Bệnh động kinh ở trẻ em có thể phòng ngừa không?

Tỷ lệ mắc bệnh động kinh ở trẻ em ngày càng gia tăng trong những năm gần đây khiến cho nhiều cha mẹ lo lắng. Nếu không được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời, bệnh động kinh sẽ gây ra những ảnh hưởng rất lớn đến trẻ trong tương lai như chậm phát triển trí tuệ, hạn chế nhận thức và hành vi, trẻ có thể trở nên ngây dại và thường xuyên lên cơn co giật…
Bệnh động kinh ở trẻ em có thể phòng ngừa không?

Bệnh động kinh ở trẻ em có thể phòng ngừa không?

Vậy, có cách nào để hạn chế và phòng ngừa được căn bệnh động kinh ở trẻ không? Hãy cùng Nhà thuốc Thọ Xuân Đường tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

1. Trước tiên hãy tìm hiểu bệnh động kinh ở trẻ em là gì?

Bệnh động kinh ở trẻ em xảy ra do sự rối loạn chức năng của hệ thần kinh trung ương gây ra phóng điện đột ngột quá mức, nhất thời của các tế bào thần kinh ở não. Bệnh có những biểu hiện đặc trưng bằng các cơn co giật tái diễn kèm theo sự rối loạn về hành vi, cảm giác, ý thức của trẻ.

1.1 Nguyên nhân nào dẫn đến căn bệnh động kinh ở trẻ em?

  • Đa số những đứa trẻ được chẩn đoán mắc bệnh động kinh đều chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây bệnh là gì. Tuy nhiên, các chuyên gia về bệnh động kinh đã đưa ra một số giả thuyết về các yếu tố nguy cơ có thể gây khởi phát cơn động kinh ở trẻ đó là:

1.2 Do di truyền từ gia đình

  • Bệnh động kinh ở trẻ em có thể xảy ra do sự biến đổi bất thường gen di truyền trội hoặc di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường, các nghiên cứu tìm ra có đột biến xả ra trên nhiễm sắc thể số 20. Chính vì vậy, nếu người thân trong gia đình như cha mẹ, anh chị em ruột… của trẻ bị mắc bệnh động kinh thì trẻ sẽ có nguy cơ mắc bệnh động kinh cao hơn so với những đứa trẻ khác.

1.3 Mẹ bị chấn thương hoặc nhiễm độc trong thai kỳ

  • Trong suốt thai kỳ, nếu mẹ không may gặp phải các chấn thương vùng bụng hoặc bị ngộ độc thuốc hay sử dụng các thuốc có hại cho thai nhi thì rất có thể trẻ khi sinh ra sẽ gặp các vấn đề về tổn thương thần kinh và mạch máu, đây chính là nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây khởi phát cơn động kinh ở trẻ.

1.4 Các tai biến sản khoa trong quá trình chuyển dạ

  • Trong quá trình chuyển dạ, trẻ bị ngạt do không vượt qua được khung chậu của mẹ hay do vỡ ối sớm hoặc ối cạn dẫn đến lượng oxi đưa đến các tế bào não của trẻ bị giảm sút đột ngột, có thể gây ra các tổn thương não không hồi phục ở trẻ và cũng là yếu tố có thể gây khởi phát cơn động kinh ở trẻ. Ngoài ra, những biện pháp can thiệp sản khoa được sử dụng như kẹp thai, hút thai, đẻ chỉ huy có thể khiến não bộ của trẻ bị sang chấn và tổn thương, từ đó gây tăng nguy cơ mắc bệnh động kinh ở trẻ sau này.

1.5 Trẻ sinh non, nhẹ cân

  • Trẻ sinh non dưới 37 tuần, cân nặng khi sinh dưới 2.5kg hô hấp và sức đề kháng kém, thiếu oxi não, có thể dễ mắc các bệnh lý nhiễm trùng cũng là 1 trong những yếu tố nguy cơ gây bệnh.

1.6 Trẻ mắc các bệnh lý nhiễm trùng thần kinh, mạch máu

  • Nếu trẻ có tiền sử từng bị mắc các bệnh lý như viêm não, viêm màng não do vi khuẩn, virus, chảy máu não-màng não do chấn thương sọ não, vỡ mạch não… không được điều trị bệnh kịp thời và dứt điểm, não bộ của trẻ rất dễ bị tổn thương không hồi phục tạo tiền đề gây bệnh động kinh ở trẻ về sau.

1.7 Trẻ từng bị chấn thương vùng đầu

  • Nếu trẻ đã từng bị va đập hoặc chấn thương ở đầu như bị ngã đập đầu, hoặc bị tai nạn xe, các vật cứng đập vào đầu sẽ làm tổn thương đến não bộ của trẻ, có thể gây sang chấn nhẹ nhưng cũng có nhiều trường hợp trẻ bị động kinh sau đó. Vậy nên, đây là một trong những yếu tố nguy cơ cao gây bệnh động kinh ở trẻ em mà các bậc phụ huynh và gia đình cần đặc biệt chú ý.

2. Vậy, có cách nào để phòng ngừa bệnh động kinh ở trẻ em không?

Bệnh động kinh ở trẻ em là căn bệnh có diễn biến phức tạp thường xuất hiện bất ngờ, ẩn chứa nhiều nguy cơ rủi ro do tai nạn, do đó, việc phòng ngừa bệnh xuất hiện là biện pháp tốt nhất cần làm. Những biện pháp phòng ngừa bệnh động kinh ở trẻ em là:

2.1 Phòng ngừa chấn thương vùng đầu não cho trẻ

  • Trong thời gian sau sinh, não bộ của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, do đó, chỉ cần những va chạm nhẹ cũng có thể khiến não trẻ bị tổn thương. Chính vì vậy, cha mẹ cần hết sức chú ý tới trẻ trong giai đoạn này, theo sát trẻ trong quá trình hình thành và phát triển các chức năng cần có, đặc biệt là lúc trẻ tập đi, tránh để trẻ bị ngã nhiều lần.
  • Sử dụng đồ bảo hộ như đội mũ bảo hiểm cho trẻ khi trẻ tham gia các hoạt động thể dục thể thao ngoài trời có nguy cơ gây thương tích vùng đầu não như đạp xe, leo núi, cưỡi ngựa…

2.2 Khám thai định kỳ thường xuyên

  • Nguyên nhân gây bệnh động kinh ở trẻ em có thể là do sang chấn trong sản khoa, sản phụ bị vỡ ối sớm hoặc cạn nước ối, khung xương chậu của mẹ nhỏ khó sinh dẫn đến em bé có thể bị ngạt, thiếu oxi máu nuôi não gây tổn thương não dẫn đến hình thành bệnh động kinh. Do đó, để phòng ngừa bệnh động kinh ở trẻ em, sản phụ nên theo dõi sát những bất thường trong thai kỳ, thăm khám thai định kì và trao đổi với bác sĩ về cách dự sinh tốt nhất cho cả mẹ và em bé.

2.3 Tiêm phòng vaccine cho trẻ đầy đủ

  • Tiêm phòng cho trẻ đầy đủ để tránh các bệnh tổn thương não như viêm màng não, viêm não Nhật Bản… Những bệnh lý này gây tổn thương não và để lại nhiều di chứng nghiêm trọng, trong đó có bệnh động kinh. Vì vậy, cha mẹ nên cho trẻ tiêm ngừa đầy đủ các loại vacxin phòng bệnh về não.

2.4 Hạn chế để trẻ sốt cao co giật

  • Sốt cao co giật là hiện tượng phổ biến ở trẻ khi cơ thể trẻ bị nhiễm trùng đặc biệt là nhiễm trùng hô hấp. Tuy nhiên, không phải trẻ cứ sốt cao co giật là trẻ bị mắc bệnh động kinh, nhưng nếu những cơn co giật xuất hiện nhiều lần khi trẻ sốt thì nguy cơ dẫn đến động kinh là rất cao. Do vậy, ngay khi trẻ có biểu hiện sốt thì cha mẹ nên sử dụng biện pháp hạ sốt nhanh cho trẻ như chườm ấm nóng nách bẹn cổ cho trẻ, đặt thuốc hạ sốt đường hậu môn, uống thuốc hạ sốt, bù điện giải cho trẻ...
  • Mặc dù bệnh động kinh đang có xu hướng gia tăng ở trẻ em mà không rõ nguyên nhân chính xác. Tuy nhiên nếu biết cách thì cha mẹ và người thân trong gia đình vẫn có thể phòng ngừa được căn bệnh động kinh ở trẻ.

BS. Thu Thủy

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG

CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG THUỐC NAM GIA TRUYỀN

Kế thừa và phát huy truyền thống chữa bệnh cứu người hơn 400 năm, trải qua 16 đời làm nghề y, Nhà thuốc Thọ Xuân Đường đã điều trị thành công cho rất nhiều người bệnh không may mắc bệnh Động Kinh từ nhẹ đến nặng bằng bài thuốc Nam gia truyền phối kết hợp với sử dụng phương pháp “thần châm”, cấy chỉ giúp thông kinh lạc, đưa máu lên não tốt hơn, hạn chế tái phát.

Ngoài thăm khám trực tiếp tại nhà thuốc, từ thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp, Tiến sĩ, lương y Phùng Tuấn Giang – chủ nhiệm nhà thuốc Thọ Xuân Đường đã thiết lập thêm một kênh khám bệnh trực tuyến miễn phí qua video trên zalo (SDT 0943406995). Điều này hỗ trợ bệnh nhân ở xa, có điều kiện khó khăn không đi lại được vẫn có cơ hội được thăm khám cùng thầy thuốc mà vẫn an toàn, hiệu quả. Với những bệnh nhân ở xa có nhu cầu điều trị, phòng khám sẽ gửi thuốc về tận nhà qua đường bưu điện và mỗi tháng đều thăm khám trực tuyến lại để thầy điều chỉnh đơn thuốc cho phù hợp.

Đăng ký tư vấn & khám bệnh

Bệnh nhân đăng ký khám vui lòng nhập đầy đủ thông tin. Nhà thuốc Thọ Xuân Đường sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất!
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới