Tại sao việc theo dõi cơn động kinh lại quan trọng?

Biết những gì xảy ra trong cơn động kinh và tần suất chúng xảy ra là những chi tiết quan trọng nhất về cơn động kinh. Việc theo dõi này giúp ích cho bác sĩ trong việc chẩn đoán lựa chọn phương pháp điều trị bệnh động kinh.
Tại sao việc theo dõi cơn động kinh lại quan trọng?

Tại sao việc theo dõi cơn động kinh lại quan trọng?

Sự quan trọng của việc theo dõi cơn động kinh

Theo dõi các cơn co giật có thể giúp cung cấp được nhiều thông tin cho bác sĩ khi bệnh nhân khám bệnh động kinh. Đó là:

Chẩn đoán bệnh động kinh

Báo cáo của người chứng kiến về những gì đang xảy ra sẽ giúp bác sĩ biết liệu các sự kiện có phải là bệnh động kinh hay không, và tìm ra loại động kinh đó là gì?
Biết được dạng động kinh sẽ giúp người bệnh và gia đình biết cách ứng phó với cơn động kinh, điều gì cần quan tâm lưu ý, điều không nên lo lắng và khi nào cần được cấp cứu.

Chọn phương pháp điều trị

Không phải tất cả các loại thuốc động kinh đều có tác dụng đối với tất cả các loại động kinh. Một số loại tốt hơn cho các cơn động kinh cục bộ hơn là các cơn toàn thể hoặc ở những người mắc hội chứng động kinh cụ thể.
Biết loại động kinh sẽ giúp mọi người quyết định loại thuốc hoặc phương pháp điều trị nào áp dụng điều trị.

Biết liệu phương pháp điều trị bệnh động kinh có hiệu quả hay không?

Theo dõi xem các cơn co giật xảy ra ít thường xuyên hơn hoặc đã thay đổi sau khi bắt đầu dùng thuốc hoặc phương pháp điều trị mới. Nếu cơn động kinh thưa dần hoặc không xuất hiện tức là người bệnh đáp ứng tốt với điều trị, tiếp tục điều trị theo hướng đang lựa chọn.
Nếu các cơn co giật tiếp tục hoặc trở nên tồi tệ hơn, thông tin này cũng sẽ giúp bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị khác tối hơn đối với bệnh nhân.

Xác định và quản lý các tác dụng không mong muốn

Theo dõi tác dụng không mong muốn của thuốc chống co giật có thể giúp người bệnh và bác sĩ biết cơ thể người bệnh đang dung nạp thuốc như thế nào?
Xem liệu các tác dụng không mong muốn có thuyên giảm theo thời gian hoặc biến mất khi thay đổi liều lượng hay không?
Nếu các tác dụng phụ này không biến mất, đó là một thông tin bổ sung để sử dụng khi quyết định có nên thử các phương pháp điều trị khác hay không.

Xác định các yếu tố kích hoạt cơn động kinh và thay đổi lối sống

Viết ra thời điểm cơn động kinh xảy ra và những gì đã xảy ra trong khoảng thời gian đó giúp người bệnh nhận ra các yếu tố có thể gây ra.
Người bệnh có thể nhận thấy một quy luật, chẳng hạn như cơn động kinh chỉ xảy ra vào một thời điểm cụ thể trong ngày.
Hoặc người bệnh có thể xem liệu một số yếu tố nhất định xảy ra xung quanh thời gian người bệnh lên cơn co giật, chẳng hạn như ngủ không ngon, bị sốt hoặc ốm đau, căng thẳng hoặc thiếu thuốc.
Sử dụng thông tin này để thực hiện các thay đổi lối sống và giúp người bệnh kiểm soát cơn động kinh tốt hơn.

Quan sát, theo dõi cơn động kinh

Trước khi có thể theo dõi các cơn động kinh, người bệnh cần biết những gì cần quan sát và lưu ý. Động kinh có thể được chia thành 4 giai đoạn:
  • Tiền triệu (triệu chứng báo trước bệnh): Hành vi hoặc cảm giác xảy ra vài giờ đến vài ngày trước khi lên cơn co giật;
  • Aura: Sự bắt đầu thực sự của một cơn động kinh và có thể được coi là một cảnh báo;
  • Cơn động kinh: Sự kiện động kinh;
  • Sau cơn: Thời gian phục hồi sau cơn động kinh.

Cách quan sát cơn động kinh

Khi theo dõi cơn động kinh, hãy cố gắng ghi lại những gì xảy ra trong từng giai đoạn của cơn động kinh như trước, trong và sau cơn động kinh. Viết ra những gì xảy ra ngay khi người bệnh có thể, rất dễ quên chi tiết khi người bệnh không viết chúng ra. Dưới đây là danh sách những điều có thể xảy ra trong cơn động kinh. Hãy nhớ rằng những gì người bệnh nhìn thấy sẽ phụ thuộc vào loại động kinh xảy ra.
Hành vi trước khi lên cơn:
  • Người bệnh đang làm gì vào thời điểm diễn ra sự kiện?
  • Có thay đổi tâm trạng hoặc hành vi vài giờ hoặc vài ngày trước đó không?
  • Có cảnh báo hoặc hào quang (aura) ngay trước khi cơn động kinh xảy ra không?
Khi sự kiện xảy ra: Ghi ngày giờ.
Các yếu tố kích hoạt có thể xảy ra: Lưu ý bất kỳ yếu tố nào có thể khiến cơn động kinh có nhiều khả năng xảy ra hơn.
  • Thời gian trong ngày hoặc tháng;
  • Đối với phụ nữ, hãy lưu ý ngày của chu kỳ kinh nguyệt của người bệnh, nếu đang mang thai, sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào hoặc điều trị nội tiết tố khác;
  • Thuốc bị bỏ sót hoặc quá hạn sử dụng, thay đổi liều lượng thuốc;
  • Rối loạn giấc ngủ, ngủ không thường xuyên, ngủ không đủ giấc, các vấn đề về giấc ngủ khác;
  • Không ăn thường xuyên, bị phản ứng bởi các loại thực phẩm cụ thể;
  • Trong hoặc sau khi tập thể dục gắng sức;
  • Trong hoặc sau khi thở nhanh;
  • Sử dụng rượu hoặc ma túy;
  • Cảm xúc căng thẳng, lo lắng, phấn khích;
  •  m thanh, đèn nhấp nháy hoặc hoa văn, ánh sáng mặt trời;
  • Các bệnh hoặc nhiễm trùng khác;
  • Khi dùng các loại thuốc khác, sản phẩm không kê đơn hoặc chất bổ sung.
Điều gì xảy ra trong cơn động kinh: Lưu ý những thay đổi sau:
  • Nhận thức, tỉnh táo, nhầm lẫn;
  • Khả năng nói và hiểu như giọng nói rõ ràng, chỉ trả lời bằng một vài từ hoặc tiếng ồn, lời nói không có ý nghĩa, không thể nói chuyện;
  • Suy nghĩ, ghi nhớ, cảm xúc, nhận thức;
  • Nhìn, nghe, nếm, ngửi, cảm nhận: Có thể có những cảm giác khác nhau hoặc bất thường hoặc có thể cảm nhận được điều gì đó không thực sự có;
  • Biểu hiện trên khuôn mặt: Nhìn chằm chằm, co giật, chớp mắt hoặc đảo mắt, chảy nước dãi;
  • Trương lực cơ: Cơ thể trở nên cứng hoặc mềm nhũn;
  • Chuyển động: Cử động giật hoặc co giật, không thể di chuyển, cơ thể hoặc đầu quay sang một bên, ngã;
  • Các chuyển động tự động hoặc lặp lại: Chu môi, nhai, nuốt, nhặt quần áo, xoa tay, gõ chân, mặc quần áo hoặc cởi quần áo;
  • Đi bộ, lang thang, chạy;
  • Màu da, mồ hôi, nhịp thở;
  • Mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột (đại tiểu tiện không tự chủ).
Liên quan đến một phần cơ thể: Ghi lại nơi các triệu chứng bắt đầu, cho dù nó ở khu vực đó hay lan sang các bộ phận khác của cơ thể và liên quan đến bên nào của cơ thể (bên phải, bên trái hoặc cả hai).
Điều gì xảy ra sau cơn động kinh (sau khi xảy ra sự kiện hoặc giai đoạn hồi phục): 
  • Có thể phản hồi bằng giọng nói hoặc chạm;
  • Nhận biết tên riêng của họ, tên của người quan sát, địa điểm, thời gian;
  • Có thể nhớ những gì đã xảy ra;
  • Có thể nói chuyện hoặc giao tiếp;
  • Yếu hoặc tê ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể;
  • Thay đổi tâm trạng hoặc hành vi;
  • Mệt mỏi hoặc cần ngủ;
  • Các triệu chứng khác: Ví dụ như nhức đầu, đau bụng, đau người.
Cơn động kinh kéo dài bao lâu:
  • Độ dài của thời gian aura hoặc cảnh báo;
  • Thời gian co giật: Từ đầu đến cuối, nhưng không tính thời gian hồi phục;
  • Thời gian hồi phục hoặc thời kỳ sau cơn động kinh: Bao lâu trước khi người bệnh trở lại hoạt động bình thường.
Sự quan sát, theo dõi động kinh cần được ghi chép chi tiết lại trong nhật ký. Điều này có thể hữu ích để bác sĩ trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh động kinh. Không chỉ vậy, nhật ký động kinh còn giúp người bệnh kiểm soát và đối phó với cơn động kinh của mình tốt hơn.
BS. Nguyễn Thùy Ngân

Đăng ký tư vấn & khám bệnh

Bệnh nhân đăng ký khám vui lòng nhập đầy đủ thông tin. Nhà thuốc Thọ Xuân Đường sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất!
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới