Động kinh là một trong những bệnh lý mạn tính hay gặp của não bộ, bệnh có thể gặp ở mọi giới tính, độ tuổi khác nhau, nhưng thường gặp nhất ở trẻ nhỏ và người lớn trên 65 tuổi. Vậy nên, bệnh động kinh hoàn toàn có thể xuất hiện ở trẻ sơ sinh và nhũ nhi. Tuy nhiên, triệu chứng và biểu hiện của bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh có thể khác nhau ở từng vị trí, mức độ tổn thương não và hệ thần kinh trung ương. Những dấu hiệu nhận biết bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến động kinh ở trẻ sơ sinh? Và còn rất nhiều câu hỏi được các bậc cha mẹ đặt ra, hãy cùng Nhà thuốc Thọ Xuân Đường đi tìm câu trả lời dưới bài viết dưới đây nhé!
Bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh là một bệnh lý não mạn tính, gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, được đặc trưng bởi sự phóng điện đột ngột quá mức, đồng bộ và nhất thời của một nhóm các neuron thần kinh bị rối loạn trong não, các cơn động kinh tự tái diễn lặp lại nhiều lần với sự thay đổi từ cảm giác, nhận thức, đến hành vi vận động, hay chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể.
Tuy nhiên, động kinh ở trẻ sơ sinh có điều đặc biệt hơn các dạng bệnh khác là chúng rất dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng khác như phản xạ tự nhiên của trẻ, chứng co thắt lành tính ở trẻ sơ sinh... và rất khó để phát hiện ra bệnh sớm ở trẻ sơ sinh nên việc điều trị thường bị chậm trễ.
2. Nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh bị mắc bệnh động kinh?
Theo báo cáo thống kê từ các chuyên gia về thần kinh học cho thấy, bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh thường xảy ra do các yếu tố như đột quỵ trước khi sinh, trong khi sinh hoặc sau khi sinh gây tổn thương não bộ ở trẻ.
• Đột quỵ trước sinh
Trong suốt thai kỳ của mẹ và bé, nếu thai nhi có nang não hay có tình trạng co thắt quá mức mạch máu làm hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn, lưu lượng máu đến các tế bào não giảm đi, não thiếu dưỡng chất và oxi sẽ gây tổn thương não khó hồi phục.
Băng huyết khi sinh làm mẹ mất máu, máu không đủ dẫn đến não của thai nhi trong quá trình sinh, khiến trẻ bị đột quỵ trước sinh từ đó dễ gây nên bệnh động kinh khi trẻ ra đời.
• Đột quỵ sau khi sinh
Sau khi chào đời, nếu trẻ sơ sinh nhiễm trùng van tim, viêm nội tâm mạc hay bị dị tật tim bẩm sinh khiến nhịp tim không ổn định, việc bơm máu lên não không ổn định, hình thành huyết khối gây tắc nghẽn hoặc thiếu máu não thì rất có thể sẽ gây đột quỵ ở trẻ sau sinh.
Trẻ sinh non, nhẹ cân hay có can thiệp sản khoa (hút thai, dùng kẹp lấy thai) có thể gây chấn thương não bộ hoặc gây ngạt, hạ đường máu kèm suy hô hấp… từ đó có thể xuất hiện cơn động kinh.
Tuy nhiên, chỉ có khoảng 65% nguyên nhân gây bệnh động kinh được phát hiện. Nhiều trường hợp trẻ bị động kinh nhưng không phát hiện được nguyên nhân gây động kinh, dẫn tới việc điều trị bệnh gặp nhiều khó khăn.
3. Những dấu hiệu nhận biết bệnh động kinh ở trẻ sơ sinh là gì?
Các dấu hiệu, biểu hiện của cơn động kinh ở trẻ sơ sinh thường chưa rõ ràng, khó nhận biết, nhiều khi gây nhầm lẫn dẫn đến sự chậm trễ trong việc điều trị. Những dấu hiệu triệu chứng bệnh động kinh có thể nhận biết theo từng dạng cơn động kinh đó là:
• Cơn co giật sơ sinh có yếu tố gia đình
Trẻ có biểu hiện co giật cơ bắp, đôi khi ngưng thở vài giây, co cứng cơ có thể kéo dài vài phút, thường xuất hiện ngay những ngày đầu sau sinh.
• Cơn co thắt ở trẻ sơ sinh
Đầu trẻ cúi gập liên tục về phía trước, chân và tay co vào ngực, hoặc đầu ngửa ra sau, hai tay nắm chặt và hai chân duỗi cứng, cơn co thắt này thường xảy ra khi trẻ được 4 – 8 tháng tuổi.
• Động kinh cơn lớn ở trẻ sơ sinh
Trẻ có biểu hiện co giật toàn thân, mắt trợn ngược, khóc thét lên, da nhợt nhạt, môi tím tái, miệng chảy nước bọt, đại tiểu tiện không tự chủ.
• Cơn vắng ý thức
Trẻ có các dấu hiệu vắng ý thức tạm thời như dừng lại động tác hay hành động đang làm, miệng nhai hoặc mút lưỡi, mắt nhìn chằm chằm về một hướng hoặc hoặc di chuyển mắt và đầu sang một bên, không nhận thức được những gì đang xảy ra xung quanh, trẻ sẽ bị té ngã nếu không được ẵm bồng.
• Cơn cục bộ đơn giản vận động
Khi lên cơn động kinh dạng này, các ngón tay, ngón chân của trẻ sơ sinh sẽ bị co giật liên tục khoảng vài giây. Một số trẻ sẽ bị co giật một bên mặt nhưng không gây mất ý thức, trẻ vẫn phản ứng lại với hoạt động, lời nói.
• Cơn động kinh cục bộ đơn giản cảm giác, giác quan
Trẻ không bị mất ý thức, các cảm nhận về giác quan bị rối loạn hoặc mất đi ngắn hạn. Động kinh dạng này ở trẻ sơ sinh rất khó để phát hiện, thường cho đến khi trẻ có nhận thức và biểu đạt bằng lời nói mới có thể.
Và nếu
bệnh động kinh ở trẻ em tiến triển nặng hơn, cơn động kinh xảy ra nhiều lần trong ngày, kéo dài hàng tháng trời, việc dùng thuốc Tây y không có tác dụng thì khi trẻ lớn dần lên và trưởng thành, đa phần sẽ có những cơn động kinh mới, và đặc biệt trẻ thường sẽ bị chậm phát triển thể chất và trí tuệ.
Trẻ sơ sinh vừa mới chào đời nên thể chất và nhận thức còn yếu ớt, cộng thêm việc mắc bệnh động kinh hệ thần kinh trung ương vẫn còn hoạt động kém, thức ăn cho trẻ chủ yếu là sữa mẹ, nên việc cho trẻ dùng thuốc đúng giờ, đúng liều rất khó khăn. Do đó, việc chăm sóc trẻ sơ sinh bị động kinh cần được bố mẹ thực hiện tỉ mỉ, cẩn thận hơn rất nhiều.
Hiện nay, dựa vào những lý luận y học cổ truyền kết hợp với cơ chế bệnh sinh, căn nguyên gây bệnh của y học hiện đại, Nam Y đã nghiên cứu và ứng dụng chữa trị bệnh động kinh một cách tối ưu.
Một trong số những nhà thuốc đang ứng dụng Nam y trong chữa bệnh Động kinh đạt kết quả cao phải kể đến Nhà thuốc gia truyền Thọ Xuân Đường. Với kinh nghiệm hơn 400 năm chữa bệnh cứu người, 16 đời làm nghề y với bài thuốc gia truyền nhiều đời, Nhà thuốc gia truyền Thọ Xuân Đường đã và đang điều trị cho rất nhiều bệnh nhân không may mắc bệnh động kinh cho kết quả tốt. Ngoài sử dụng phương pháp “thất chẩn” để chẩn đoán một cách toàn diện về loại bệnh, giai đoạn, mức độ của bệnh động kinh, Nhà thuốc Thọ Xuân Đường còn sử dụng phương pháp chẩn đoán kinh lạc thông qua các tỉnh huyệt bằng máy móc hiện đại, xác lập tình trạng bệnh theo quy luật sinh học. Từ đó xây dựng lên nguyên tắc chữa bệnh động kinh hiệu quả.
BS. Thu Thủy
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe vui lòng liên hệ
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG
Số 5 - 7 Khu tập thể Thủy sản, Ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 0943.986.986 – 0937.638.282