Trẻ em mắc bệnh động kinh có cần can thiệp phục hồi chức năng?

Bệnh động kinh ở trẻ em là một bệnh lý thần kinh khá phổ biến trong xã hội hiện nay. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ với hệ thần kinh còn non yếu nên khi cơn động kinh xuất hiện sẽ rất dễ gây ra những tổn thương não bộ ở trẻ. Hậu quả là trẻ có thể gặp phải các vấn đề trong sinh hoạt, giao tiếp hàng ngày, khả năng tự bảo vệ chăm sóc bản thân hay khả năng tư duy và nhận thức.
Trẻ em mắc bệnh động kinh có cần can thiệp phục hồi chức năng?

Trẻ em mắc bệnh động kinh có cần can thiệp phục hồi chức năng?

Vậy làm thế nào để hạn chế những biến chứng mà bệnh động kinh có thể gây ra cho trẻ, cần can thiệp phục hồi chức năng cho trẻ mắc bệnh động kinh khi nào, hãy cùng Nhà thuốc Thọ Xuân Đường tìm hiểu nhé!

1. Bệnh động kinh ở trẻ em là gì?

Bệnh động kinh ở trẻ em (Epilepsy in children) là một bệnh lý thần kinh ở trẻ được đặc trưng bởi những cơn rối loạn kịch phát thành nhịp của các neuron thần kinh, hậu quả gây ra những cơn co giật về vận động lặp đi lặp lại nhiều lần kèm theo thay đổi về cảm giác, giác quan và ý thức. Do đó, nếu trẻ mắc bệnh động kinh không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, trẻ có thể gặp phải những di chứng về thần kinh khi lớn dần lên. Vậy nên, cha mẹ và người thân trong gia đình cần đặc biệt quan tâm chăm sóc trẻ nhất là trong giai đoạn trẻ phát triển não bộ và thể chất. 

2. Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh động kinh ở trẻ em

Cho tới nay thì nguyên nhân gây bệnh động kinh ở trẻ em vẫn chưa được xác định rõ ràng, tuy nhiên các chuyên gia về bệnh động kinh đã chỉ ra được một số yếu tố nguy cơ có thể gây khởi phát cơn động kinh ở trẻ em gồm: 

Yếu tố di truyền gia đình

  • Nếu người thân trong gia đình như cha mẹ, anh chị em ruột… của trẻ đã từng bị mắc bệnh động kinh thì trẻ sẽ có nguy cơ mắc bệnh động kinh cao hơn so với những trẻ khác, càng có nhiều thành viên trong gia đình bị mắc bệnh động kinh thì tỷ lệ di truyền bệnh động kinh sẽ càng cao hơn. Xem thêm: Bệnh động kinh có di truyền không?

Yếu tố xảy ra trước khi sinh

  • Nếu mẹ bầu không may gặp phải chấn thương hay lạm dụng thuốc có hại cho thai nhi gây ngộ độc thuốc, nhiễm độc chì thì rất có thể trẻ khi sinh ra sẽ gặp các vấn đề về tổn thương thần kinh và mạch máu, đây chính là tiền đề gây khởi phát cơn động kinh ở trẻ. Ngoài ra nếu thai nhi bị hẹp hộp sọ hoặc có sẵn bệnh lý não bộ từ khi còn trong bụng mẹ cũng có thể gây bệnh động kinh ở trẻ.

Yếu tố xảy ra trong khi sinh

  • Những biện pháp can thiệp sản khoa được sử dụng như kẹp thai, hút thai, đẻ chỉ huy có thể khiến não bộ của trẻ bị sang chấn và tổn thương, từ đó gây tăng nguy cơ mắc bệnh động kinh ở trẻ sau này. Hoặc trong trường hợp nếu mẹ bầu bị cạn ối, vỡ ối sớm, khó sinh có thể khiến trẻ bị ngạt trong khi sinh, hậu quả có thể để lại di chứng ở não gây bệnh động kinh.

Yếu tố xảy ra sau khi sinh

  • Trẻ bị hạ đường máu, suy hô hấp hay trẻ đẻ non dưới 37 tuần, cân nặng khi sinh dưới 2.5kg, bị vàng da nhân não đều là những yếu tố gây bệnh động kinh ở trẻ em.

Tiền sử mắc các bệnh lý nhiễm trùng thần kinh, mạch máu

  • Nếu trẻ từng có tiền sử mắc các bệnh lý như viêm não, viêm màng não, chấn thương sọ não,… không được điều trị bệnh kịp thời và dứt điểm, não bộ của trẻ có thể bị tổn thương không hồi phục từ đó gây bệnh động kinh ở trẻ em về sau.

3. Tại sao cần phục hồi chức năng cho trẻ bị động kinh?

Bệnh động kinh ở trẻ em nếu không được phát hiện sớm và kiểm soát tốt bằng các phương pháp điều trị thì bệnh có thể để lại những di chứng và ảnh hưởng đến cơ thể trẻ. Trẻ bị động kinh có thể phải đối mặt với những vấn đề như:

  • Trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc học cách tự chăm sóc bản thân trong sinh hoạt hàng ngày

  • Trẻ có thể khó đạt được các mốc phát triển về vận động như các trẻ cùng trang lứa, mất khả năng điều phối vận động theo ý muốn của mình.

  • Trẻ thường gặp khó khăn trong việc nhận thức, tư duy và khả năng ghi nhớ dẫn đến trở ngại trong học tập, đọc, viết và tính toán.

  • Có nguy cơ, rủi ro gặp phải các chấn thương cho cơ thể khi bị té ngã, va chạm nếu cơn co giật xảy ra trong lúc trẻ đi lại vận động hoặc sử dụng phương tiện giao thông.

  • Trẻ có thể mắc một số dị tật như mắt lác, sụp mí, rung giật nhãn cầu...

  • Trẻ có thể gặp các rối loạn về cảm xúc, hành vi khiến trẻ dễ cáu gắt, tính tình nóng nảy, vui buồn thất thường chẳng rõ lý do, thậm chí là nhiều trẻ bị trầm cảm, nảy sinh những hành vi tự làm đau chính mình hoặc có ý nghĩ tự tử, xa lánh mọi người và xã hội.

4. Vậy, cần phục hồi chức năng cho trẻ bị động kinh như thế nào?

Từ những di chứng và ảnh hưởng mà bệnh động kinh có thể gây ra cho trẻ ở trên, việc xây dựng một phương pháp điều trị bệnh hiệu quả kết hợp tập phục hồi chức năng từ sớm cho trẻ có thể giúp ích cho trẻ rất nhiều trong việc hòa nhập cộng đồng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho trẻ về sau.

4.1 Xây dựng nguyên tắc phục hồi chức năng cho trẻ bị động kinh

  • Cần can thiệp sớm, kịp thời ngay khi phát hiện bệnh động kinh ở trẻ em

  • Kết hợp điều trị dùng thuốc kháng động kinh với phục hồi chức năng vận động cho trẻ

  • Giáo dục đặc biệt cho trẻ về hành vi, ứng xử, tư duy nhận thức theo các cấp bậc mẫu giáo, tiểu học,…

  • Thăm khám định kỳ cho trẻ tại các khoa phục hồi chức năng hoặc các trung tâm phục hồi chức năng, cơ sở y tế tại địa phương 6 tháng 1 lần để các bác sỹ đánh giá lại về sự phát triển vận động thô – tinh của trẻ, khả năng phát triển về giao tiếp, ngôn ngữ, tư duy nhận thức và sự tập trung chú ý của trẻ, hay các vấn đề tâm lý xã hội... 

4.2 Hướng dẫn xử trí cơn động kinh ở trẻ em

  • Ngay khi phát hiện trẻ có biểu hiện lên cơn động kinh cần đưa trẻ vào một nơi an toàn, thoáng khí để giúp trẻ có khoảng không gian tránh được tình trạng thiếu oxi não

  • Đặt trẻ nằm nghiêng đầu sang trái để tránh nuốt phải đờm, rãi trào ra trong cơn động kinh co giật gây tắc nghẽn đường thở. Ngoài ra, đặt chân phải cao lên tạo thành góc vuông ở đầu giúp trẻ thở dễ dàng hơn

  • Nới lỏng quần áo của trẻ, không cố gắng giữ chân, tay của trẻ khi trẻ đang bị co giật.

  • Loại bỏ các đồ vật sắc nhọn có khả năng khiến trẻ bị tổn thương ở khu vực xung quanh nơi trẻ nằm.

  • Sau cơn co giật trẻ thường rất mệt và sẽ ngủ ngay sau đó nên hãy để trẻ ngủ.

  • Theo dõi thời gian, quá trình và tính chất cơn động kinh xảy ra với trẻ để có hướng điều trị phù hợp cho trẻ. 

4.3 Các phương pháp điều trị phục hồi chức năng cho trẻ bị động kinh

Ngoài việc điều trị bằng thuốc và các phương pháp phẫu thuật, bệnh động kinh ở trẻ em cần được điều trị phục hồi chức năng để nâng tầm vận động, xử lý tình huống, trẻ tự chăm sóc được bản thân và hòa nhập cộng động xã hội. Các phương pháp phục hồi chức năng được sử dụng gồm:

  • Tập vận động: Xoa bóp và tập vận động cho trẻ để phát triển đủ tầm vận động của các khớp, phát triển cơ bắp, thực hiện các kỹ thuật tạo thuận lẫy, ngồi, bò, đứng đi. Huấn luyện các kỹ năng vận động từ các động tác vận động thô đến các vận động tinh của 2 bàn tay
  • Ngôn ngữ trị liệu: Giáo dục và huấn luyện cho trẻ các kỹ năng về ngôn ngữ như kích thích trẻ giao tiếp sớm, sử dụng được các kỹ năng đọc hiểu lời nói, chữ viết và kĩ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ.

5. Cha mẹ có thể làm gì giúp phục hồi chức năng cho trẻ bị bệnh động kinh?

Ngoài việc cho trẻ sử dụng thuốc đúng giờ kết hợp tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng cho trẻ thì cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc hướng dẫn cho trẻ cách xử lý tình huống diễn ra trong sinh hoạt hàng ngày. Điều này quan trọng không kém với các phương pháp điều trị trên. Vậy cha mẹ và gia đình có thể làm được gì:

  • Tạo điều kiện cho trẻ bị động kinh thực hiện mọi hoạt động như những đứa trẻ khỏe mạnh cùng độ tuổi khác như trò chuyện, đi đứng, chạy nhảy, vui chơi, học tập,…

  • Hướng dẫn cho trẻ tự chăm sóc được bản thân như dạy trẻ cách tự ăn uống, tự vệ sinh cá nhân, đánh răng, rửa mặt, tắm rửa, đi vệ sinh, tự mặc quần áo và đi lại an toàn... Nếu trẻ cảm thấy khó khăn khi thực hiện thì cần kiên trì, hướng dẫn chi tiết cho trẻ từng thao tác hành động cụ thể và hãy luôn động viên khen ngợi khi trẻ hoàn thành được một hành động thao tác nào đó.

  • Tập cho trẻ thói quen thức và ngủ đúng giờ để não bộ hoạt động có trật tự hơn.

  • Bệnh động kinh ở trẻ em có thể gây ra những hậu quả khôn lường nếu cơn động kinh xảy ra khi trẻ ở trên cao, dưới nước, gần các vật dụng đồ sắc nhọn, hay đang tham gia giao thông,… Chính vì vậy, cha mẹ cần tránh cho trẻ ở gần những khu vực này và các hoạt động có thể gây căng thẳng hưng phấn thần kinh ở trẻ vì đây là nguyên nhân có thể gây khởi phát cơn động kinh.

Ngoài ra, cha mẹ cần hạn chế cho trẻ ra ngoài trời nắng chói chang vì có thẻ gây kích thích thị giác và mất mồ hôi dẫn đến mất nước và điện giải có thể làm phát sinh cơn động kinh. Tránh để trẻ bị đói, tuyệt đối không cho trẻ uống rượu hoặc các chất kích thích có độ cồn cao.

6. Hỗ trợ về tâm lý cho trẻ bị động kinh

Bệnh động kinh ở trẻ em thường gây ra chậm phát triển trí tuệ ở trẻ, nếu không được tập phục hồi chức năng sớm trẻ có thể gặp phải những vấn đề liên quan đến tâm lý hành vi và cần được hỗ trợ.

Cha mẹ và gia đình của trẻ cần giải thích cho trẻ hiểu về tình trạng bệnh tật của bản thân để trẻ chấp nhận và chịu khó tập luyện phục hồi chức năng vượt qua mặc cảm. Ngoài ra, về phía nhà trường và những người xung quanh trẻ cũng cần được tìm hiểu thêm kiến thức về bệnh động kinh từ đó quan tâm, thấu hiểu, giúp đỡ trẻ tốt hơn.

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG

CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG THUỐC NAM GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy truyền thống chữa bệnh cứu người hơn 400 năm, trải qua 16 đời làm nghề y, Nhà thuốc Thọ Xuân Đường đã và đang điều trị cho rất nhiều trẻ em và người bệnh không may mắc bệnh Động Kinh từ thể nhẹ đến nặng cho kết quả tốt. Bằng việc phối kết hợp giữa bài thuốc Nam gia truyền với sử dụng phương pháp “thần châm”, cấy chỉ giúp thông kinh lạc, đưa máu lên não tốt hơn để phục hồi tổn thương, hạn chế tái phát. 

Ngoài thăm khám trực tiếp tại nhà thuốc, từ thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp, Tiến sĩ, lương y Phùng Tuấn Giang – chủ nhiệm nhà thuốc Thọ Xuân Đường đã thiết lập thêm một kênh khám bệnh trực tuyến miễn phí qua video trên zalo (SDT 0943406995). Điều này hỗ trợ bệnh nhân ở xa, có điều kiện khó khăn không đi lại được vẫn có cơ hội được thăm khám cùng thầy thuốc mà vẫn an toàn, hiệu quả. Với những bệnh nhân ở xa có nhu cầu điều trị, phòng khám sẽ gửi thuốc về tận nhà qua đường bưu điện và mỗi tháng đều thăm khám trực tuyến lại để thầy điều chỉnh đơn thuốc cho phù hợp.

BS. Thu Thủy

Đăng ký tư vấn & khám bệnh

Bệnh nhân đăng ký khám vui lòng nhập đầy đủ thông tin. Nhà thuốc Thọ Xuân Đường sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất!
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới