Tìm hiểu về triệu chứng lâm sàng của cơn co cứng co giật

Cơn động kinh toàn thể gồm các thể khác nhau như những cơn co giật, cơn co cứng - co giật, cơn giật cơ, cơn vắng ý thức, cơn mất trương lực cơ và cơn động kinh do sốt. Mất ý thức có thể đi kèm với co thắt, cứng, run, co cơ hoặc mất trương lực cơ. Cơn cơn co cứng - co giật là một trong những cơn động kinh toàn thể điển hình (động kinh cơn lớn), chúng ta cùng tìm hiểu triệu chứng lâm sàng của thể động kinh này.
Tìm hiểu về triệu chứng lâm sàng của cơn co cứng co giật

Tìm hiểu về triệu chứng lâm sàng của cơn co cứng co giật

Bệnh động kinh (Epilepsy, tiếng Hy Lạp là Epilambanein nghĩa là chộp lấy) là một sự rối loạn thần kinh trung ương từng cơn do sự phóng xung điện đột ngột, quá mức của vỏ não hoặc qua vỏ não của các neuron siêu đồng bộ và duy trì. 
Các xung điện của neuron này dễ tác động tới:
- Cả hai bán cầu đại não gây ra cơn động kinh toàn thể;
- Toàn bộ cả một bên bán cầu đại não gây ra động kinh một bên;
- Một phần của bán cầu đại não gây ra cơn động kinh cục bộ.
Đặc tính của cơn động kinh: Xuất hiện đột ngột rồi tự thoái lui, trong cơn xảy ra những rối loạn chức năng thần kinh trung ương, đặc biệt là về tri thức, vận động, cảm giác, giác quan. Mỗi cơn động kinh có thể kéo dài trong thời gian từ vài giây đến vài phút, tái đi tái lại cơn sau giống cơn trước, người bệnh thường thấy mất ý thức trong cơn.
Dưới đây là triệu chứng của cơn động kinh co cứng – co giật.
Triệu chứng cơn co cứng – co giật bao gồm những triệu chứng chính của cơn động kinh toàn thể, điển hình với những cơn co cứng, co giật và kèm với mất tri thức.

Những hiện tượng trước cơn động kinh

Những hiện tượng trước khi xảy ra cơn động kinh còn được gọi là tiền triệu hay aura. Đôi khi có tiền triệu xuất hiện trước cơn động từ một vài giờ hoặc một vài ngày. Tiền triệu gồm đau nửa đầu, đau dây thần kinh, dị cảm, run chân tay, hồi hộp đánh trống ngực, rối loạn tiêu hóa, thay đổi tính nết và trầm cảm.
Tiền chứng là những biểu hiện xuất hiện ngay trước khi cơn động kinh toàn thể xảy ra. Một số biểu hiện thường thấy như:
- Vận động: Máy mắt, nghiến răng, chi có những động tác nhanh;
- Cảm giác: Cảm giác kiến bò, cảm giác ê buốt toàn thân như có gió lạnh thổi qua, cảm giác rát bỏng;
- Giác quan: Thị giác (hoa mắt, lập lòe, ánh sáng có màu, ảo giác), thính giác (ù tai, có thể nghe thấy tiếng chuông hoặc tiếng nói), khứu giác (ngửi thấy khó chịu như mùi khét, mùi trứng thối), vị giác (đắng miệng);
- Nội tạng: Nấc, hồi hộp đánh trống ngực (tim đập nhanh, đau ngực), nôn và buồn nôn;
- Tâm thần: Lo âu, cáu giận, hồi ức và mơ ngủ.

Triệu chứng lâm sàng của cơn co cứng - co giật

Giai đoạn co cứng

Bắt đầu bởi một tiếng kêu khàn đặc biệt. Sau đó người bệnh ngã xuống bất tỉnh. Khi ngã người bệnh không có khả năng tránh vật cản, đồ vật xung quanh và có thể chấn bị thương do ngã. Tứ chi người bệnh duỗi thẳng cứng, cơ lồng ngực và cơ hoành bất động trong thì thở ra hết sức. Ngoài ra, người bệnh bị ngừng thở trong vài giây kèm theo tím tái. Hai hàm răng cắn chặt vào nhau, nghiến răng, hai mắt trợn ngược. Giai đoạn này kéo dài trung bình khoảng 30 giây.

Giai đoạn co giật

Người bệnh có những động tác giật đột ngột, theo nhịp. Động tác này ngày càng mạnh và thưa hơn, các bộ phận khác nhau của cơ thể đồng bộ với nhau, lưỡi thè ra thành từng đợt, do đó người bệnh có thể tự cắn vào lưỡi mình vì khi đó hai hàm răng vẫn cắn chặt. Các cơ bám mặt cũng tham gia co giật, thường tăng tiết nước bọt (biểu hiện sùi bọt mép), các cơ vòng giãn ra (đại tiểu tiện không tự chủ). Giai đoạn này kéo dài trung bình từ 2 – 3 phút, kết thúc bởi động tác giãn toàn bộ cơ đột ngột, kèm theo một tiếng thở dài sâu.

Giai đoạn bất tỉnh

Sau khi co giật, người bệnh nằm bất động, các cơ giãn ra, không cảm nhận được và mất tri thức, thở rống lên. Sau đó giảm dần tím tái, người bệnh giống như đang ngủ say. Giai đoạn này có thể kéo dài từ một vài phút đến một vài giờ, tri thức trở lại dần nhanh hoặc chậm tùy vào từng trường hợp cụ thể. Người bệnh thường rất mệt mỏi và không nhớ gì về cơn động kinh của mình vừa xảy ra.

Giai đoạn sau cơn kịch phát

Thường thấy người bệnh có rối loạn vận động (liệt, liệt nhẹ, co cứng), rối loạn cảm giác (giảm cảm giác, mất cảm giác, dị cảm), rối loạn giác quan (nhìn lóa, giảm thị lực), rối loạn tâm thần (động tác tự động, nổi giận dữ dội), buồn nôn. 
Trường hợp liệt nửa người thoáng qua sau cơn động kinh còn được gọi là liệt Todd.
Cơn động kinh hay xảy ra ban đêm, mới đầu thưa thớt sau tần số ngày càng mau hơn nếu không được kiểm soát đúng cách và điều trị bệnh động kinh tích cực. Các yếu tố làm tăng nguy cơ cơn động kinh xảy ra như sử dụng các chất kích thích như rượu, cà phê, thuốc phiện… căng thẳng, stress, mất ngủ, lao động quá sức…
BS. Nguyễn Thùy Ngân

Đăng ký tư vấn & khám bệnh

Bệnh nhân đăng ký khám vui lòng nhập đầy đủ thông tin. Nhà thuốc Thọ Xuân Đường sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất!
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới