Khi trẻ đột ngột xuất hiện cơn co giật trong một khoảng thời gian ngắn lần đầu tiên trong đời, nhiều cha mẹ băn khoăn tự hỏi liệu con mình đang mắc phải căn bệnh gì, có thực sự là bệnh động kinh hay không? Tuy nhiên không chỉ bệnh động kinh mới gây ra tình trạng co giật như vậy, do đó khi trẻ có những biểu hiện khác lạ cần đưa trẻ đến các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám và chẩn đoán sớm tình trạng bệnh. Vậy, bệnh động kinh ở trẻ em được chẩn đoán thế nào, hãy cùng Nhà thuốc Thọ Xuân Đường tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
Bệnh động kinh ở trẻ em là căn bệnh được đặc trưng bởi sự phóng điện đột ngột, đồng bộ nhất thời không kiểm soát của một nhóm các tế bào thần kinh vỏ não gây ra các cơn co giật lặp lại nhiều lần với những thay đổi về nhận thức, cảm giác đến hành vi vận động của trẻ.
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính nhưng hay gặp nhất là ở trẻ em dưới 10 tuổi với tỷ lệ mắc bệnh chiếm đến hơn 50% trong tổng số người mắc bệnh. Do đó việc tìm hiểu về bệnh động kinh ở trẻ em là kiến thức mà bất kì cha mẹ nào cũng nên trang bị cho mình từ đó sẽ giúp cha mẹ chủ động trong việc phát hiện ra bệnh động kinh ở trẻ sớm cũng như tuyên truyền người thân và bạn bè không nên kì thị trẻ mắc bệnh. Nếu trẻ mắc bệnh động kinh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì khả năng trẻ được chữa khỏi bệnh hoàn toàn và không để lại biến chứng về sau được tăng lên rất nhiều.
2. Bệnh động kinh ở trẻ em được chẩn đoán thế nào?
Thăm khám lâm sàng thần kinh
Đầu tiên, các bác sĩ sẽ hỏi bệnh và khai thác tiền sử bệnh của trẻ với các câu hỏi như:
- Hãy mô tả thật kĩ các biểu hiện bệnh của trẻ đang gặp phải, các cơn co giật, hành vi vận động như nào?
- Trẻ xuất hiện cơn co giật lần đầu tiên vào thời gian nào, năm bao nhiêu tuổi?
- Hoàn cảnh xảy ra dẫn tới khởi phát cơn co giật lần đầu tiên?
- Các cơn co giật kéo dài bao lâu?
- Trẻ có rối loạn ý thức trong cơn không? Trẻ có tự dưng bất động, mắt nhìn mơ màng, dừng hoặc ngắt quãng các hoạt động mà trẻ đang làm không?
- Sau cơn trẻ có nhận biết được sự việc hay không? Ý thức và hành vi của trẻ như thế nào sau cơn co giật?
- Tần suất xuất hiện giữa các cơn co giật trong khoảng thời gian bao lâu, vài ngày, vài tuần, vài tháng…?
- Trẻ có từng bị té ngã, chấn thương vùng đầu não hay từng mắc các bệnh lý về não bộ trước đây không?
- Trẻ đã được phát hiện và điều trị bệnh động kinh ở đâu chưa? Có đang sử dụng thuốc gì không, hay thuốc đang dùng điều trị bệnh động kinh tên là gì và liều lượng bao nhiêu? Sau khi sử dụng thuốc điều trị bệnh động kinh thì tình trạng của trẻ như thế nào?
-
Gia đình có ai từng mắc
bệnh động kinh không, ông bà bố mẹ, anh chị em,…
- Cha mẹ hoặc người nhà đã chứng kiến cần mô tả kỹ các triệu chứng và các mốc thời gian bị bệnh của trẻ cho bác sỹ, điều này rất quan trọng trong việc hình thành tư duy hướng đến chẩn đoán bệnh được chính xác nhất.
Khám các chức năng thần kinh
Các bác sĩ sẽ thăm khám trực tiếp trẻ để kiểm tra hành vi, khả năng vận động, chức năng tâm thần và các khu vực khác để chẩn đoán khu vực não bị tổn thương và xác định thể động kinh mà trẻ có thể mắc phải.
Các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng bệnh động kinh ở trẻ
Xét nghiệm máu
Các bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định xét nghiệm công thức máu, hóa sinh máu, điện giải đồ để theo dõi đánh giá chức năng gan, lượng đường trong máu, sự biến đổi của nồng độ Kali, Natri, Calci, Magie trong máu,… Từ đó tìm ra những bất thường có thể có dẫn đến tình trạng bệnh của trẻ và giúp cho việc chẩn đoán loại trừ bệnh lý động kinh.
Ngoài ra, xét nghiệm máu còn giúp xác định nhận biết được những dấu hiệu của nhiễm trùng, tình trạng di truyền hoặc các tình trạng khác có thể liên quan đến bệnh động kinh ở trẻ.
Điện não đồ (EEG)
Bình thường, các tế bào thần kinh trong não giao tiếp với nhau thông qua các tín hiệu điện (sóng não), nếu xảy ra sự mất cân bằng nồng độ giữa các chất dẫn truyền thần kinh và những chất điện giải giữa bên trong và bên ngoài màng tế bào sẽ gây ra rối loạn hoạt động điện và làm kích hoạt các sóng điện não bất thường (sóng động kinh - epileptiform). Và chúng có thể được thấy rõ trên kết quả ghi của điện não đồ.
Trong quá trình làm điện não đồ, trẻ sẽ được gắn các điện cực nhỏ và dây điện xung quanh đầu. Sau đó các kỹ thuật viên EEG sẽ yêu cầu trẻ làm một vài động tác như yêu cầu mở và nhắm mắt lại, thở sâu và nhanh để tăng thông khí, hoặc nhìn vào một bóng đèn nhấp nháy… Lúc này, các điện cực sẽ nhận diện các sóng điện não, máy đo điện não EEG khuếch đại các tín hiệu này và ghi lại trên giấy biểu đồ điện não hoặc ngày nay có thể xem trực tiếp trên màn hình máy tính. Quá trình ghi lại hoạt động điện của não bộ thường diễn ra trong khoảng từ 30 - 40 phút.
Trẻ sẽ được chẩn đoán là mắc bệnh động kinh nếu trên điện não đồ ghi lại những thay đổi liên tục trong hoạt động điện não với các đợt sóng nhọn kích thích bất thường rõ rệt.
Chụp cắt lớp vi tính sọ não (CT-scan)
Chụp cắt lớp vi tính CT-scan thường được sử dụng để tìm ra những dấu hiệu bất thường xảy ra trong não từ đó đánh giá để xác định chúng có phải là nguyên nhân gây ra cơn động kinh hay không. Những bất thường trong não có thể gây khởi phát cơn động kinh có thể phát hiện trên chụp CT-scan như khối u não, nhiễm sán não,...
Chụp cộng hưởng từ (MRI) sọ não
Ngoài chụp cắt lớp vi tính sọ não thì phương pháp chụp cộng hưởng từ (MRI) cũng thường được chỉ định để khảo sát hình thái não bộ. Chụp MRI là phương pháp chụp sử dụng nam châm và sóng vô tuyến mạnh để tạo ra hình ảnh chi tiết về bộ não của trẻ, từ đó có thể phát hiện được các tổn thương hoặc bất thường trong não là nguyên nhân gây ra cơn động kinh ở trẻ.
Chụp cộng hưởng từ chức năng (Functional magnetic resonance imaging-fMRI)
Chụp cộng hưởng từ chức năng (fMRI) là phương pháp đo lường những thay đổi trong lưu lượng máu xảy ra khi các vùng não bộ đang hoạt động. Đây là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh cần thiết giúp các bác sĩ trước khi phẫu thuật xác định được vị trí chính xác của các chức năng quan trọng trong não bộ như vùng tư duy ngôn ngữ và vận động,… từ đó khi phẫu thuật điều trị bệnh động kinh ở trẻ có thể tránh làm tổn thương những khu vực này.
Chụp cắt lớp phát xạ Positron (PET)
Chụp cắt lớp phát xạ Positron PET là phương pháp chụp sử dụng một lượng nhỏ chất phóng xạ liều thấp được tiêm vào tĩnh mạch người bệnh, sau đó khi chụp lên sẽ xây dựng được hình ảnh các khu vực hoạt động của não và từ đó có thể phát hiện được các bất thường để tìm nguyên nhân gây ra động kinh ở trẻ.
Chụp cắt lớp vi tính bằng bức xạ đơn photon (SPECT)
Đây là phương pháp được sử dụng chủ yếu nếu trẻ đã được chụp cộng hưởng từ MRI và làm điện não đồ EEG mà không xác định được chính xác vị trí nào trong não là nguồn gốc khởi phát cơn động kinh. Chụp SPECT sử dụng một lượng nhỏ chất phóng xạ liều thấp được tiêm vào tĩnh mạch để tạo ra bản đồ 3D chi tiết về hoạt động lưu lượng máu trong não trong các cơn động kinh.
Trên đây là những phương pháp cần thiết để chẩn đoán bệnh động kinh ở trẻ em, cha mẹ và gia đình có thể tham khảo và nắm bắt những thông tin cần thiết này. Và đừng quên hãy đưa trẻ đi thăm khám sớm khi trẻ có những bất thường trên cơ thể và hành vi vận động để có thể được phát hiện sớm bệnh và kịp thời điều trị. Chẩn đoán chính xác loại động kinh ở trẻ và tìm ra nguyên nhân gây ra cơn động kinh là cơ sở tốt nhất để giúp các bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả cho trẻ.
3. Đâu là giải pháp điều trị hiệu quả bệnh động kinh ở trẻ em?
Thay vì sử dụng các thuốc điều trị bệnh động kinh bằng Tây y mang đến nhiều rủi ro sức khỏe với hàng tá tác dụng phụ thì Nam y là một phương pháp điều trị an toàn, phù hợp với nhiều bệnh nhân, đặc biệt là trẻ nhỏ. Những bài thuốc Nam thường có tác dụng khu phong, trấn kinh an thần để giảm dần các cơn co giật đồng thời giúp lưu thông khí huyết tăng thúc đẩy lưu lượng máu lên não để hồi phục tổn thương sau cơn. Ngoài việc sử dụng thuốc Nam trong điều trị bệnh động kinh ở trẻ em thì còn có những phương pháp
điều trị bệnh động kinh phối hợp không dùng thuốc như châm cứu, cấy chỉ, xoa bóp bấm huyệt, nhiệt nóng trị liệu và luyện tập phục hồi chức năng,…
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG
CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG THUỐC NAM GIA TRUYỀN
Kế thừa và phát huy truyền thống chữa bệnh cứu người hơn 400 năm, trải qua 16 đời làm nghề y, Nhà thuốc Thọ Xuân Đường đã điều trị thành công cho rất nhiều người bệnh không may mắc bệnh Động Kinh từ nhẹ đến nặng bằng bài thuốc Nam gia truyền phối kết hợp với sử dụng phương pháp “thần châm”, cấy chỉ giúp thông kinh lạc, đưa máu lên não tốt hơn để tăng hồi phục tổn thương sau cơn động kinh và hạn chế tái phát. Ngoài ra, Nhà thuốc Thọ Xuân Đường cũng vinh dự và tự hào khi được kỷ lục Guinness ghi nhận là nhà thuốc Đông y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam.
Ngoài thăm khám trực tiếp tại nhà thuốc, từ thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp, Tiến sĩ, lương y Phùng Tuấn Giang – chủ nhiệm nhà thuốc Thọ Xuân Đường đã thiết lập thêm một kênh
khám bệnh trực tuyến miễn phí qua video trên zalo (SDT 0943406995). Điều này hỗ trợ bệnh nhân ở xa, có điều kiện khó khăn không đi lại được vẫn có cơ hội được thăm khám cùng thầy thuốc mà vẫn an toàn, hiệu quả. Với những bệnh nhân ở xa có nhu cầu điều trị, phòng khám sẽ gửi thuốc về tận nhà qua đường bưu cục và mỗi tháng đều thăm khám trực tuyến lại để thầy điều chỉnh đơn thuốc cho phù hợp.
BS. Thu Thủy
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe vui lòng liên hệ
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG
Số 5 - 7 Khu tập thể Thủy sản, Ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 0943986986 – 0937638282