Nhận biết sớm bệnh Động kinh ở trẻ em như thế nào?

Bệnh động kinh ở trẻ nhỏ đang ngày có xu hướng tăng cao trong xã hội hiện đại do thói quen sinh hoạt kém lành mạnh của các bậc phụ huynh cho con và ảnh hưởng nhiều bởi môi trường sống tác động lên trẻ nhỏ. Việc điều trị không đúng lúc kịp thời có thể dẫn đến hệ luỵ trẻ chậm phát triển về tư duy, khả năng học tập và phát triển thể chất tinh thần.
Nhận biết sớm bệnh Động kinh ở trẻ em như thế nào?

Nhận biết sớm bệnh Động kinh ở trẻ em

1. Nguyên nhân nào dẫn đến bệnh động kinh ở trẻ em?

Bệnh động kinh ở trẻ em thường có tính chất phức tạp hơn người lớn. Có biểu hiện ở các thể các dạng đa dạng hơn. Đặc trưng của bệnh là những cơn co giật từ nhẹ đến nặng vùng tứ chi hoặc toàn cơ thể trong thời gian ngắn, lặp lại nhiều lần và phát hiện được sóng bất thường trên điện não đồ. Sự mất kiểm soát đột ngột này là do hệ thống thần kinh trung ương bị rối loạn, các tế bào phóng điện bất thường và quá mức.
Các nguyên nhân dẫn đến bệnh động kinh ở trẻ em bao gồm
- Nguyên nhân di truyền: Bệnh động kinh có di truyền không? Theo các nguyên cứu y khoa trên thế giới, nếu trong gia đình có bố hoặc mẹ mắc bệnh động kinh thì sau khi sinh con tỉ lệ con cái mang gen động kinh từ 3-5%. Nếu cả bố và mẹ đều mắc bệnh động kinh thì tỉ lệ con cái mang gen động kinh >5%. Tỉ lệ này tăng lên nếu bố/mẹ mắc động kinh thể nguyên phát và giảm đi ở thể thứ phát sau chấn thương,tai nạn vùng đầu. Mặc dù mang gen động kinh nhưng tuỳ vào tính chất di truyền trội hay lặn trên nhiễm sắc thể, ảnh hưởng kích thích từ môi trường sống mà trẻ sau đó có biểu hiện bệnh hoặc hoàn toàn bình thường.
- Nguyên nhân trong quá trình sinh nở: Bao gồm các nguyên nhân trước - trong - sau sinh. Nếu trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm trùng thần kinh sẽ tăng cao nguy cơ khởi phát bệnh. Một số nguyên nhân thường gặp khác bao gồm các chấn thương của mẹ và bé trong quá trình mang thai và sinh nở, ngộ độc, suy hô hấp, bệnh lý vàng da nhân ở trẻ sơ sinh,…
- Nhiều trường hợp trẻ phát bệnh không tìm ra nguyên nhân. Khi đó cần theo dõi và tích cực điều trị

2. Dấu hiệu nào để phát hiện sớm bệnh động kinh ở trẻ em?

Do biểu hiện trong cơn động kinh của trẻ rất đa dạng và phức tạp nên để nhận biết chính xác, cha mẹ cần chú ý quan sát kỹ trong hoạt động hàng ngày của trẻ cũng như trong lúc ngủ. Một số dấu hiệu bất thường dễ nhận thấy bao gồm:
- Rối loạn vận động: đột nhiên gồng cứng hoặc co giật tứ chi, đầu gật gù, cầm nắm đồ vật yếu, rung lắc người, tăng tiết đờm dãi.…Các triệu chứng xảy ra trong thời gian ngắn vài giây đến vài phút. Sau đó trẻ trở về bình thường nhưng có xu hướng lặp đi lặp lại nhiều lần không rõ nguyên nhân
- Rối loạn cảm giác: trẻ hay kêu đau đầu, chóng mặt, hoặc cảm giác trên da có biểu hiện lạ như nóng rát, kim châm,…
- Rối loạn tâm thần: hay khóc lóc, la hét dữ dội, sợ hãi hoảng loạn, chậm nói, chậm đi và trí tuệ phát triển chậm hơn trẻ có cùng độ tuổi,…
Khi thấy trẻ xuất hiện nhiều lần những dấu hiệu trên cha mẹ nên sớm cho trẻ đi thăm khám ở bệnh viện uy tín có chuyên khoa thần kinh để trẻ được thăm khám và chẩn đoán sớm nhất từ đó ảnh hưởng đến tiên lượng điệu trị.

3. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh động kinh ở trẻ nhỏ

Về chẩn đoán xác định bệnh lý động kinh ở trẻ nhỏ cũng tương đối giống với người lớn 
- Trên lâm sàng phát hiện bất thường trong rối loạn hành vi, vận động, cảm giác và tâm thần. 
- Ý thức trong cơn bị rối loạn (mất hoàn toàn hoặc giảm nhận thức)
- Cơn xuất hiện đột ngột, thời gian cơn ngắn (dưới 10 phút), sau cơn trẻ hoàn toàn bình thường
- Về tần suất có tính chất lặp đi lặp lại 
- Trên cận lâm sàng phát hiện sóng bất thường tại điện não đồ, hoặc tổn thương khu trú tại não.

4. Cha mẹ nên làm gì nếu trẻ lên cơn động kinh, co giật?

Việc không kiểm soát tốt cơn động kinh xảy ra ở trẻ nhỏ có thể dẫn đến những hệ luỵ nguy hiểm như trẻ bị té ngã vào nơi không an toàn (bếp, nhà tắm, đường giao thông, ao hồ,…), cắn vào lưỡi hoặc ngạt thở, chấn thương,… 
Khi thấy trẻ lên cơn, người thân cần chú ý thực hiện theo các bước sau:
- Nhanh chóng đặt trẻ lên mặt phẳng rộng, thoáng, không có các vật dụng nguy hiểm
- Nới lỏng quần áo
- Để đầu trẻ nghiêng sang một bên (cho đờm dãi chảy ra ngoài)
- Nếu cơn co giật kéo dài >5 phút hoặc sau khi ngưng cơn tiếp tục lặp đi lặp lại nhiều lần không kiểm soát được, nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để kịp thời có biện pháp xử lý
Những điều tuyệt đối không nên làm khi trẻ xuất hiện cơn:
- Không ghì hoặc giữ chặt người của trẻ
- Không lấy vật cứng chẹn vào miệng trẻ
- Tuyệt đối không cho trẻ uống hoặc ăn bất cứ thứ gì
- Không xoa bóp, chích nặn máu

5. Cách chăm sóc trẻ em bị bệnh động kinh khoa học

Khi phát hiện trẻ nhỏ mắc bệnh, người lớn cần tạo môi trường thoải mái không áp lực để trẻ có thể phát triển. Thường xuyên động viên và kích lệ con và tuyệt đối không quát mắng, cáu gắt với trẻ.
Trong môi trường học tập nên trao đổi với cô giác và nhà trường để phối hợp cùng gia đình trong việc quản lý và nuôi dạy trẻ. 
Không để trẻ ở một mình ở những nơi nguy hiểm như đường xá, bếp, nhà tắm,…
Hạn chế trẻ tiếp xúc với các phương tiện có sóng điện từ như điện thoại, vi tính, ti vi,…
Chế độ ăn uống cần bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất, cân bằng trong thành phần dinh dưỡng hàng ngày. Không cho trẻ dùng nhưng đồ uống có ga, có chứa chất kích thích như nước trè, cà phê,…
Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, cho con dùng thuốc đúng, đủ liệu trình.

6. Điều trị bệnh lý động kinh ở trẻ nhỏ

Phần lớn các bệnh nhân động kinh lựa chọn điều trị nội khoa bằng việc duy trì thuốc Tây trong một thời gian dài. Những loại thuốc này có tác dụng cắt cơn do ức chế tạm thời hệ thống thần kinh trung ương, ức chế sự phóng điện bất thường trong hoạt động của não bộ.  Việc điều trị thuốc cần liệu trình dài ngày và phối hợp với người bệnh thực hiện nghiêm túc quá trình điều trị, không điều trị bỏ liều, ngắt quãng.
Một số tác dụng phụ của thuốc chống động kinh đối với trẻ nhỏ:
- Đau đầu, chóng mặt
- Buồn nôn, rối loạn tiêu hoá nhẹ
- Hay quên, suy giảm trí nhớ
- Chậm phát triển về thể chất và trí tuệ
Khi trẻ gặp những tác dụng phụ kéo dài ngày nên đưa trẻ đến thăm khám với bác sĩ điều trị để điều chỉnh liều và loại thuốc cho phù hợp. Nếu một loại thuốc không đủ để đáp ứng với mục đích điều trị hướng đến bác sĩ sẽ tăng liều bằng cách tăng liều hoặc phối hợp với một nhóm thuốc khác.
Ngoài dùng thuốc nếu trẻ phát hiện bệnh khởi phát do nguyên nhân xác định một tổn thương cụ thể tại vị trí não bộ. Bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp phẫu thuật loại bỏ tổn thương. Tuy nhiên việc điều trị này cân cân nhắc chính xác vì có thể ảnh hưởng đến những tác dụng quan trọng của cơ thể.
Điều trị động kinh bằng thuốc Nam cũng đang là lựa chọn mà nhiều bậc cha mẹ đáng quan tâm trong thời gian gần đây bởi sự an toàn và lành tính hơn các biện pháp khác. Các vị thuốc từ Y học tự nhiên sẽ giúp ổn định âm dương, điều hoà kinh lạc tạng phủ từ đó tiến đến ổn định bệnh, không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên cần lựa chọn và tìm hiểu những cơ sở điều trị gia truyền nhiều đời, có y tín, có kinh nghiệm khám chữa bệnh lâu năm để đặt niềm tin và sức khoẻ. 
BS. Hoa Nguyễn (Thọ Xuân Đường)

Đăng ký tư vấn & khám bệnh

Bệnh nhân đăng ký khám vui lòng nhập đầy đủ thông tin. Nhà thuốc Thọ Xuân Đường sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất!
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới