Bệnh động kinh là gì? Bệnh động kinh có di truyền không?

Trong hệ thống bệnh lý tâm thần kinh thì tỉ lệ người mắc bệnh động kinh đang chiếm tỉ lệ cao nhất. Bệnh gặp ở mọi độ tuổi và gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống và tinh thần của người bệnh. Vậy căn bệnh này có biểu hiện gì để nhận biết sớm và nó có di truyền sang con cái hay không?
Bệnh động kinh là gì? Bệnh động kinh có di truyền không?

Bệnh động kinh là gì? Bệnh động kinh có di truyền không

1. Hiểu về căn bệnh động kinh

Bệnh động kinh hay còn được gọi với tên dân gian như kinh giật, kinh xù, kinh phong. Đây là bệnh lý mãn tính của hệ thống thần kinh biểu hiện sự lặp đi lặp lại của những cơn co giật một vài bộ phận hoặc toàn bộ cơ thể. Cơn kéo dài trong vài giây hoặc vài phút, người bệnh mất ý thức hoặc vẫn nhận thức được khi cơn xảy ra.
Dựa vào nguyên nhân gây bệnh xếp động kinh thành 3 nhóm:
Cơn động kinh nguyên phát: Người bệnh đột ngột khởi phát triệu chứng bệnh động kinh không rõ nguyên nhân. Trên các kết quả cận lâm sàng chụp não không phát hiện bất cứ tổn thương thực thể nào.
Cơn động kinh thứ phát: Xuất hiện sau một tổn thương hoặc bệnh lý tại não bộ như tai nạn giao thông, ngã đập đầu gây ảnh hưởng não, di chứng sau bệnh lý viêm não, viêm màng não, tiền sử trẻ sinh non, thiếu tháng, trẻ bị ngạt trong quá trình sinh, đẻ khó phải can thiệp, hội chứng vàng da nhân, … hoặc dị dạng mạch máu não bẩm sinh. Nguyên nhân u não hoặc tai biến mạch máu não thường gặp ở đổi tượng trẻ lớn, người trưởng thành. 
Cơn động kinh căn nguyên ẩn: Có nguyên nhân nhưng không tìm ra được. Không phát hiện tổn thương thực thể tại não bộ.

2. Triệu chứng bệnh động kinh

Động kinh cục bộ

Biểu hiện cơn co giật từ một bộ phận trên cơ thể hoặc nửa người sau đó nhanh chóng lan rộng ra các phần khác. Nguyên nhân là do tổn thương thuỳ trán lên. 
Nếu cơn động kinh xuất hiện kèm theo những dấu hiệu của thần kinh thực vật như cảm giác hồi hộp, tim đập nhanh, tay chân bủn rủn, vã mồ hôi, mặt đỏ bùng, … nguyên nhân là do tổn thương não trung gian.
Cơn cục bộ phức tạp bao gồm những rối loạn về hành vi và ảo khứu, ảo thị, ảo thanh, … tâm thần bất ổn cần được kiểm soát để tránh gây ra những việc nguy hiểm và hành động dại dột.

Cơn toàn thể

Động kinh cơn lớn: có đầy đủ triệu chứng của một cơn động kinh điển hình và thường trải qua 3 giai đoạn
- Giai đoạn 1: Co cứng (15-20 giây)
Bệnh nhân đột ngột ngã xuống, không nhận thức được, tứ chi co cứng, phản xạ gân xương tăng, bàn tay nắm chặt, đầu ưỡn ra sau sang 1 bên, mắt trợn ngược, hàm cắn chặt chảy nước dãi có thể cắn vào lưỡi, cơ ngực co cứng bất động, khó thở, đại tiểu tiện không tự chủ
- Giai đoạn 2: Co giật (1-3 phút)
Tứ chi và toàn thân co giật liên tiếp, mắt trợn ngược giật lên trên, sùi bọt mép
- Giai đoạn 3: Duỗi (5- 10 phút) 
Phản xạ gân xương giảm, các cơ dãn mềm dần, nhịp thở nhanh mạnh, bệnh nhân dần tỉnh và có ý thức trở lại.
Động kinh cơn nhỏ hay còn gọi là cơn vắng ý thức thoáng qua: Bệnh nhân đang sinh hoạt và làm việc đột nhiên mất ý thức và ngưng mọi việc đang làm trong vòng vài giây. Sau cơn bệnh nhân không nhớ gì. Nên điều trị sớm tránh lặp đi lặp lại có thể tiến triển nên cơn co giật động kinh.
Cơn bổ sung: Các cơn động kinh xuất hiện nối tiếp nhau, có thể kèm theo mất ý thức hoặc không, chuyển từ dạng này sang dạng khác. 

3. Chẩn đoán lâm sàng

Để chẩn đoán bệnh động kinh thông thường dựa vào triệu chứng lâm sàng và kết quả kiểm tra trên điện não đồ. Tuy nhiên bệnh động kinh được chia ra nhiều thể bệnh, mỗi thể sẽ có những dấu hiệu triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên vẫn có 1 số đặc điểm chung của cơn động kinh điển hình để có thể phát hiện bệnh:
- Cơn có tần suất lặp đi lặp lại ít nhất 2 lần và biểu hiện đột ngột
- Co giật một phần cơ thể hoặc các chi, có thể co cứng co giật toàn thân
- Một số dấu hiệu đi cùng trong cơn như trợn ngược mắt, sùi bọt mép, răng cắn chặt, đại tiểu tiện không tự chủ
- Cơn xuất hiện tăng vào ban đêm, khi áp lực, căng thẳng
- Mất ý thức hoặc không, kéo dài vài giây cho đến vài phút.

4. Cận lâm sàng

Điện não đồ là xét nghiệm thường được dùng để chẩn đoán bệnh bằng cách gắn điện cực lên đầu để theo dõi hoạt động từ não bộ. Nếu đo vào lúc cơn xảy ra sẽ thấy xuất hiện sóng động kinh điển hình. Ngoài cơn thường không phát hiện bất thường.
Một số cận lâm sàng khác: Điện tâm đồ, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ, chụp từ não, … giúp chẩn đoán phân biệt và xác định chính xác vị trí tổn thương tại não.

5. Chẩn đoán phân biệt

Nhiều cơn co giật và ngất do nguyên nhân không phải từ não gây nên, cần phải chẩn đoán phân biệt để từ đó đưa ra hướng điều trị bệnh động kinh cho phù hợp.
- Rối loạn nhịp tim: Với những bệnh nhân có bệnh lý tim mạch mà xuất hiện cơn mất ý thức cần phân biệt do nguyên nhân giảm tưới máu tới não (hẹp động mạch cảnh), nhất là đối với người già có liên quan đến hoạt động thể lực. Khám tim mạch phát hiện tiếng thổi tâm thu.
- Ngất: Cơn ngất có thể xảy ra đột ngột nhưng người bệnh thường có một vài dấu hiệu báo trước như người mệt lả, da niêm mạc nhợt nhạt, vã mồ hôi, … trong cơn người bệnh không có triệu chứng co giật hay lú lẫn. 
- Cơn co giật do hạ canxi máu: Dấu hiệu điển hình là các cơ ở bàn tay co cứng, nắm chặt, dấu hiệu Chvostek dương tính. Chỉ số xét nghiệm Canxi huyết giảm và điện não đồ không có sóng động kinh.
- Sốt cao co giật: tình trạng này thường gặp ở trẻ nhỏ từ 2-5 tuổi do sốt cao. Co giật không phải bệnh động kinh nhưng nếu không điều trị sớm, ổn định và để trẻ tái diễn lặp lại nhiều lần gây nguy cơ dẫn đến bệnh động kinh về sau.

6. Điều trị bệnh động kinh như thế nào?

Hiện tại việc kiểm soát cơn co giật bằng thuốc tây vẫn đang là phương pháp điều trị chính. Về liều lượng và loại thuốc được sử dụng sẽ được bác sĩ quyết định dựa vào nhiều yếu tố:
- Độ tuổi mắc bệnh
- Phân loại bệnh và nguyên nhân
- Tác dụng phụ của thuốc 
- Mức độ nặng nhẹ, tần suất cơn 
- Giá cả
- Chế độ sinh hoạt
Thuốc tây gây ức chế hệ thần kinh trung ương, giảm tần suất xuất hiện của cơn co giật. Một số tác dụng phụ không mong muốn có thể gặp phải như đau đầu, chóng mặt, nôn, buồn nôn, chậm phát triển về trí tuệ và tư duy đặc biệt là trẻ nhỏ, trí nhớ suy giảm, … nặng hơn có thể gặp những rối loạn về tâm thần như rối loạn cảm xúc, hành vi, trầm cảm hoặc phát ban gây huy hiểm đến tính mạng,…
Khi việc dùng một loại thuốc không đủ đáp ứng mục tiêu kiểm soát cơn co giật bác sĩ có thể chỉ định tăng liều dùng hoặc điều trị phối hợp thêm 1 loại thuốc kháng động kinh khác. Một số lưu ý khi điều trị như sau
- Dùng thuốc từ liều thấp đến liều cao
- Uống đúng liều lượng chỉ định, đúng thời gian
- Không được tự ý bỏ thuốc đột ngột khi thấy hết cơn một thời gian, cần tham khảo ý kiến và chỉ định của bác sĩ theo dõi điều trị
- Theo dõi diễn biến của bệnh bằng cách ghi lại thời gian cơn động kinh xảy ra. Nếu gặp phải tác dụng phụ của thuốc cần thông báo ngay cho bác sĩ để nhận tư vấn phù hợp.
- Kiểm tra định kỳ các chỉ số máu, chức năng gan, thận.
Một số loại thuốc điều trị động kinh được sử dụng rộng rãi như phenobarbital, phenytoin, valproic acid, carbamazepine, … 
Nếu việc dùng thuốc không mang lại hiệu quả các bác sĩ sẽ xem xét đến việc phẫu thuật để loại bỏ vùng não bị tổn thương. Tuy nhiên cần cân nhắc kỹ để không ảnh hưởng đến mọi hoạt động, nhận thức của cơ thể.

7. Bệnh động kinh có di truyền không?

Theo nghiên cứu, một vài thể động kinh xảy ra có sự liên quan đến một số gen cụ thể. Nhưng không phải cứ có gen này là người đó sẽ có biểu hiện bệnh động kinh mà nó chỉ làm tăng nguy cơ hơn so với các đối tượng khác nếu gặp yếu tố bên ngoài tác động. Các gen này có thể gây nên sự di truyền từ ông bà, bố mẹ sang con cháu. Bệnh động kinh có di truyền không? Câu trả lời là bệnh động kinh hoàn toàn có khả năng di truyền. Theo thống kê, khoảng 2% xảy ra sự di truyền này và động kinh toàn thể có nguy cơ cao hơn.
- Nếu chỉ có mẹ hoặc bố mắc bệnh thì tỷ lệ sinh ra con mang gen động kinh < 5%
- Nếu cả bố và mẹ đều mắc bệnh thì tỉ lệ này tăng lên 7 - 12%
Mặc dù vậy cha mẹ cũng không nên quá lo lắng vì phần lớn trẻ sinh ra đều phát triển bình thường. Điều quan trọng là cần điều trị bệnh của bản thân ổn định trước khi có ý định mang thai và sinh con.
Điều trị bệnh động kinh bằng thuốc nam cũng đang là một xu hướng điều trị an toàn, phù hợp. Với những thể nhẹ bệnh có cơ hội chữa khỏi hoàn toàn mà không cần phụ thuộc vào thuốc tây. Những thể nặng và có tổn thương tại não sẽ giúp ổn định bệnh và ngăn ngừa biến chứng về sau.
BS. Hồng Hoa
Để được tư vấn về điều trị động kinh bằng y học cổ truyền cụ thể theo từng trường hợp, vui lòng liên hệ.
NHÀ THUỐC THỌ XU N ĐƯỜNG - Kỷ lục Guinness nhà thuốc đông y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Địa chỉ: Số 5 - 7 Khu tập thể Thủy sản, Ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Liên hệ Hotline: 0943986986 -  Zalo 0943406995

Đăng ký tư vấn & khám bệnh

Bệnh nhân đăng ký khám vui lòng nhập đầy đủ thông tin. Nhà thuốc Thọ Xuân Đường sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất!
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới