Nhận biết sớm bệnh động kinh ở trẻ em

Bệnh động kinh là một trong những bệnh lý thần kinh phổ biến nhất hiện nay, bệnh có thể khởi phát ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất là ở trẻ em, với tỷ lệ mắc bệnh cao hơn 55%. Trẻ em cũng là đối tượng phải chịu nhiều ảnh hưởng nặng nề nhất bởi căn bệnh này, khi bệnh có thể gây tăng nguy cơ gặp tai nạn, chấn thương,… hoặc thậm chí trẻ phải đối mặt với các khuyết tật về trí tuệ, tinh thần. Do đó, để hạn chế rủi ro từ bệnh động kinh gây ra cho trẻ, thì việc phát hiện bệnh sớm, điều trị bệnh kịp thời là vô cùng quan trọng. Vậy, nhận biết sớm bệnh động kinh ở trẻ em như thế nào, hãy cùng Nhà thuốc Thọ Xuân Đường tìm hiểu ngay nhé!
Nhận biết sớm bệnh động kinh ở trẻ em

Nhận biết sớm bệnh động kinh ở trẻ em

Bệnh động kinh ở trẻ em là gì?

Bệnh động kinh hay còn được gọi là giật kinh phong theo dân gian, là bệnh được đặc trưng bởi sự phóng điện đột ngột, đồng bộ nhất thời không kiểm soát của một nhóm các tế bào thần kinh vỏ não gây ra các cơn co giật lặp lại nhiều lần với những thay đổi về nhận thức, cảm giác đến hành vi vận động của người bệnh. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính nhưng hay gặp nhất là ở trẻ em dưới 10 tuổi.

Nhận biết sớm bệnh động kinh ở trẻ em như thế nào?

Những biểu hiện bệnh động kinh ở trẻ em thường diễn ra không đồng nhất và khó phát hiện. Cơn động kinh đầu tiên có thể xảy ra trong những tháng đầu đời của trẻ nhưng chúng hoàn toàn không rõ nét đối với trẻ sơ sinh, tuy nhiên những biểu hiện của bệnh sẽ rõ ràng hơn khi trẻ lớn dần lên như trẻ có hiện tượng co cứng, co giật mạnh, tăng tiết nước bọt, đái dầm, đánh trống ngực và mất kiểm soát hành vi.
Nhiều trẻ em bị mắc bệnh động kinh có biểu hiện như xuất hiện cảm giác kim châm, kiến bò, ảo giác, ù tai, chóng mặt, cảm giác luồng điện bất chợt kéo dài. Hay đối với trẻ trong độ tuổi đi học có thể có các triệu chứng sợ hãi, lo lắng, nhận thức kém, rối loạn trí nhớ và hành vi. 
Tuy nhiên trên thực tế, những biểu hiện và triệu chứng của bệnh động kinh ở trẻ em rất đa dạng và phụ thuộc vào từng loại bệnh động kinh khác nhau, cụ thể là:

Cơn động kinh toàn thể

Cơn động kinh toàn thể là dạng động kinh xảy ra do sự rối loạn hoạt động điện ở cả hai bán cầu đại não, với biểu hiện là những cơn co cứng, co giật chân tay hoặc toàn thân, kèm theo tình trạng mất ý thức tạm thời. 
Cơn co cứng - co giật toàn thân (cơn lớn): Khởi đầu trẻ mất ý thức, co cứng cơ, chân tay duỗi thẳng nhưng ngón tay gấp, hàm nghiến chặt, mắt trợn ngược kèm theo nhịp tim nhanh, giãn đồng tử, đỏ mặt, tè dầm, có thể cắn phải lưỡi. Sau đó xuất hiện co giật cơ hai bên đột ngột liên tục theo từng nhịp trong vài phút, thân mình ưỡn ra sau hoặc gập về phía trước. Giai đoạn sau cơn co giật chậm dần, nhẹ hơn, có thể sùi bọt mép và dừng lại, các cơ bắt đầu giãn ra. Trẻ mất ý thức và rơi vào trạng thái hôn mê, sau đó sắc mặt hồng hào trở lại, nhịp thở đều đặn dần. Trẻ bắt đầu hồi phục ý thức và cảm thấy đau đầu, đau người, mệt mỏi, có thể ngủ thiếp đi nhưng không nhớ những gì đã xảy ra.
Cơn vắng ý thức: Là những cơn rối loạn hoặc mất ý thức xảy ra trong khoảng thời gian ngắn 10 – 15 giây. Trẻ đột nhiên bất động, ngắt quãng các hoạt động mà trẻ đang làm, mắt nhìn về một hướng vô định như đang suy tư. Ngoài ra, có thể kèm co giật nhẹ cơ mí mắt, miệng, gập đầu vào thân mình hoặc ngửa đầu và ưỡn người ra sau, đảo ngược nhãn cầu hay tự nhiên tè dầm.
Cơn co giật cơ: Là các động tác giật cơ trong khoảng thời gian ngắn, lặp đi lặp lại liên tục từ vài giây đến một phút, co giật cơ hai bên đối xứng khiến trẻ ngã nhưng trẻ không bị mất hay rối loạn ý thức.
Cơn co cứng: Trẻ đột ngột bị co cứng tay hoặc chân hai bên người cân xứng trong khoảng 20 giây, thường xuất hiện khi ngủ. Trẻ có thể có biểu hiện đứng cố định ở tư thế thẳng đứng, đôi mắt mở lớn, hàm răng cắn chặt hoặc phát ra tiếng kêu và ngưng thở trong giây lát. 
Rung giật cơ: Trẻ bị co giật cơ bắp đột ngột, không tự nhủ và nhanh chóng ở một phần cơ thể hoặc toàn thân giống như bị điện giật. Cơn rung giật cơ thường xuất hiện ngay sau khi trẻ thức giấc vào buổi sáng.  
Cơn mất trương lực cơ: Các cơ bắp của trẻ đột nhiên mất hết sức lực trong thời gian rất ngắn 15 - 30 giây, mi mắt có thể sụp xuống, gật đầu về phía trước, ngã khụy xuống trong khi vẫn còn ý thức. Tuy nhiên nếu cơ kéo dài hơn, trẻ có thể ngã ra đất trong tình trạng cơ hoàn toàn mềm nhẽo.

Cơn động kinh cục bộ

Cơn động kinh cục bộ thường xuất hiện bất ngờ, từ rối loạn hoạt động điện tại một khu vực não bộ nhất định sau đó có thể lan tiếp sang khu vực khác. 
Cơn cục bộ phức tạp: Trẻ bị mất ý thức tạm thời kèm các động tác tự động của miệng như nhai, nuốt, cắn, liếm láp,... kèm các động tác bàn tay như cọ sát, gãi, cầm một vật, cài cúc áo, cởi cúc áo, lục túi, sắp xếp đồ vật, di chuyển đồ đạc. Cơn động kinh kéo dài khoảng 1 – 2 phút.
Cơn cục bộ đơn giản vận động: Trẻ co giật ngón tay, ngón chân, nửa mặt, nửa người song không bị mất ý thức. Hoặc trẻ quay mắt, đầu, người và giơ tay giống như trẻ đang nhìn nắm tay của mình, mất phát âm và không nói được.
Cơn cục bộ đơn giản giác quan, cảm giác: Trẻ có thể cảm thấy như có kiến bò, kim châm vào người, đau như điện giật hay xuất hiện ảo giác hoặc không nhìn thấy vật, có cảm giác như có tiếng huýt sáo, tai ù. Ngoài ra, trẻ có thể ngửi thấy mùi lạ khó chịu hay bị chóng mặt bập bềnh muốn ngã. 
Cơn cục bộ đơn giản với triệu chứng thực vật: Trẻ có thể tăng tiết nước bọt, nuốt, nhai, buồn nôn hay cảm thấy nóng, đau ngực, đái dầm, khó thở.
Cơn cục bộ đơn giản với triệu chứng tâm thần: Trẻ có thể xuất hiện cảm giác mông lung vô định về các vật cảnh hoặc cảm thấy thấy khó chịu, sợ hãi, lo lắng, khát hoặc đói.

Cần làm gì khi trẻ có dấu hiệu lên cơn động kinh?

Khi trẻ có dấu hiệu lên cơn động kinh, ba mẹ cần bình tĩnh, đảm bảo con đang ở không gian an toàn, ít vật dụng xung quanh. Nới lỏng quần áo và đặt trẻ nằm nghiêng ở nơi an toàn, không cố gắng khống chế cử động hay đè giữ, kìm chặt trẻ, không cho trẻ ăn uống khi trẻ chưa thực sự hoàn toàn tỉnh táo. Trong một số trường hợp, có thể đặt một vật mềm vào giữa hai hàm răng của trẻ nhằm đảm bảo trẻ không cắn vào lưỡi.
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG
CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG THUỐC NAM GIA TRUYỀN
Kế thừa và phát huy truyền thống chữa bệnh cứu người hơn 400 năm, trải qua 16 đời làm nghề y, Nhà thuốc Thọ Xuân Đường đã điều trị thành công cho rất nhiều người bệnh không may mắc bệnh Động Kinh từ nhẹ đến nặng bằng bài thuốc Nam gia truyền phối kết hợp với sử dụng phương pháp “thần châm”, cấy chỉ giúp thông kinh lạc, đưa máu lên não tốt hơn, hạn chế tái phát. Ngoài ra, Nhà thuốc Thọ Xuân Đường cũng vinh dự và tự hào khi được kỷ lục Guinness ghi nhận là nhà thuốc Đông y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam. 
BS. Thu Thủy
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe vui lòng liên hệ
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG Số 5 - 7 Khu tập thể Thủy sản, Ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 0943986986 - 0937638282

Đăng ký tư vấn & khám bệnh

Bệnh nhân đăng ký khám vui lòng nhập đầy đủ thông tin. Nhà thuốc Thọ Xuân Đường sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất!
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới