Thiếu hụt dinh dưỡng được cho là một trong những yếu tố kích hoạt cơn động kinh. Chúng ta cùng tìm hiểu về sự liên quan của yếu tố này đối với bệnh động kinh qua những thông tin dưới đây.
Hạ đường huyết có thể gây ra cơn động kinh không?
Thực phẩm, chế độ dinh dưỡng có thể làm thay đổi chức năng não nhưng thông tin đáng tin cậy về các khuyến nghị cụ thể lại rất ít, thậm chí là khó có thể tìm kiếm được. Chúng ta đều biết rằng lượng đường trong máu rất thấp có thể gây co giật ở một số người, đặc biệt là những người mắc
bệnh tiểu đường dùng quá nhiều insulin. Do đó, nếu bị động kinh, người bệnh nên cố gắng ăn uống đều đặn và có chế độ ăn uống cân bằng. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy lượng đường trong máu giảm nhẹ thường được gọi là “hạ đường huyết” có bất kỳ mối liên hệ nào với chứng co giật hoặc động kinh.
Vitamin, thảo dược hoặc axit amin có thể giúp điều trị cơn động kinh không?
Các nghiên cứu đã không thể xác nhận các báo cáo về những người có phản ứng với các chất này. Các báo cáo riêng lẻ về một số trường hợp có thể gây hiểu nhầm. Trên thực tế, hầu hết các chất bổ sung dinh dưỡng hầu hết không có tác dụng thực sự trong việc kiểm soát cơn động kinh, nhưng chúng có thể có tác dụng phụ và một số có thể gây nguy hiểm nếu sử dụng không đúng. Bởi vậy, người bệnh động kinh không nên tự ý dùng các chất bổ sung vitamin, axit amin, cũng như các sản phẩm từ thảo dược mà không được sự kê đơn và cho phép của bác sĩ điều trị.
Sự thiếu hụt vitamin có gây ra hoặc làm trầm trọng thêm cơn động kinh không?
Sự thiếu hụt vitamin duy nhất được biết là gây ra hoặc làm trầm trọng thêm cơn động kinh là thiếu vitamin B6 (pyridoxine). Sự thiếu hụt này xảy ra chủ yếu ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, gây ra những cơn co giật khó kiểm soát. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể cho trẻ bổ sung vitamin qua đường tĩnh mạch trong khi ghi điện não đồ (EEG). Nếu điện não đồ cải thiện đáng kể, điều đó cho thấy có sự thiếu hụt B6. Một số bác sĩ cũng có thể thử dùng vitamin B6 ở trẻ lớn bị co giật khó kiểm soát, nhưng không có bằng chứng chắc chắn nào cho thấy nó sẽ hữu ích.
Lượng khoáng chất trong cơ thể thấp có thể ảnh hưởng đến hoạt động co giật không?
Khoáng chất là chất dinh dưỡng thiết yếu. Hàm lượng các khoáng chất natri, calci và magie thấp có thể làm thay đổi hoạt động điện của tế bào não và gây co giật.
Những yếu tố nào gây ra lượng khoáng chất thấp trong cơ thể?
Thiếu khoáng chất rất hiếm xảy ra trừ khi có tình trạng suy dinh dưỡng nói chung nghiêm trọng, nhưng các yếu tố sau có thể ảnh hưởng đến lượng khoáng chất trong cơ thể:
-
Nồng độ natri thấp có thể do sử dụng các loại thuốc như thuốc lợi tiểu hoặc carbamazepine và oxcarbazepine, do uống quá nhiều nước hoặc do rối loạn nội tiết tố.
-
Nồng độ calci thấp thường là do bệnh thận hoặc rối loạn nội tiết tố. Chúng cũng có thể liên quan đến nồng độ magie thấp.
-
Nồng độ magie thấp có thể là kết quả của việc lạm dụng rượu mãn tính và chế độ dinh dưỡng kém. Nồng độ magie thấp có thể dẫn đến co giật và cũng có thể gây ra nồng độ calci thấp.
Người bệnh động kinh có nên bổ sung thêm khoáng chất không?
Những người bị động kinh rất hiếm khi cần dùng thêm natri, calci hoặc magie để kiểm soát cơn động kinh. Nếu bác sĩ phát hiện ra rằng người bệnh có mức độ thấp các khoáng chất trong cơ thể và không xác định được rối loạn cơ bản nào, việc thay đổi chế độ ăn uống hoặc bổ sung khoáng chất là điều hợp lý. Dùng thêm liều lượng khoáng chất nhất định có thể giúp ngăn ngừa tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng lâu dài một số loại thuốc chống động kinh. Hãy trao đổi với bác sĩ để kiểm tra thông tin cụ thể về các loại thuốc mà người bệnh dùng để xem điều họ có đang gặp phải vấn đề này hay không. Ngoài ra, người bệnh động kinh cũng cần được sự tư vấn của bác sĩ về chế độ ăn uống lành mạnh, phù hợp với thể trạng và tình trạng sức khỏe, bệnh tật của mình.
-
Thời gian cụ thể trong ngày hoặc đêm.
-
Thiếu ngủ, ngủ không ngon giấc, ngủ không đủ giấc, giấc ngủ bị gián đoạn.
-
Mắc các bệnh tật khác.
-
Đèn hoặc hoa văn nhấp nháy.
-
Rượu: Nghiện rượu hoặc cai rượu.
-
Sử dụng ma túy.
-
Chu kỳ kinh nguyệt hoặc những thay đổi nội tiết tố khác ở phụ nữ.
-
Ăn không ngon, lâu ngày không ăn, mất nước, không đủ nước, lượng đường trong máu thấp, thiếu hụt vitamin và khoáng chất.
-
Thực phẩm cụ thể, lượng caffeine dư thừa hoặc các sản phẩm khác có thể làm trầm trọng thêm cơn động kinh.
-
Sử dụng một số loại thuốc chữa bệnh.
-
Dùng sai hoặc quên uống thuốc chống động kinh.
BS. Nguyễn Thùy Ngân (Thọ Xuân Đường)