Các triệu chứng giai đoạn sau cơn động kinh

Giai đoạn sau cơn động kinh có thể kéo dài trong vài giây, vài phút, vài giờ và đôi khi thậm chí vài ngày. Giai đoạn này thường được coi là thời gian não phục hồi sau cơn co giật. Các triệu chứng có thể xảy ra trong giai đoạn sau cơn động kinh là gì và cách đối phó như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu.
Các triệu chứng giai đoạn sau cơn động kinh

Các triệu chứng giai đoạn sau cơn động kinh

1. Các triệu chứng của giai đoạn cơn động kinh 

Các biểu hiện và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng sau cơn động kinh phần lớn phụ thuộc vào phần não liên quan đến ổ động kinh và cơn co giật kéo dài trong thời gian bao lâu. Các triệu chứng có thể là cả tâm thần kinh và cơ năng.

Các triệu chứng tâm thần kinh

Các triệu chứng tâm thần kinh sau cơn động kinh có thể bao gồm thay đổi nhận thức, cảm giác, cảm xúc hoặc suy nghĩ, chẳng hạn như:
- Kiệt sức;
- Hoang mang;
- Sợ hãi và lo lắng;
- Kích động;
- Thất vọng;
- Xấu hổ hay ngại ngùng;
- Phản hồi chậm hoặc không thể trả lời ngay lập tức;
- Mất trí nhớ;
- Trầm cảm, buồn bã.
Trong một số trường hợp, bệnh nhân động kinh gặp phải các triệu chứng tâm thần cực đoan hơn, bao gồm:
- Mê sảng, một sự thay đổi trong trạng thái tinh thần được đặc trưng bởi sự nhầm lẫn đáng kể và mất phương hướng;
- Rối loạn tâm thần, mất kết nối với thực tế đặc trưng bởi ảo giác, ảo tưởng, thay đổi tâm trạng và hung hăng (hiếm gặp);
Nếu nghi ngờ bệnh nhân bị rối loạn tâm thần sau cơn động kinh hãy liên hệ với bác sĩ để xử trí, đồng thời lưu ý các dấu hiệu cảnh báo tự tử, chẳng hạn như nói về việc muốn chết.
Mặt khác, một số người trải qua cảm giác hạnh phúc quá mức sau một cơn động kinh được gọi là “hạnh phúc sau động kinh”.

Triệu chứng cơ năng

Các triệu chứng cơ năng của giai đoạn sau cơn động kinh bao gồm: 
- Đau đầu hoặc đau nửa đầu;
- Mất kiểm soát bàng quang hoặc ruột, có thể đại tiểu tiện không tự chủ;
- Khát nước;
- Buồn nôn hoặc đau bụng;
- Cảm giác yếu ớt hoặc ngất xỉu;
- Đau cơ bắp.
Sau một cơn động kinh, bệnh nhân cũng có thể gặp phải các chấn thương như chấn thương đầu và gãy xương, bầm tím và cắn phải lưỡi…
Triệu chứng đau đầu ở phía sau gáy là một triệu chứng phổ biến ở những người bị bệnh động kinh. Có thể giải thích cho điều này là sự phù não do co giật, khiến não bị thiếu oxy (phù tế bào não).
Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể chỉ biết họ đã bị co giật khi cơn đau nửa đầu sau gáy xuất hiện.

2. Các triệu chứng giai đoạn sau cơn động kinh có ý nghĩa gì?

Các triệu chứng sau cơn động kinh đôi khi có thể giúp các bác sĩ xác định trọng tâm của cơn động kinh, tức là vị trí của ổ động kinh trong não.
Rối loạn ngôn ngữ: Đặc trưng bởi khó nói, điều này cho thấy cơn động kinh bắt nguồn từ bán cầu ưu thế của bệnh nhân. Ở một người thuận tay phải, đó sẽ là nửa não bên trái và ngược lại.
Liệt nửa người: Yếu tạm thời của bàn tay hoặc chi có liên quan đến phần bên của cơ thể đối diện với trọng tâm co giật.
Tự động hóa: Các hành động lặp đi lặp lại như bặm môi và cọ mũi là dấu hiệu phổ biến của các cơn co giật từng phần phức tạp, thường xuất hiện ở thùy thái dương.

3. Chẩn đoán bệnh động kinh

Các bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng, cũng như bệnh sử, tiền sử gia đình của bệnh nhân kết hợp với các phương pháp khám lâm sàng, cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh động kinh.
Khám thần kinh thường được thực hiện sau một cơn động kinh để kiểm tra chức năng thần kinh như khám cảm giác, vận động, phản xạ, cơ lực, trương lực cơ, các dây thần kinh sọ não và đến các hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, phó giao cảm và cả chức năng tâm trí.
Xét nghiệm máu có thể được thực hiện để kiểm tra các dấu hiệu nhiễm trùng hoặc xét nghiệm di truyền để kiểm tra xem một số tình trạng di truyền có thể dẫn đến co giật hay không?
Chọc dịch não tủy và xét nghiệm để tìm các nguyên nhân nhiễm trùng và các tình trạng ảnh hưởng đến hệ thần kinh và có thể gây co giật.
Chụp sọ não như chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT - scanner), chụp cắt lớp phát xạ positron (PET), chụp cắt lớp phát xạ đơn photon (SPECT) có thể tìm kiếm các bất thường có thể góp phần gây ra động kinh, chẳng hạn như khối u não, kén sán não, bất thường mạch máu não hoặc nhu mô não…
Điện não đồ (EEG) là phương pháp đặt các đĩa nhỏ (điện cực) trên da đầu để đo hoạt động điện trong não. Trong giai đoạn sau cơn động kinh, điện não đồ thường cho thấy hoạt động của não bị chậm lại ở phía bên não bắt nguồn cơn động kinh. Mặc dù việc đo điện não đồ sau cơn động kinh có giá trị hạn chế đối với chẩn đoán bệnh nhưng những dấu vết của hoạt động não bị thay đổi có thể giúp bác sĩ xác định đặc điểm của cơn động kinh để họ định hướng phương pháp điều trị động kinh tốt hơn trong tương lai.

4. Đối phó với các triệu chứng giai đoạn sau cơn động kinh thế nào?

Quản lý và đối phó với các triệu chứng sau cơn động kinh bắt đầu bằng việc nhận biết các triệu chứng là gì và điều gì là điển hình đối với một bệnh nhân cụ thể.
Trong trường hợp nếu bệnh nhân thường bị đau nửa đầu sau gáy, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để bệnh nhân uống ngay sau cơn động kinh.
Bệnh nhân và người chăm sóc cần tuân thủ các nhu cầu về thể chất (chẳng hạn như khát nước), một môi trường an toàn và yên tĩnh, nghỉ ngơi, trấn an và hỗ trợ tinh thần.
Nếu chúng quan sát thấy hành vi hoặc triệu chứng sau cơn động kinh không điển hình của bệnh nhân, hãy tìm trợ giúp y tế ngay lập tức. Có thể liên quan đến chấn thương não hoặc biến chứng nghiêm trọng.
Tình trạng mê sảng sau cơn động kinh thường nhanh chóng biến mất. Tuy nhiên, một số bệnh nhân bị suy giảm tinh thần nghiêm trọng và có những bất thường về não bộ có thể bị mê sảng kéo dài vài ngày sau những cơn co giật lặp đi lặp lại. Những bệnh nhân này cần được theo dõi và chăm sóc nhiều hơn tại cơ sở y tế.
Nếu bệnh nhân động kinh có hành vi bạo lực hoặc kích động ở giai đoạn sau cơn động kinh, hãy nói chuyện với bác sĩ về điều này, sẽ có những loại thuốc có thể giúp ngăn chặn điều này.
Các triệu chứng sau cơn động kinh khác nhau ở mỗi người và có thể bao gồm những thay đổi về giác quan, cảm xúc hoặc suy nghĩ và các triệu chứng cơ năng khác. Các triệu chứng này có thể bác sĩ xác định vị trí của ổ động kinh trong não và nguyên nhân gây bệnh động kinh tiềm ẩn. Điều trị bệnh động kinh bằng y học cổ truyền không chỉ giúp bệnh nhân hạn chế phát các cơn động kinh mà còn giúp dần giảm các mức độ của triệu chứng bệnh động kinh, triệu chứng giai đoạn sau cơn động kinh một cách hiệu quả.
Nhà thuốc Thọ Xuân Đường với kinh nghiệm 400 năm truyền thống trong việc khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền đã điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân động kinh với các phương pháp như dùng thuốc y học cổ truyền, châm cứu hoặc cấy chỉ, trị liệu xoa bóp bấm huyệt và hướng dẫn kiểm soát bệnh bằng chế độ ăn và lối sống phù hợp. Đây chính là địa chỉ khám chữa bệnh được nhân dân tin yêu và lựa chọn. 
BS. Nguyễn Thùy Ngân

Đăng ký tư vấn & khám bệnh

Bệnh nhân đăng ký khám vui lòng nhập đầy đủ thông tin. Nhà thuốc Thọ Xuân Đường sẽ liên hệ lại trong thời gian sớm nhất!
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Cúp Vàng Danh y Xuất Sắc và chân dung Hải Thượng Lãn Ông
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Siêu Cúp Thương Hiệu Nổi Tiếng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng đồng
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Cúp Vàng Vì Sức khỏe Người Việt - Bộ Y Tế
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Kỷ niệm chương quốc tế về liệu pháp chữa bệnh bằng thiên nhiên
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Cúp Vàng Thương Hiệu Gia Truyền Nổi Tiếng Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Kỷ Lục Guiness Nhà Thuốc Đông Y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Top 10 thương hiệu uy tín Đông Nam Á
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Giải thưởng Cúp vàng quốc tế về Sức khỏe và Chữa bệnh
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới
Đĩa vàng khoa học sáng tạo - Viện hàn lâm khoa học sáng tạo thế giới