Bệnh động kinh ở trẻ em nguyên nhân do đâu? Biểu hiện | Cách điều trị

Nguyên nhân dẫn đến bệnh động kinh ở trẻ em còn tuỳ vào từng nhóm tuổi mà thường hay gặp những nguyên nhân gây khởi phát bệnh khác nhau. Nhiều trường hợp bệnh khởi phát mà không rõ nguyên nhân gây bệnh. Ở mỗi thể bệnh lại có những dấu hiệu đặc trưng khác nhau.
Bệnh động kinh ở trẻ em nguyên nhân do đâu? Biểu hiện | Cách điều trị

Bệnh động kinh ở trẻ em nguyên nhân do đâu? Biểu hiện | Cách điều trị

1. Khái quát về bệnh động kinh

Bệnh động kinh đặc trưng bởi những cơn co giật đi kèm theo mất nhận thức hoặc không. Những cơn co giật này là kết quả của quá trình rối loạn hệ thống thần kinh trung ương mất kiểm soát. Ở trong cơn có thể phát hiện hình ảnh sóng não bất thường trên điện não đồ.

Theo thống kê, có 5-8 người có triệu chứng Động kinh 75% người mắc bệnh Động kinh khởi phát ở độ tuổi còn nhỏ. Tuỳ vào nguyên nhân hoặc vị trí tổn thương tại não mà biểu hiện bệnh rất khác nhau. Có thể biểu hiện bằng những cơn vắng ý thức thoáng qua kéo dài 2-3 giây, cũng có trường hợp cơn nặng kéo dài 3-5 phút kèm theo mất ý thức hoàn toàn, co giật tứ chi, chảy nước dãi,…

2. Bệnh động kinh ở trẻ em nguyên nhân do đâu?

Tuỳ vào từng nhóm tuổi mà thường hay gặp những nguyên nhân gây khởi phát bệnh khác nhau. 

  • Nhóm đối tượng trẻ sơ sinh: gặp nhiều trong trường hợp trẻ sinh non thiếu tháng, bị ngạt lúc sinh gây thiếu oxy não, bệnh lý nhiễm trùng hệ thần kinh, hạ calci, hạ đường máu, hoặc mẹ mắc bệnh lý tiền sản giật trong thời kỳ mang thai, tai nạn đẻ khó phải dùng Forceps, đẻ chỉ huy, trẻ đẻ rơi bị va đập vùng đầu, dị tật bẩm sinh, vàng da nhân não…

  • Nhóm đối tượng trẻ dưới 2 tuổi: Bệnh lý sốt cao gây co giật, viêm não, màng não, dị dạng mạch máu não bẩm sinh, rối loạn chuyển hoá, ngã va đập ảnh hưởng đến não, suy hô hấp do nhiều nguyên nhân gây thiếu oxy não..

  • Nhóm đối tượng trẻ lớn: Di chứng bệnh lý hệ thống thần kinh trung ương như nhiễm độc, nhiễm trùng não, tai nạn vùng đầu, di chứng bệnh lý não bộ từ nhỏ, bệnh chuyển hoá tiến triển,…

Nhiều trường hợp bệnh khởi phát mà không rõ nguyên nhân gây bệnh.

3. Biểu hiện bệnh lý Động kinh ở trẻ em

Theo mức độ biểu hiện triệu chứng và nguyên nhân chia động kinh làm 2 thể là động kinh toàn thể và động kinh cục bộ. Ở mỗi thể bệnh lại có những dấu hiệu đặc trưng khác nhau.

3.1 Cơn động kinh cục bộ

  • Co giật khu trú ở một vị trí trên cơ thể như đầu, mặt, tay, chân, nửa người sau đó lan rộng ra. Người bệnh có thể mất ý thức hoặc vẫn nhận biết được cơn xảy ra nhưng khó điều khiển được hành vi. Có thể xác định vị trí tổn thương tại não bằng cách đánh giá vị trí đầu tiên cơn co giật xuất hiện.
  • Cơn động kinh cục bộ thuỳ thái dương: đặc trưng bởi rối loạn khứu giác, vị giác, thị giác như ngửi, nếm thấy mùi lạ, nhìn thấy nhiều hình ảnh khác thường so với thực tế. Ngoài ra còn xuất hiện những động tác không tự chủ,…
  • Cơn động kinh cục bộ thuỳ trán trên: thường bắt đầu bằng một cơn co giật vùng mặt hoặc nửa người sau đó lan rộng ra. Có thể mất ý thức hoặc không
  • Cơn động kinh não trung ương: biểu hiện triệu chứng của rối loạn hệ thần kinh thực vật như vã mồ hôi, nhịp tim tăng hoặc chậm, co giãn đồng tử, nổi gai ốc, huyết áp hạ, đỏ mặt,…
  • Cơn động kinh cục bộ toàn thể hoá: ban đầu khu trú ở 1 vị trí cơ thể nhưng nhanh chóng lan rộng thành cơn lớn. Chẩn đoán trên cận lâm sàng điện não đồ đột ngột xuất hiện song bất thường.

3.2 Cơn động kinh toàn thể

  • Biểu hiện bởi những cơn rung giật cơ toàn thân, mất ý thức trong thời gian ngắn. Chia ra nhiều thể
  • Cơn mất ý thức thoáng qua: Người bệnh đột ngột mất nhận thức hoàn toàn trong vài giây hoặc nửa phút, tạm dừng mọi hoạt động đang làm. Sau khi hết cơn bệnh nhân lại trở về trạng thái bình thường, nhiều khi chính người bệnh không hề biết cơn đã xuất hiện. Cơn vắng ý thức có thể kèm theo tăng hoặc giảm trương lực cơ.
  • Cơn co giật lành tính ở trẻ sơ sinh: Trẻ có thể giật nhẹ tay, bàn chân 1 bên sau đó lan sang bên còn lại. Không kèm theo tăng trương lực.
  • Cơn căng cứng cơ: Bệnh nhân xuất hiện cơn gồng cứng tay hoặc chân kéo dài 30 – 1 phút. Có thể kèm theo co cứng vùng đầu mặt, cổ nghẹo sang 1 bên, mất ý thức hoặc không.
  • Cơn co giật toàn thể: Trẻ đột ngột ngã ra và mất hoàn toàn ý thức, chân tay co cứng và giật mạnh, chảy nước dãi, mắt trợn ngược, có thể đại tiểu tiện không tự chủ. Cơn kéo dài khoảng vài giây hoặc 2-3 phút. Sau cơn trẻ thường mệt nhiều hoặc ngủ thiếp đi.
  • Hội chứng West – cơn giật co thắt: Biểu hiện bằng giật cơ gấp, cơ duỗi hoặc phối hợp cả 2 loại. 

3.3 Cận lâm sàng bệnh động kinh ở trẻ

  • Xét nghiệm máu: Giúp chẩn đoán nguyên nhân gây co giật hoặc định hướng phân biệt, thường gặp như nhiễm trùng não, màng não, rối loạn đường huyết hoặc nhiễm độc,…
  • Điện não đồ (EEG): Chẩn đoán xác định trẻ có những sóng bất thường trong điện não hay không. Phần lớn những sóng não bất thường biểu hiện rõ nhất trong cơn co giật. Ở ngoài cơn, phần lớn không phát hiện bất thường hoặc có dấu hiệu nghi ngờ. Để đo được chính xác hơn cần theo dõi mô hình sóng điện não cả lúc tỉnh táo và trong khi ngủ.
  • Chụp cắt lớp vi tính: Cho biết nguyên nhân nếu cơn động kinh khởi phát là do nguyên nhân thực thể tại não như khối u, chảy máu não,…
  • Chụp cộng hưởng từ: Chụp chi tiết từng lớp của hệ thống não bộ giúp định hình chính xác vị trí tổn thương,
  • Ngoài ra còn có một số cận lâm sàng khác có thể làm như trắc nghiệm tâm lý, chụp cắt lớp phát xạ positron,…

4. Điều trị bệnh Động kinh ở trẻ em như thế nào?

4.1 Nguyên tắc dùng thuốc điều trị

  • Với thuốc Tây nên bắt đầu bằng 1 loại với liều thấp nhất sau đó theo dõi tiến triển cơn động kinh về tần số và thời gian biểu hiện để tăng dần liều cho phù hợp.

  • Khi việc dùng một loại thuốc không đáp ứng đủ mục tiêu điều trị và cắt cơn có thể phối hợp thêm nhiều loại khác.

  • Thuốc ức chế hệ thần kinh có tác dụng gây lệ thuộc chính vì vậy không được dừng thuốc đột ngột mà phải tuân theo y lệnh của bác sĩ điều trị, trong 2 năm không tái phát cơn sẽ giảm dần liều theo nửa năm một. 

Tên thuốc

Chỉ định

Liều dùng

Số lần dùng trong ngày

Thời gian bán huỷ

Tác dụng phụ

Phenobarbital

(Gardenal)

Dùng được cho mọi thể.

Trừ cơn vắng ý thức nên cân nhắc

Người lớn: 2-3 mg/kg/ngày

Trẻ em: 3-4 mg/kg/ngày

1

48h-96h

Ảnh hưởng đến trí tuệ, trạng thái tâm thần, gây buồn ngủ

Valproic Acid 

(Depakine)

Mọi thể động kinh

Người lớn: 20-25 mg/kg/ngày

Trẻ em: 20-30 mg/kg/ngày

2-3

6-13

Nôn, buồn nôn, hại gan,..

Phenytoin

(Sodanton)

Dùng được cho mọi thể.

Trừ cơn vắng ý thức

Người lớn: 3-5 mg/kg/ngày

Trẻ em: 4-8 mg/kg/ngày

1-2

20

Rung giật nhãn cầu, nôn, buồn nôn,…

Carbamazepine

(Tegretol)

Dùng được cho mọi thể.

Trừ cơn vắng ý thức

Người lớn: 10-15 mg/kg/ngày

Trẻ em: 20-30 mg/kg/ngày

2

12-18

Rung giật nhãn cầu, nôn, buồn nôn, phát ban da…

Gabapentin

(Neurontin)

Động kinh thể cục bộ

> 12 tuổi: 300-1000 mg/kg/ngày

3

5-7

Hay buồn ngủ, chóng mặt, khó thở, rối loạn dạ dày, ruột…

Lamotrigine

(Lamictal)

Động kinh thể cục bộ

>16 tuổi: 50-500/mg/kg/ngày

2

15-17

Chóng mặt, nôn, buồn nôn, phát ban có thể nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng

Topiramate

(Topamax)

Động kinh thể cục bộ

>16 tuổi: 50-500/mg/kg/ngày

2

21

Chóng mặt, buồn nôn, buồn ngủ, mất tập trung, trí nhớ suy giảm, loạng choạng, lú lẫn, nhìn đôi…

Levetiracetam

(Keppra)

Động kinh thể cục bộ và động kinh toàn thể

10-30 mg/kg/ngày

1-2

8-10

Dị ứng, chóng mặt, đau đàu, mất điều vận

Oxcarbamazepine

(Trileptal)

Động kinh toàn thể, động kinh cục bộ

8-60mg/kg/ngày

2

9

Mệt mỏi, chóng mặt, buồn ngủ và nhức đầu,…

4.2 Chỉ định thuốc kháng động kinh

Điều trị động kinh toàn thể

Cơn động kinh

Thuốc ưu tiên hàng đầu

Thuốc hàng thứ hai

Thuốc cần tránh

Cơn vắng ý thức

Depakine

Ethosuximide

Tegretol

Cơn giật cơ

Depakine

Lamotrigine

Gardenal

Primidone

 

Cơn co cứng, co giật

Depakine

Topamax

Lamotrigine

Gardenal

Primidone

Phenytoin

 

Cơn mất trương lực

Depakin

   

Điều trị động kinh cục bộ

Loại động kinh

Thuốc hàng đầu

Thuốc thứ hai

Cơn cục bộ đơn giản

Tegretol

Deparkine

Lamotrigine

Gabapentin

Sodanton

Topamax

Cơn cục bộ phức tạp,

Cơn cục bộ toàn thể

Tegretol

Trileptal

Depakine

Lamotrigine

Gabapentin

Sodanton

Topiramate

Đăng ký tư vấn & khám bệnh

Bệnh nhân đăng ký khám vui lòng nhập đầy đủ thông tin. Nhà thuốc Thọ Xuân Đường sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất!
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới