Bệnh động thiện của trẻ, điển hình là chúng có thể làm chậm quá trình phát triển về thể chất, trí tuệ lẫn tinh thần của trẻ. Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị bệnh, một chế độ chăm sóc dinh dưỡng hợp lý cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng với trẻ bởi nó có thể làm giảm tần suất cơn động kinh tái phát và bổ sung đầy đủ chất giúp cơ thể trẻ phát triển toàn diện.
Vậy, cách chăm sóc và xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng cho trẻ bị bệnh động kinh như thế nào, hãy cùng Nhà thuốc Thọ Xuân Đường tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
Bệnh động kinh ở trẻ em thường có biểu hiện đặc trưng với những cơn co giật co cứng toàn thân xảy ra đột ngột lặp đi lặp lạị nhiều lần kèm theo những thay đổi về ý thức, cảm giác đến hành vi vận động. Chính vì vậy, mỗi khi trẻ lên cơn động kinh sẽ rất nguy hiểm nếu những người xung quanh trẻ, đặc biệt là cha mẹ và người thân trong gia đình không biết cách xử trí và chăm sóc trẻ lúc trẻ đang trong hoặc ngoài cơn động kinh. Do đó việc hiểu biết về bệnh động kinh ở trẻ em và cách chăm sóc trẻ đúng cách vô cùng cần thiết đối với cha mẹ và những người thân trong gia đình trẻ.
1. Cách chăm sóc trẻ bị động kinh như thế nào?
1.1 Thường xuyên động viên, khích lệ tinh thần trẻ
Như đã nếu ở trên, bệnh động kinh ở trẻ em có thể gây ra những ảnh hưởng đến khả năng vận động, hành vi, cảm giác lẫn tinh thần của trẻ. Chính vì vậy, cha mẹ và người thân trong gia đình cần thường xuyên trò chuyện gần gũi, động viên khích lệ tinh thần trẻ từ đó giúp trẻ luôn giữ được trạng thái thoải mái, vui vẻ mỗi ngày. Khi tinh thần của trẻ tốt, thư giãn sẽ góp một phần không nhỏ giúp làm giảm tần suất xuất hiện các cơn động kinh ở trẻ. Ngược lại, nếu trẻ hay cáu gắt, giận dữ, ức chế, buồn chán, lo lắng,… có thể sẽ làm tăng khả năng tái phát bệnh nhiều hơn. Bên cạnh đó, những người xung quanh và bạn bè của trẻ cũng không nên kỳ thị, xa lánh trẻ mà thay vào đó là sự động viên quan tâm trẻ sẽ giúp trẻ hòa nhập cộng động tốt hơn và có thêm niềm tin để đấu tranh với bệnh động kinh.
1.2 Theo dõi và giám sát trẻ để hạn chế tối đa tai nạn thương tích
Hầu hết các trường hợp trẻ bị động kinh khi lên cơn gặp tai nạn đáng tiếc như đuối nước, tai nạn xe cộ, ngã chấn thương,… đa phần đều do sự thiếu quan tâm giám sát của cha mẹ và người thân trong gia đình. Chính vì vậy, đối với trẻ bị động kinh cha mẹ và người thân cần đặc biệt quan tâm theo dõi giám sát trẻ liên tục, hạn chế cho trẻ đi chơi một mình tại các nơi có có khả năng gây nguy hiểm cho trẻ như ao hồ, sông suối, đường xá giao thông. Ngoài ra, không cho trẻ học cách trèo cây, sử dụng phương tiên đi lại tham gia giao thông một mình, chơi các trò tốc độ cao… vì đây cũng là những yếu tố có thể gây nguy hiểm cho trẻ nếu trẻ đột ngột lên cơn động kinh.
1.3 Cho trẻ sử dụng thuốc đúng thời gian và liều lượng
Bệnh động kinh ở trẻ em nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ, trẻ có thể giảm được các cơn co giật và có khả năng khỏi bệnh tương đối cao. Và một điều quan trọng trong việc điều trị bệnh là cần cho trẻ uống thuốc đúng thời gian và liều lượng theo khuyến cáo của bác sỹ. Vì nếu không cho trẻ uống thuốc đúng giờ và đủ liều, bệnh của trẻ có thể nặng thêm và việc điều trị tiếp sau sẽ khó khăn hơn rất nhiều.
1.4 Thăm khám định kỳ cho trẻ
Việc tái khám định kỳ theo chỉ định của bác sỹ là rất cần thiết đối với trẻ đang bị mắc bệnh động kinh. Thăm khám định kỳ giúp các bác sĩ đánh giá được diến tiến và quá trình phục hồi bệnh của trẻ như thế nào từ đó đưa ra phác đồ điều trị bệnh phù hợp với từng trẻ.
1.5 Tập cho trẻ thói quen ngủ nghỉ đúng giờ
Bệnh động kinh ở trẻ em gây ra rất nhiều hệ lụy cho cơ thể trẻ, đặc biệt ảnh hưởng đến các tế bào não của trẻ, chính vì vậy một thói quen ngủ đủ giấc đúng giờ và theo thời gian hợp lý sẽ giúp não bộ của trẻ được nghỉ ngơi và nuôi dưỡng tốt hơn từ đó hạn chế được các di chứng về não bộ cho trẻ sau này. Ngoài ra, việc duy trì những bài tập có động tác nhẹ nhàng, đều đặn hàng ngày nhưng không quá sức với trẻ cũng giúp ích cho việc hạn chế tái phát cơn động kinh tốt hơn.
1.6 Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý
Một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với trẻ giúp hạn chế tần suất các cơn động kinh tái phát. Cha mẹ và gia đình nên cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, các thức ăn lành tính, hạn chế các chất kích thích như cay, nóng, đồ uống có cồn...
2. Vậy, chế độ dinh dưỡng nào phù hợp cho trẻ bị động kinh?
Nhiều nghiên cứu đã chứng mình rằng việc thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng đảm bảo đủ dưỡng chất và giữ mức năng lượng ổn định cho não bộ có thể làm giảm tần suất cơn co giật, động kinh hiệu quả ở trẻ em. Cha mẹ và người thân cần chú ý những nhóm thực phẩm dinh dưỡng mà trẻ bị động kinh nên được tăng cường thêm vào khẩu phần ăn hàng ngày, đó là:
2.1 Bổ sung chất béo và protein
Chất béo và protein thường được tìm thấy nhiều trong dầu cá, dầu ô liu, bơ, phô mai, kem, trứng, tôm, thịt, cua, cá, hải sản, các loại hạt như hạt lạc, vừng, hạt lanh, hạt hướng dương, hạt óc chó… Đây chính là nguồn dưỡng chất giúp cung cấp năng lượng ổn định cho não bộ. Khi năng lượng cung cấp cho não được duy trì ở mức ổn định sẽ giúp giảm những kích thích quá mức của các neuron thần kinh do đó phòng ngừa được tình trạng lên cơn co giật tái phát ở trẻ em.
2.2 Bổ sung Vitamin và khoáng chất
Các loại thuốc chống động kinh tây y đang được sử dụng điều trị bệnh động kinh có thể làm giảm một số chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất trong cơ thể trẻ như các vitamin nhóm B, vitamin D, vitamin C, vitamin K, calcium, magnesium, manganese, sodium và axit folic,… Nếu trẻ bị thiếu vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể có thể khiến tình trạng bệnh của trẻ nặng hơn, gây khó khăn trong việc kiểm soát những cơn co giật động kinh ở trẻ. Chính vì vậy việc bổ sung các vitamin và các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể có thể hạn chế và kiểm soát được các cơn động kinh ở trẻ em.
2.3 Bổ sung các chất xơ hòa tan
Các chất xơ hòa tan cũng là những chất dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ mắc bệnh động kinh nhưng với lượng phù hợp. Các chất xơ có nhiều trong các loại rau củ quả như chuối, bơ, táo, cà rốt, súp lơ, rau mồng tơi, các loại hạt họ đậu, đậu Hà Lan…
2.4 Rau xanh, trái cây tươi không chứa tinh bột
Các loại trái cây và rau xanh như quả cam, đào, trái cà chua, cải bó xôi, cải xoăn, bông cải xanh, bắp cải… rất giàu chất chống oxy hóa, đây là chất có khả năng bảo vệ các tế bào não từ đó giúp hạn chế và ngăn ngừa các cơn co giật. Chính vì vậy, rau xanh và hoa quả tươi chứa ít tinh bột chính là sự lựa chọn tuyệt vời cho trẻ bị bệnh động kinh.
Ngoài các thực phẩm trẻ bị động kinh nên được tăng cường sử dụng thì có một vài thực phẩm mà trẻ nên tránh xa đó là:
Thực phẩm giàu gluten, glutamate
-
Gluten thường được tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch, súp đóng hộp… Chúng có khả năng kích thích não bộ khiến cơn co giật động kinh tái diễn nhiều hơn ở trẻ. Ngoài gluten, các thực phẩm kể trên cũng rất giàu glutamate và aspartate. Đây là hai loại axit amin có thể làm tăng hoạt động điện ở não bộ của trẻ mà những trẻ đang bị động kinh cần tránh xa.
Thực phẩm chứa nhiều đường, tinh bột
-
Việc trẻ thường xuyên sử dụng và tiêu thụ các loại thực phẩm có chứa nhiều đường, tinh bột như bánh kẹo ngọt, nước ngọt có ga, khoai tây chiên, bánh mì… có thể khiến trẻ bị tăng nhạy cảm kích thích và từ đó kích hoạt các cơn co giật động kinh. Do đó, cha mẹ và người thân cần hạn chế tối đa việc cho trẻ sử dụng các thực phẩm chứa đường và tinh bột.
Sữa và các chế phẩm từ sữa
-
Sữa và các chế phẩm từ sữa mặc dù là thực phẩm thiết yếu với trẻ em nhưng lại là nhóm thực phẩm mà trẻ mắc bệnh động kinh nên tránh. Lý do là trong một số loại sữa đặc biệt là sữa bò chưa qua tiệt trùng, có chứa hormone và glutamine có thể làm tăng tần suất cơn động kinh co giật ở một số trẻ bị động kinh.
-
Trên đây là những chia sẻ về chế độ ăn và chăm sóc cho trẻ bị bệnh động kinh mà cha mẹ và người thân của trẻ nên chú ý và chọn lựa. Ngoài ra, người thân trong gia đình có thể tham khảo áp dụng chế độ ăn Ketogenic cho trẻ bị động kinh, đặc biệt là trẻ bị động kinh kháng thuốc.
Chế độ ăn kiêng Ketogenic
-
Chế độ ăn Ketogenic rất giàu chất béo, khoảng 90% lượng calorie trong khẩu phần ăn của trẻ sẽ được cung cấp từ chất béo và đồng thời giảm lượng tinh bột carbohydrate trong khẩu phần ăn của trẻ xuống còn rất thấp chỉ khoảng 5%, điều này tạo điều kiện cho cơ thể tạo ra các xeton có tác dụng làm giảm nhẹ chứng co giật của bệnh động kinh.
-
Các thực phẩm trong chế độ ăn Ketogenic có thể bao gồm dầu ô liu, dầu cá, kem, bơ, phô mai kem, phô mai, xúc xích, thịt xông khói, trứng, cá ngừ, tôm, thịt gà, thịt ba chỉ và các thực phẩm giàu chất béo, ít carbohydrate khác.
-
Tuy nhiên, chế độ ăn ketogenic có thể gây ra một số tác dụng phụ cho trẻ như táo bón, mất nước, thiếu năng lượng và đói. Vì vậy trước khi áp dụng chế độ ăn này cho trẻ, cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sỹ và chuyên gia dinh dưỡng để có được thực đơn và chế độ ăn phù hợp với thể trạng của con mình.
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG
CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG THUỐC NAM GIA TRUYỀN
Kế thừa và phát huy truyền thống chữa bệnh cứu người hơn 400 năm, trải qua 16 đời làm nghề y, Nhà thuốc Thọ Xuân Đường đã và đang điều trị cho rất nhiều trẻ em và người bệnh không may mắc bệnh Động Kinh từ thể nhẹ đến nặng cho kết quả tốt. Bằng việc phối kết hợp giữa bài thuốc Nam gia truyền với sử dụng phương pháp “thần châm”, cấy chỉ giúp thông kinh lạc, đưa máu lên não tốt hơn để phục hồi tổn thương, hạn chế tái phát.
BS. Thu Thủy