Bệnh động kinh cục bộ đơn giản là một trong những dạng bệnh động kinh khá thường gặp hiện nay. Tuy nhiên, dạng bệnh động kinh này thường khó phát hiện sớm khiến việc chẩn đoán và điều trị bệnh gặp nhiều khó khăn hơn. Vậy nguyên nhân gây ra bệnh động kinh là gì, chẩn đoán và điều trị bệnh động kinh cục bộ đơn giản này ra sao, hãy cùng Nhà thuốc Thọ Xuân Đường tìm hiểu dưới bài viết này nhé!
Bệnh động kinh cục bộ đơn giản là gì?
Động kinh cục bộ đơn giản là một dạng bệnh động kinh mà sự kích thích gây phóng điện đột ngột quá mức của các neuron thần kinh chỉ xảy ra ở một vùng nhỏ của não bộ. Đa phần người mắc bệnh động kinh cục bộ đơn giản không phát hiện ra bệnh trong suốt một khoảng thời gian dài bởi thời gian lên cơn động kinh ngắn, các triệu chứng thường dễ bị bỏ qua và người bệnh vẫn nhận thức được những gì đang xảy ra xung quanh và với bản thân mình.
Động kinh cục bộ đơn giản có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp nhất ở người già và trẻ trên 1 tuổi.
Nguyên nhân gây bệnh động kinh cục bộ đơn giản là gì?
Có đến hơn nửa người mắc bệnh động kinh cục bộ đơn giản không tìm ra được nguyên nhân gây bệnh rõ ràng, còn lại có thể đến từ một số nguyên nhân dưới đây như:
Di chứng của bệnh viêm não, màng não
Bệnh động kinh cục bộ đơn giản có thể là triệu chứng ở thời kỳ cấp và thời kỳ di chứng của bệnh viêm não, viêm màng não, áp xe não và tỉ lệ mắc bệnh này cũng khá thường gặp. Chính vì vậy đây là một nguyên nhân chính gây
động kinh ở trẻ em. Mà nguyên nhân thường gặp gây áp xe não, viêm màng não là do lao, vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc do giang mai do đó, việc tiêm phòng đầy đủ và vệ sinh sạch sẽ môi trường sống sẽ giúp trẻ hạn chế được căn bệnh này.
Sau chấn thương sọ não
Bệnh động kinh cục bộ đơn giản có thể xảy ra sau khoảng 1- 5 năm khi bệnh nhân bị chấn thương sọ não. Thường cơn động kinh sẽ xuất hiện trong vòng một tháng đến một năm sau khi bị chấn thương sọ não. Đây là một trong những nguyên nhân hay gặp nhất dẫn đến khởi phát cơn động kinh và đặc biệt là động kinh cục bộ đơn giản.
Do u não
Hơn nửa số bệnh nhân bị u não có xuất hiện cơn động kinh, đa số là cơn động kinh cục bộ, tùy thuộc vào vị trí khối u não nằm ở vùng não nào của não bộ mà sẽ biểu hiện các triệu chứng bệnh động kinh xảy ra tại vùng đó. Chính vì vậy nhiều trường hợp bệnh nhân mắc bệnh động kinh có các tiền triệu hoặc triệu chứng khởi phát như thế nào cũng góp phần giúp cho ta chẩn đoán định khu khối u não.
Mắc các bệnh lý mạch máu não
Nếu người bệnh từng có tiền sử bị u mạch, thông động – tĩnh mạch trong não, chảy máu não hoặc chảy máu màng nhện, có huyết khối và gây tắc mạch máu não làm não bộ bị tổn thường từ đó gây ra sự hoạt động sai của các tế bào thần kinh tạo tiền đề khởi phát bệnh động kinh
Lạm dụng rượu, bia và các chất gây nghiện
Những người thường xuyên sử dụng rượu bia và các chất kích thích gây nghiện như ma túy có thể sẽ phải đối mặt với căn bệnh động kinh cục bộ đơn giản này. Vì khi sử dụng các chất kích thích này có thể gây ra ảo giác hoang tưởng và dẫn đến việc các neuron thần kinh hoạt động sai cách từ đó gây khởi phát cơn động kinh, nhất là khi dừng đột ngột các chất kích thích này.
Ngoài ra, những nguyên nhân đến từ việc người bệnh thiếu hụt men GLUT-1 bẩm sinh, di truyền từ người thân trong gia đình, hay mắc phải các chứng rối loạn chuyển hóa trong cơ thể hoặc đơn giản là sốt cao do các bệnh lý nhiễm trùng cũng có thể gây khởi phát cơn động kinh cục bộ đơn giản.
Các phương pháp chẩn đoán bệnh động kinh cục bộ đơn giản
Người bệnh mắc động kinh cục bộ đơn giản thường không biết họ đang mắc bệnh vì triệu chứng bệnh không rõ ràng và mờ nhạt do đó việc thăm khám lâm sàng với bác sĩ là điều vô cùng cần thiết. Người bệnh cần mô tả kỹ các triệu chứng mà mình đang gặp phải, quá trình bệnh lý và tiền sử bệnh tật của bản thân như quá trình xuất hiện cơn động kinh, có yếu tố nào tác động để khởi phát bệnh không, người thân có ghi lại được tần suất và thời gian người bệnh lên cơn động kinh không,… để bác sĩ nắm bắt được thông tin và định hướng chẩn đoán phù hợp cho tình trạng bệnh lý đó.
Từ thăm khám lâm sàng, để đưa ra chẩn đoán xác định bệnh động kinh cục bộ đơn giản, người bệnh cần làm thêm một số xét nghiệm và cận lâm sàng khác như:
Điện não đồ (EEG)
Điện não đồ thường được chỉ định thực hiện khi có nghi ngờ người bệnh mắc
bệnh động kinh, thời gian thực hiện ghi lại toàn bộ hoạt động điện của não bộ thường diễn ra trong khoảng từ 30 - 40 phút. Tuy nhiên, điện não đồ EEG thường hữu ích trong việc chẩn đoán một số dạng bệnh động kinh với các đợt sóng nhọn kích thích bất thường rõ rệt trên kết quả ghi điện não đồ, nhưng với động kinh cục bộ đơn giản thì điện não đồ không phải lúc nào cũng có thể phát hiện thấy sóng bất thường.
Điện não đồ video (VEEG)
Điện não đồ video được thực hiện dựa trên những tín hiệu được thu lại từ máy quay và trên biểu đồ điện não từ đó giúp các bác sĩ có thể đối chiếu những gì xảy ra khi người bệnh lên cơn động kinh với những gì xuất hiện trên điện não đồ trong cơn động kinh cục bộ đơn giản từ đó đưa ra chẩn đoán hợp lý.
Chụp cộng hưởng từ (MRI) sọ não
Chụp cộng hưởng từ (MRI) được chỉ định để khảo sát hình thái não bộ, khảo sát về các động mạch não, khối u trong não, khối máu tụ hay ổ xuất huyết nhồi máu cũ gây ảnh hưởng đến vùng não chi phối vận động từ đó tìm ra nguyên nhân gây khởi phát cơn động kinh.
Chụp cắt lớp vi tính bằng bức xạ đơn photon (SPECT)
Đây là phương pháp được sử dụng khi người bệnh đã được chụp cộng hưởng từ MRI và làm điện não đồ EEG mà không xác định được chính xác vị trí nào trong não là nguồn gốc khởi phát cơn động kinh. Chụp SPECT sử dụng một lượng nhỏ chất phóng xạ liều thấp được tiêm vào tĩnh mạch để tạo ra bản đồ 3D chi tiết về hoạt động lưu lượng máu trong não trong các cơn động kinh.
Ngoài ra, các xét nghiệm máu và gen di truyền cũng được thực hiện để tìm ra nguyên nhân gây khởi phát cơn động kinh là gì, từ đó giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán và lựa chọn phương pháp điều trị bệnh phù hợp.
Điều trị bệnh động kinh cục bộ đơn giản như thế nào?
Có nhiều phương pháp điều trị bệnh động kinh cục bộ đơn giản khác nhau và mỗi phương pháp điều trị cũng có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau cho người bệnh. Nhưng phương pháp điều trị thường được sử dụng nhất đó là:
Sử dụng thuốc chống kháng động kinh
Thuốc kháng động kinh (AED) là giải pháp gần như được lựa chọn đầu tiên khi người bệnh được chẩn đoán mắc bệnh động kinh để kiểm soát các cơn co giật. Một số loại thuốc thường được sử dụng gồm depakine, carbamazepine, phenobarbital, zarontin, topamax,… Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc kháng động kinh có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho người bệnh như buồn ngủ, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, hay ngứa, phát ban, nổi mề đay,… và còn nhiều tác dụng phụ khác nếu dùng thuốc kéo dài lâu năm. Hãy cân nhắc và trao đổi với bác sĩ về các thuốc điều trị phù hợp cho bản thân.
Phẫu thuật
Trong một số trường hợp đặc biệt, khi nhận định được tổn thương não gây ra cơn động kinh cục bộ đơn giản như khối u não, dị dạng mạch não,… các bác sĩ có thể chỉ định lựa chọn phẫu thuật cắt bỏ vùng não bị tổn thương hoặc cấy điện cực vào não bộ của người bệnh. Tuy nhiên, muốn phẫu thuật được hiệu quả thì cần xác định được chính xác các khu vực của não là nguyên nhân dẫn đến cơn co giật. Vì nếu không, phẫu thuật não sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, chẳng hạn như tổn thương đến các cơ quan, khu vực lân cận và làm mất chức năng của vùng não đang chi phối, thậm chí là tử vong khi đang thực hiện phẫu thuật. Ngoài ra, có nhiều trường hợp người bệnh sau khi phẫu thuật não xong vẫn không thể kiểm soát được cơn động kinh và vẫn phải sử dụng thuốc chống động kinh đi kèm nhưng với lượng ít hơn trước.
Hiện nay, dựa vào những lý luận y học cổ truyền kết hợp với cơ chế bệnh sinh, căn nguyên gây bệnh của y học hiện đại, Nam Y đã nghiên cứu và ứng dụng điều trị bệnh động kinh một cách tối ưu.
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG
CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG THUỐC NAM GIA TRUYỀN
Kế thừa và phát huy truyền thống chữa bệnh cứu người hơn 400 năm, trải qua 16 đời làm nghề y, Nhà thuốc Thọ Xuân Đường đã và đang điều trị cho rất người bệnh không may mắc bệnh Động Kinh từ thể nhẹ đến nặng cho kết quả tốt. Bằng việc phối kết hợp giữa bài thuốc Nam gia truyền với sử dụng phương pháp “thần châm”, cấy chỉ giúp thông kinh lạc, đưa máu lên não tốt hơn để phục hồi tổn thương, hạn chế tái phát. Nhà thuốc Thọ Xuân Đường cũng vinh dự và tự hào khi được kỷ lục Guinness ghi nhận là nhà thuốc Đông y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam.
Ngoài thăm khám trực tiếp tại nhà thuốc, từ thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp kéo dài, Tiến sĩ, lương y Phùng Tuấn Giang – chủ nhiệm nhà thuốc Thọ Xuân Đường đã thiết lập thêm một kênh khám bệnh trực tuyến miễn phí qua video trên zalo (SDT 0943406995). Điều này giúp hỗ trợ những bệnh nhân ở xa, có điều kiện khó khăn không đi lại được vẫn có cơ hội được thăm khám cùng thầy thuốc mà vẫn an toàn, hiệu quả. Với những bệnh nhân ở xa có nhu cầu điều trị, phòng khám sẽ gửi thuốc về tận nhà qua đường bưu điện và mỗi tháng đều thăm khám trực tuyến lại để thầy điều chỉnh đơn thuốc cho phù hợp.
BS. Thu Thủy
Để được tư vấn về các vấn đề sức khỏe vui lòng liên hệ
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG Số 5 - 7 Khu tập thể Thủy sản, Ngõ 1 Lê Văn Thiêm, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội.
Hotline: 0943986986 - 0937638282