Phục hồi chức năng cho trẻ bị động kinh

Song song với việc dùng thuốc trẻ em bị động kinh cần được gia đình phối hợp thêm các biện pháp điều trị không dùng thuốc nhằm nâng cao hiệu quả điều trị ổn định bệnh và phục hồi chức năng cho trẻ cả về sự phát triển về thể chất lẫn trí tuệ. Giúp trẻ nhanh chóng hoà nhập với các bạn nhỏ cùng độ tuổi và cuộc sống bình thường.
Phục hồi chức năng cho trẻ bị động kinh

Phục hồi chức năng cho trẻ bị động kinh

1. Tìm hiểu về bệnh động kinh ở trẻ em

Bệnh lý động kinh là bệnh lý mạn tính ngày càng thường gặp ở độ tuổi trẻ nhỏ do nhiều nguyên nhân ảnh hưởng. Bệnh do rối loạn trong hệ thống thần kinh trung ương gây nên những cơn co giật không thể kiểm soát và có xu hướng lặp lại nhiều lần. 
Ở trẻ nhỏ, nguyên nhân khởi phát bệnh do trước sinh, sau sinh hoặc ngay trong quá trình sinh mổ. 
- Trước sinh: Nhiễm độc thai nghén, dị dạng hộp sọ thai nhi, chấn thương,…
- Trong quá trình sinh: Đẻ khó cần can thiệp sản khoa, ngạt, nhiễm trùng, nhiễm độc,…
- Sau sinh: Bệnh lý nhiễm trùng viêm não, màng não, chấn thương,…

2. Chẩn đoán bệnh động kinh ở trẻ như thế nào?

Đối với trẻ nhỏ việc chẩn đoán xác định dựa trên dấu hiệu lâm sàng và các xét nghiệm cân lâm sàng bao gồm Điện não đồ, chụp CT, chụp MRI, và các xét nghiệm sinh hoá máu ( điện giải đồ, đường máu, chức năng gan thận,…)

3. Động kinh ở trẻ em có thể gây ra hệ luỵ như thế nào?

Với trẻ nhỏ mắc bệnh động kinh nếu không được phát hiện và điều trị tích cực từ sớm có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển cả về thể chất, đặc biệt sa sút về trí tuệ,… 
Một số vấn đề dễ nhận thấy:
- Rối loạn sinh hoạt hàng ngày: Đi lại vận động yếu hơn trẻ thường, dễ bị ngã hoặc gặp nguy hiểm nếu tái phát cơn không có người trông. Giấc ngủ rối loạn, dễ bị giật mình, hoảng sợ, khả năng chăm sóc và vệ sinh cá nhân chậm,…
- Rối loạn nhận thức: Chậm nói, chậm nhận thức, trí nhớ suy giảm và hay thiếu tập trung
- Rối loạn học tập: Gặp vấn đề trong kỹ năng nghe, nói, đọc, viết,.. một số trẻ bị bệnh thể nhẹ vẫn có thể bình thường
- Ảnh hưởng tâm lý – xã hội: Ngại giao tiếp, đôi lúc không làm chủ được hành vi, dễ kích động.

4. Động kinh ở trẻ em – cách xử trí như thế nào?

Khi phát hiện trẻ lên cơn động kinh, người lớn cần chú ý theo dõi và thực hiện những bước sau:
- Đặt trẻ nằm ở mặt phẳng an toàn
- Nới lỏng quần áo
- Nghiêng đầu về một bên
- Không tỳ đè, không giữ tay chân, không nhét đồ vào miệng trẻ, không cho trẻ ăn hoặc uống bất cứ thứ gì
Sau cơn kiểm tra các dấu hiệu sinh tồn (mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở), thay đồ mới và vệ sinh cho trẻ. Nếu trẻ mệt nhiều và tái phát liên tục các cơn khó kiểm soát nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện.

5. Các phương pháp điều trị bệnh động kinh ở trẻ nhỏ

Điều trị nội khoa là phương pháp điều trị hàng đầu đối với trẻ mắc bệnh Động kinh. Tuỳ vào thể bệnh và triệu chứng của trẻ mà bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc và đưa ra phác đồ phù hợp. Liều điều trị từ thấp đến cao, nếu như không đáp ứng mục tiêu điều trị ban đầu sẽ tăng liều và kết hợp thuốc sau đó duy trì liều phù hợp trong thời gian dài.
Một số nguyên tắc cần chú ý khi điều trị bệnh động kinh ở trẻ em:
- Cha mẹ cần theo dõi cho con uống đúng liều, đúng giờ, đúng chỉ định
- Tuyệt đối không bỏ liều hoặc dừng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ ( kể cả trong trường hợp trẻ không tái phát cơn trong thời gian dài)
- Theo dõi và ghi lại tần suất xuất hiện cơn của trẻ và báo lại bác sĩ để đánh giá quá trình điều trị, điều chỉnh liều cho phù hợp
- Việc dùng thuốc cần thời gian dài, kiên trì 
- Cho trẻ đi tái khám tại chuyên khoa thần kinh 4-6 tháng/1 lần.
Kích thích dây thần kinh phế vị cũng là một phương pháp điều trị bệnh động kinh có thể áp dụng với trẻ nhỏ, giảm tỉ lệ tái phát cơn từ 30-40%. Liệu pháp này sử dụng một thiết bị có khả năng tạo ra năng lượng điện (chạy bằng pin) được đặt dưới lớp da ở ngực. Khi tạo ra kích thích sẽ dẫn truyền từ dây thần kinh phế vị lên não nhằm duy trì và ổn định các sóng động kinh bất thường phát ra tại não. 
Tuy nhiên phương pháp này có thể gây ra một số tác dụng phụ đến sức khoẻ trẻ, như:
- Ho khan, ho kích ứng
- Đau vùng cổ, buồn nôn
- Cảm giác ngứa vùng cổ hoặc khó thở nhẹ

Cho trẻ ăn theo chế độ Ketogenic

Mặc dù chưa có một nghiên cứu y khoa chính xác nào về việc điều trị bệnh cho trẻ động kinh bằng chế độ ăn nhưng trên thực tế việc duy trì cho trẻ một chế độ khẩu phần ăn uống lành mạnh giúp nâng cao sức khoẻ và hạn chế tái phát cơn động kinh.
Chế độ ăn này khá nghiêm ngặt bao gồm hạn chế lượng chất béo và Carbohydrat đưa vào cơ thể. Chính vì vậy cha mẹ cần tìm hiểu kỹ để đưa ra khẩu phần ăn phù hợp tránh gây tác dụng phụ làm trẻ suy dinh dưỡng, táo bón,…
Phẫu thuật được tư vấn trong một số trường hợp xác định rõ vị trí tổn thương tại não gây bệnh mà việc điều trị nội khoa không mang lại kết quả mong muốn. Triệu chứng bệnh và cận lâm sàng sẽ giúp định hình vị trí tổn thương, nếu ổ tổn thương không ở vị trí khó và không ảnh hưởng đến chức năng cơ bản cần thiết với cơ thể thì các bác sĩ sẽ hội chẩn đưa ra phương pháp phẫu thuật phù hợp.

6. Phương pháp phục hồi chức năng cho trẻ động kinh

Ở trẻ động kinh có sự rối loạn về khả năng nhận thức và ngôn ngữ, giao tiếp, chậm phát triển, hạn chế kỹ năng sinh hoạt cá nhân,… nên ngoài việc điều trị sớm bằng thuốc gia đình cần sớm phục hồi chức năng cho trẻ bằng nhiều biện pháp kết hợp.
- Cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi an toàn cùng các bạn nhỏ có cùng độ tuổi (giúp trẻ hoà nhập và học theo các bạn, tinh thần vui vẻ,..). Không nên giữ trẻ ở nhà, không cho trẻ ra ngoài.
- Dành thời gian hướng dẫn và dạy trẻ cách chăm sóc tự vệ sinh cá nhân, tự ăn uống, mặc quần áo, đánh răng, rửa mặt,… (cần hướng dẫn chậm, nhẹ nhàng, không tạo áp lực nếu trẻ chưa thực hiện được)
- Tại trường học không gây áp lực học tập cho trẻ, có thể cho trẻ tham gia những lớp học cơ bản hoặc môn học giúp phát triển năng khiếu đơn giản, dễ hoà đồng với môi trường
- Trao đổi với giáo viên và nhà trường để nhận được sự thông cảm, giúp đỡ trẻ trong thời gian đi học tại trường lớp.
- Tạo cho trẻ tâm lý thoải mái, vui vẻ. Không nên la mắng, quát đánh trẻ. Giải thích cho trẻ hiểu về bệnh và động viên trẻ vượt qua mặc cảm.
- Tái khám định kỳ và lựa chọn kết hợp điều trị bằng nhiều biện pháp.
Một số biện pháp khác giúp phục hồi chức năng cho trẻ tại các trung tâm phục hồi chức năng:
- Xoa bóp chân tay, tập vận động chủ động cho trẻ (nhất là đối tượng trẻ nhỏ) tạo thuận để giúp trẻ tự thực hiện được các kỹ năng lẫy, bò, đi lại,..
- Tập vận động tinh bàn tay để trẻ biết cầm nắm, chăm sóc cá nhân
- Học và hiểu ngôn ngữ, các biểu đạt và thể hiện nhu cầu bản thân
Ngoài ra, trẻ mắc bệnh động kinh cần nhận được sự chú ý và quan sát mọi lúc mọi nơi, tránh trường hợp tái phát cơn gây tai nạn bất ngờ cho trẻ bằng cách không để trẻ chơi ở gần những nơi có vật dụng nguy hiểm như nhà bếp, nhà tắm. Không để trẻ một mình leo trèo, leo cầu thang. Không lại gần nguồn điện hoặc nguồn lửa,…
BS. Hoa Nguyễn

Đăng ký tư vấn & khám bệnh

Bệnh nhân đăng ký khám vui lòng nhập đầy đủ thông tin. Nhà thuốc Thọ Xuân Đường sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất!

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới