Tỉ lệ người mắc bệnh động kinh đang ngày một gia tăng trong xã hội hiện đại. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng hay lây từ người này sang người khác nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý chung và sự phát triển của người bệnh, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé!
1. Bệnh động kinh là gì? Nguyên nhân do đâu?
Bệnh động kinh là bệnh lý của hệ thống não bộ biểu hiện bằng những cơn co giật xuất hiện đột ngột, có tính chất lặp lại. Nguyên nhân là do sự phóng điện quá mức của một nhóm tế bào thần kinh.
70% người mắc bệnh động kinh đều không thể tìm thấy rõ nguyên nhân gây khởi phát bệnh, còn được gọi là động kinh vô căn, những nguyên nhân bệnh động kinh còn lại bao gồm:
-
Yếu tố di truyền từ bố/mẹ sang con
-
Trong quá trình mang thai và sinh đẻ trẻ gặp chấn thương, bệnh lý
-
Tai nạn giao thông, tai nạn lao động gây chấn thương não bộ
-
Bệnh lý về não như dị dạng mạch máu não, teo não, viêm não, màng não, u não…
-
Bệnh lý truyền nhiễm
-
Sốt cao tiến triển thành bệnh lý co giật ở trẻ nhỏ
2. Biểu hiện của bệnh động kinh
Các triệu chứng của bệnh động kinh có thể kéo dài từ vài giây đến vài phút tuỷ thể bệnh bao gồm động kinh cục bộ hoặc toàn thể, các dấu hiệu hay gặp dễ nhận biết là:
-
Đột ngột ngã, mất ý thức
-
Tứ chi co cứng không kiểm soát được
-
Sùi bọt mép, răng cắn chặt
-
Mắt trợn ngược hoặc nhìn chằm chằm vào một điểm
-
Không kiểm soát được hành vi
-
Đại tiểu tiện mất kiểm soát
3. Bệnh động kinh có nguy hiểm không?
Bệnh động kinh là bệnh lý mãn tính cần được điều trị kịp thời và duy trì lâu dài. Hơn 70% người bệnh có thể kiểm soát tốt bằng thuốc. Trong trường hợp không điều trị hoặc điều trị không đúng cách, bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, ảnh hưởng đến sự phát triển của trí tuệ, rối loạn hành vi và tâm thần,…
Với người lớn: Cơn động kinh xảy ra khi bệnh nhân đang lái xe hoặc làm việc ở những môi trường có máy móc, vật dụng cứng nhọn sẽ rất nguy hiểm nếu bất ngờ cơn xảy ra khiến người bệnh đột ngột ngã và mất đi ý thức. Có nguy cơ đuối nước khi bơi lội hoặc ngã khi đang leo trèo.
Với trẻ nhỏ: Ở giai đoạn sơ sinh có thể dẫn đến nguy cơ ngạt, dị tật, di chứng tốn thương não, ảnh hưởng đến sự phát triển cả về thể chất và trí tuệ của trẻ.
Ngoài ảnh hưởng đến sức khoẻ, người bệnh động kinh còn bị áp lực tâm lý luôn tự ti, mặc cảm về bệnh tật, bi quan vào cuộc sống. Nếu không được giải toả có thể dẫn đến bệnh lý trầm cảm, tâm thần.
Trẻ bị động kinh có nên đi học không?
-
Bố mẹ nên để trẻ đi học để hoà nhập với bạn bè và giúp tâm lý trẻ được thoải mái hơn. Tuy nhiên phải lựa chọn và xác định mục tiêu học phù hợp với sự phát triển của trẻ, không bắt ép trẻ học và động viên tinh thần con.
Phụ nữ bị động kinh có thể lập gia đình và sinh con không?
-
Nếu người phụ nữ mắc bệnh động kinh thì tỉ lệ di truyền sang con 3-5%, phần lớn trẻ sinh ra đều khoẻ mạnh và phát triển bình thường. Tuy nhiên cần lưu ý nên điều trị ổn định cơn trước khi muốn mang thai vì trong vòng 3 tháng đầu thuốc chống động kinh có thể gây ảnh hưởng đến thai và gây thay đổi nội tiết, tâm lý của cơ thể. Theo dõi đầy đủ trong suốt thai kỳ và sau khi sinh con. Nếu gặp các vấn đề về sức khoẻ nên đi khám để nhận sự tư vấn từ bác sĩ.
4. Phòng tránh bệnh động kinh như thế nào?
Những yếu tố gây tăng cơn động kinh có thể kể đến như áp lực, căng thẳng, stress, thay đổi tâm lý, ngủ muộn, hay dùng các chất kích thích như rượu bia cà phê, lao động nặng quá sức. Chính vì vậy người bệnh nên lưu ý những vấn đề sau:
-
Dùng thuốc đều đặn kể cả khi 3-6 tháng không phát hiện cơn. Muốn giảm liều cần sự theo dõi và chỉ định của bác sĩ điều trị.
-
Không để trẻ em tắm một mình đặc biệt trong bồn nước, không để trẻ ở gần những vật dụng đồ đạc gây nguy hiểm như dao kéo, ổ điện, bếp điện, bếp ga,…
-
Không chơi điện tử hoặc xem ti vi, điện thoại nhiều vì nó phát ra song điện từ không tốt cho não bộ.
-
Đối với trẻ em khi đi học mà mắc bệnh, bố mẹ nên cho thầy cô biết về sức khoẻ của con để có thể theo dõi sát sao cũng như quan tâm, giúp đỡ trẻ hoà nhập với các bạn, không gây áp lực tâm lý cho trẻ.
-
Mọi hoạt động leo trèo, bơi lội,… nên phải hạn chế và được theo dõi từ người khác
5. Làm gì khi gặp người đang lên cơn động kinh?
Xử trí đúng khi gặp người lên cơn động kinh bạn nên để bệnh nhân nằm trên một mặt phẳng an toàn và để đầu nghiêng về một bên. Tạo không gian thoáng để người bệnh dễ thở, không nên tụ tập đông người.
-
Không cho bệnh nhân uống nước hay bất kỳ loại thuốc gì
-
Không bấm huyệt, châm cứu
-
Không cột chân tay người bệnh lại
Nếu sau 5-10 phút mà các cơn vẫn tái diễn với tần suất dày nên đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế
6. Bệnh động kinh có chữa được không?
Hơn 90% người mắc bệnh động kinh có thể điều trị ổn định bệnh bằng thuốc Tây. Nhóm thuốc chống co giật thế hệ mới và cũ đều được bác sĩ chỉ định tuỳ vào tình trạng bệnh của từng người. Mặc dù duy trì thuốc đều nhưng có đến 30% số bệnh nhân vẫn tái diễn tình trạng bệnh và khó duy trì ổn định. Ngoài việc điều trị nội khoa, hiện nay có nhiều phương pháp điều trị động kinh mới ra đời như điều trị ngoại khoa, thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt,…
Sử dụng thuốc Nam điều trị bệnh lý Động kinh cũng đang là một xu hướng mới mà nhiều người tìm đến vì lý do an toàn, có cơ hội ổn định lâu dài. Nhiều trường hợp bệnh ở giai đoạn nhẹ, điều trị sớm đã khỏi hoàn toàn, không cần phụ thuộc và thuốc Tây.
Để được tư vấn về điều trị theo liệu trình thuốc Nam, các bạn nên tìm đến những cơ sở khám chữa bệnh lâu đời, có uy tín để được tư vấn phương pháp điều trị chính xác, tiết kiệm thời gian và chi phí.
BS. Hoa Nguyễn