; Perini 1996). 
Cũng trong nghiên cứu này chưa ghi nhận các đặc điểm về thời gian bị bệnh và tần suất xuất hiện cơn co giật có ảnh hưởng đến khả năng mắc trầm cảm thứ phát. Tuy nhiên, theo các tác giả khác, có rất nhiều những yếu tố nguy cơ khác của trầm cảm, ví dụ như sự toàn thể hóa thứ phát của những cơn động kinh cục bộ, những cơn co giật đã kháng trị với thuốc chống động kinh, việc kết hợp dùng quá nhiều loại thuốc cùng một lúc, sử dụng các chất kích thích nên tránh như rượu bia, thuốc lá, chất ma túy và có thể do di truyền hay liên quan đến giới tính. Mặc dù thế, bệnh trầm cảm trong cơ cấu dân số chung gặp nhiều hơn ở nữ giới, bệnh động kinh lại thống kê nam giới nhỉnh hơn (Mendez 1986).

Thuốc chống động kinh và trầm cảm 

Sự quan tâm về vai trò của thuốc chống động kinh gây ra trầm cảm cũng tăng lên theo sự ra đời của các thuốc chống động kinh mới (Mula và Sandeer, 2007), dẫn đến sự trở lại của khái niệm bình thường hóa bởi áp lực. Các thuốc chống động kinh liên quan đến tác dụng này thường tác động ở phức hợp thụ thể benzodiazepine-GABA (ví dụ tiagabine, topiramate, vigabatrin, carbamazepine và valproate). Thường không khó để thấy sự thay đổi khí sắc ở trẻ em dùng những loại thuốc này, thậm chí ở liều thấp, đặc biệt là ở những bệnh nhân động kinh thùy thái dương. Các báo cáo ca lâm sàng cho thấy levetiracetam thường gây rối loạn khí sắc (trầm cảm, kích thích) cũng như rối loạn hành vi, những rối loạn này được cải thiện nếu dùng thêm vitamin B6 và B12. Có thể có sự tương tác giữa các thuốc chống trầm cảm và thuốc chống động kinh. Điều này phụ thuộc rất lớn vào chuyển hóa của gan, vì vậy điều quan trọng là biết thuốc được chuyển hóa ở đâu và chúng kích thích hay ức chế chuyển hóa của những thuốc khác. Các thuốc chống trầm cảm có thể làm tăng nguy cơ của cơn co giật (Mula và cộng sự, 2004).

Tác động của trầm cảm đi kèm động kinh

Trong tất cả các rối loạn tâm thần liên quan đến bệnh động kinh, Perrine (1995) đã dùng thang điểm Quality of Life in Epilepsy Inventory chứng minh trầm cảm là bệnh lý đi kèm có tác động lớn nhất lên chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Luận điểm này được khẳng định một lần nữa với nghiên cứu của Lehrner năm 1999 trên 56 bệnh nhân động kinh thùy thái dương như sau: trầm cảm là yếu tố có những tác động mạnh mẽ nhất lên chất lượng cuộc sống (có liên quan đến sức khỏe, bệnh tật); mối liên quan này còn ảnh hưởng bởi tần suất và các triệu chứng nặng nhẹ trong và ngoài cơn, những thay đổi tâm lý xã hội theo thời gian.
Tất cả những nghiên cứu về tác động của trầm cảm đi kèm động kinh lên chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đều mang ý nghĩa thực tế. vấn đề này cũng giải thích được một phần tỷ lệ tự sát tăng hơn 5 lần ở bệnh nhân động kinh so với dân số chung. Trên thực tế ngoài những tai nạn thứ phát xảy ra do cơn co giật, thì tự tử chiếm tỷ lệ cao nhất trong các nguyên nhân tử vong ở bệnh nhân động kinh.

Điều trị trầm cảm ở bệnh nhân động kinh

Đến nay chưa có hệ thống hóa về việc điều trị các bệnh lý đi kèm với động kinh như trầm cảm. Cũng có giả thuyết chưa chứng minh rõ ràng không có sự khác biệt về đáp ứng điều trị thuốc trầm cảm giữa các bệnh nhân động kinh và các bệnh nhân khoa khác. 
Có hai tình  huống đặc biệt cần được chú ý khi tiếp nhận:
  • Sau khi tự dừng một loại thuốc co giật mà có tác dụng giúp ổn định khí sắc (ví dụ: lamotrigine, carbamazepine…) bệnh nhân xuất hiện biểu hiện trầm cảm, có thể không điển hình. Xử trí: tình huống này trước tiên cần chỉ định uống lại các thuốc đó, nếu trước đó đáp ứng thuốc tốt thì khí sắc có thể trở lại bình thường ngay khi dùng thuốc trở lại.
  • Việc tăng liều hay sử dụng thêm một thuốc chống động kinh có ảnh hưởng ức chế như barbituriques. Xử trí: cần giảm liều hoặc ngưng hẳn dòng thuốc đó; nhẹ thì các triệu chứng sẽ ổn định, còn nếu không thuyên giảm cần cân nhắc chỉ định thêm một loại thuốc chống trầm cảm.
Những trường hợp bắt buộc kết hợp thuốc chống trầm cảm, cần kiểm soát sự gia tăng đột ngột số cơn co giật, và tương tác giữa các loại thuốc cũng phải quan tâm. 
Lựa chọn thuốc: Thứ nhất đặt hiệu quả chống trầm cảm lên trước, vì những ảnh hưởng tiêu cực đã chứng minh trên. Thứ hai việc tương tác thuốc và ảnh hưởng tần suất cơn có thể xảy ra, nên xem xét chọn những loại thuốc ít hoặc không chi phối tác dụng của nhau. Những loại thuốc cần chú ý: thuốc ức chế tái hấp thu serotonine và thuốc chống trầm cảm ba vòng. Vì những thuốc này có ảnh  hưởng đến sự chuyển hóa của cytochrome P450, gây ảnh hưởng giảm ngưỡng động kinh,  trường hợp này không xảy ra với tianeptine có chuyển hóa độc lập đối với cytochrome P450 (vidal 2003).
Vấn đề cấp thiết và quan trọng điều trị động kinh kèm trầm cảm là phải được điều trị với thuốc đủ liều và đủ thời gian. 

Tạm kết

Trong quá trình tiến triển mạn tính của bệnh lý động kinh, bệnh lý trầm cảm đi kèm hay gặp nhất, và hầu hết đều phát hiện thấy bất thường chức năng não bộ trên các bệnh nhân bị song song hai bệnh này. Các bệnh nhân động kinh cục bộ phức tạp thống kê khoảng hơn 60% mắc kèm trầm cảm. Và rối loạn trầm cảm có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân động kinh. Việc đánh giá, chẩn đoán và lựa chọn thuốc chống trầm cảm cho bệnh nhân động kinh cũng cần dựa trên rất nhiều yếu tố khác. 
Các phương pháp dùng thuốc kết hợp không dùng thuốc của y học cổ truyền đem lại hiệu quả cao trong điều trị các bệnh lý rối loạn tâm-thần kinh. Nhà thuốc Đông y Gia truyền Thọ Xuân Đường là cơ sở truyền thống, có thế mạnh điều trị động kinh và các bệnh lý kèm theo.
BS. Tú Uyên

Đăng ký tư vấn & khám bệnh

Bệnh nhân đăng ký khám vui lòng nhập đầy đủ thông tin. Nhà thuốc Thọ Xuân Đường sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất!
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới