Những bài thuốc điều trị bệnh động kinh theo y học cổ truyền

Ngoài những bài thuốc điều trị bệnh động kinh theo y học cổ truyền thì biện pháp xoa bóp bấm huyệt, châm cứu hoặc cấy chỉ để điều trị toàn diện hơn, giúp lưu thông tuần hoàn, tăng nuôi dưỡng não bộ. Mời bạn theo dõi hết bài viết dưới đây để tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp này nhé!
Những bài thuốc điều trị bệnh động kinh theo y học cổ truyền

Những bài thuốc điều trị bệnh động kinh theo y học cổ truyền

Động kinh là một chứng bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra, được miêu tả thuộc phạm vi chứng kinh phong, kinh giản, điên giản của y học cổ truyền.

- Cơn động kinh xảy ra đột ngột, ngã lăn quay dưới đất, chân tay co giật, sắc mặt xanh nhợt, 2 hàm răng cắn chặt, đại tiện không tự chủ, sùi bọt mép, thở khò khè, hôn mê, tỉnh lại sau một vài phút, sau đó bệnh nhân mệt mỏi, đỡ đẫn.

- Cơn động kinh tái phát nhanh hay chậm tùy theo tình trạng nặng nhẹ của bệnh. Có những cơn động kinh xảy ra liên tục là trường hợp phải cấp cứu bằng y học hiện đại.

- Theo y học cổ truyền, nguyên nhân gây ra bệnh do bẩm tố tiên thiên, tình chí bị kích động làm công năng hoạt động các tạng tâm, can, tỳ, thận, bị giảm sút, dẫn tới sự mất cân bằng âm dương, khí nghịch đàm ủng trệ làm tắc các khiếu, hoá viêm gây phong động sinh ra hôn mê, co giật.

  • Động kinh được chia làm hai thể: Lúc mới đầu, bệnh mới mắc thường thuộc thực do phong hàn ủng trệ, sau đó dần dần thành hư chứng gây tổn thương nhiều đến các tạng tâm, thận.
  • Phương pháp chữa: Nếu là thực chứng lấy hoá đàm tức phong là chính, nếu thành hư chứng thì bổ tâm, thận, kiện tỳ hoá đàm là chính. Đề phòng bệnh tái phát, thời gian không có cơn, phương pháp lấy bổ thận, an thần là chính.

1. Thể phong đàm ủng trệ

  • Chứng hậu: Giống cơn động kinh điển hình, mạch hoạt sác.
  • Pháp điều trị: Hóa đàm, tức phong, khai khiếu.

Phương thuốc:

  • Bài 1: Sâm bố chính 20 g, ý dĩ 40 g, trần mễ 20 g, trần bì 20 g, nam tinh sao 20 g, toàn yết 20 g, quế 4 g. Tán nhỏ thành bột ngày dùng 40 g. Sau đó lấy chu sa 20 g cho vào tim lợn hấp cơm, hay hấp cách thuỷ cho người bệnh ăn mỗi tuần 3 lần, trong ba tuần liền.
  • Bài 2: Uất kim 40 g, phèn chua phi 40 g, phèn chua sống 10 g. Tán thành bột mịn ngày uống 4 – 8 g chia hai lần uống.
  • Bài 3: Định giản hoàn: Thiên ma 12 g, đởm nam tinh 12 g, bối mẫu 6 g, bán hạ chế 12 g, mạch môn 12 g, phục thần 12 g, viễn chí 12 g, đảng sâm l6 g, bạch cương tàm 12 g, toàn yết 12 g, Chu sa 6 g, hổ phách 6 g, trần bì 6 g, thạch xương bồ 8 g, phục linh 12 g. Tán thành bột, lấy nước trúc lịch, gừng, cam thảo nấu thành cao trộn với bột trên, làm thành viên. Ngày dùng 40 g chia làm hai lần uống. Nên uống trước khi lên cơn.

2. Thể tâm thận tỳ hư

  • Chứng hậu: Mắc động kinh đã lâu ngày, tái phát đã nhiều lần, khi lên cơn đầu tối, ngã, chân tay run, miệng kêu, hôn mê, sau khi tỉnh mệt mỏi, trí lực giảm sút, sắc mặt không tươi nhuận, lưng gối yếu mỏi, ăn ít, đàm nhiều, rêu mỏng, mạch tế hoãn.
  • Pháp điều trị: Bổ tâm thận, kiện tỳ hoá đàm.

Phương thuốc:

  • Bài 1: Thục địa 12 g, hà thủ ô 12 g, cẩu kỷ tử 12 g, táo nhân 8 g, bạch truật 12 g, bá tử nhân 8 g, đảng sâm 16 g, bán hạ chế 8 g, long nhãn 12 g, trần bì 6 g. Sắc uống ngày 1 thang.
  • Bài 2: Hà xa hoàn: Tử hà xa 8 g, trần bì 6 g, phục linh 8 g, bạch truật 12 g, đan sâm 8 g, cẩu kỷ tử 12 g, viễn chí 8 g, hà thủ ô 12 g, đảng sâm 12 g, cam thảo 6 g. Sắc uống ngày 1 thang. Nếu người gầy, hư phiền gia thêm mạch môn đông 8 g, sinh địa 12 g, quy bản 8 g.

Để củng cố kết quả chữa bệnh động kinh, thường chữa vào thận là chủ yếu. Dùng bài thuốc Lục vị hoàn gia thêm các vị cúc hoa, thăng ma. Nếu nhiều dấu hiệu sang chấn tinh thần thì dùng bài tiêu đao tán, thêm cúc hoa, câu đằng, chi tử. Nếu có đờm nhiều kém ăn, mệt mỏi là dấu hiệu của tỳ hư sinh đàm thấp thì dùng bài Quy tỳ hoàn gia thêm các vị thuốc như bán hạ chế, trần bì, thương truật... dùng thuốc duy trì dài ngày, dưới dạng thuốc hoàn, tán.

Ngoài ra, y học cổ truyền còn có biện pháp xoa bóp bấm huyệt, châm cứu hoặc cấy chỉ để điều trị toàn diện hơn, giúp lưu thông tuần hoàn, tăng nuôi dưỡng não bộ.

Đối với bệnh động kinh, đặc biệt là động kinh do nguyên nhân thực thể tại não cần phải điều trị căn nguyên, phẫu thuật bằng y học hiện đại nếu có chỉ định. Nếu bệnh nhân đã và đang uống thuốc chống động kinh của tây y cần phối hợp thêm với các phương pháp y học cổ truyền. Bệnh nhân không được tự ý bỏ thuốc, thay đổi liều lượng thuốc mà cần phải được bác sĩ thăm khám kỹ tình hình bệnh, theo dõi diễn biến bệnh, lịch sử điều trị mà có chỉ định phù hợp.

BS. Nguyễn Thùy Ngân

Đăng ký tư vấn & khám bệnh

Bệnh nhân đăng ký khám vui lòng nhập đầy đủ thông tin. Nhà thuốc Thọ Xuân Đường sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất!
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới