Bệnh động kinh ở trẻ em gây ra nhiều hậu quả như: Giảm chất lượng cuộc sống, tăng nguy cơ gặp phải tai nạn, ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ, rối loạn tâm thần như tăng động, tự kỷ, trầm cảm, lo âu… Đây chính là nguyên nhân khiến trẻ bị cản trở trong quá trình học tập, bị trêu chọc, kỳ thị, khó hòa nhập mọi người xung quanh. Điều này luôn làm các phụ huynh lo lắng.
Vậy nếu gia đình có trẻ nhỏ mắc bệnh động kinh thì cha mẹ cần lời khuyên gì? Lời khuyên cho cha mẹ có con mắc bệnh động kinh.
1. Điều trị tích cực cho trẻ
Bệnh động kinh cần phải được điều trị tích cực. Nếu phát hiện trẻ có các biểu hiện của động kinh, cần phải đưa trẻ đi khám sớm để chẩn đoán xác định bệnh, thể bệnh và xem xét các tổn thương não bộ (nếu có). Qua đó cha mẹ biết được tình trạng của con mình, cho trẻ được điều trị sớm và tích cực. Điều trị động kinh ở trẻ em cần phải kiên trì, cha mẹ cần quan tâm, chú trọng đến tình trạng sức khỏe của trẻ.
Lựa chọn những phương pháp điều trị đúng. Thông thường, chữa động kinh thường dùng thuốc kháng động kinh (AED) như Depakine, Phenobarbital, Carbamazepine, Keppra, Topamax, Trileptal, Zarontin… Người bệnh khi sử dụng thuốc kháng động kinh có thể gặp một số tác dụng không mong muốn như mệt mỏi, buồn ngủ, đau đầu, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, ngứa da, phát ban… Ngoài điều trị bằng thuốc kháng động kinh, cha mẹ có thể lựa chọn thêm cho trẻ phương pháp chữa động kinh bằng Nam y. Đây là phương pháp an toàn, có hiệu quả lâu dài, sử dụng thuốc thảo dược kết hợp với châm cứu. Nhà thuốc Thọ Xuân Đường với kinh nghiệm điều trị bệnh động kinh gần 400 năm là địa chỉ khám chữa bệnh động kinh uy tín và hiệu quả. Nhiều trường hợp trẻ em mắc động kinh các thể như động kinh cục bộ, động kinh toàn thể, động kinh nội tạng… để được điều trị tại đây và có kết quả tốt. Trẻ nhỏ được điều trị bằng phương pháp tự nhiên có nhiều ưu điểm như giảm tần suất lên các cơn động kinh, cải thiện trí nhớ và sự tập trung, giúp trẻ khỏe mạnh hơn, học tập hiệu quả hơn, hòa nhập hơn với mọi người xung quanh. Ngoài ra, thuốc từ thảo dược và châm cứu còn giúp giảm các tác dụng không mong muốn của AED và có hiệu quả điều trị lâu dài, chống tái phát bệnh.
Điều quan trọng nhất trong khi điều trị bệnh động kinh chính là tuân thủ điều trị theo y lệnh của thầy thuốc. Cha mẹ nên nhắc nhở động viên con uống thuốc đều đặn theo phác đồ điều trị, không được bỏ thuốc, khi gần hết thuốc cần liên hệ sớm với thầy thuốc để chuẩn bị cho đợt điều trị tiếp theo, miễn sao không gián đoạn quá trình điều trị.
Phòng chống những bệnh khác có thể gây ra tình trạng sốt li bì ở trẻ nhỏ như viêm họng, viêm phổi, sốt virus… đây chính là những yếu tố nguy cơ dẫn đến khởi phát cơn động kinh.
2. Quan tâm đến bữa ăn, giấc ngủ của trẻ
Việc trẻ ăn uống không điều độ, thiếu ngủ… là những yếu tố nguy cơ khiến các cơn động kinh xuất hiện nhiều hơn. Do đó, cha mẹ cần quan tâm đến bữa ăn, giấc ngủ của trẻ.
Xây dựng cho con chế độ dinh dưỡng cân bằng, lựa chọn thực phẩm phù hợp với bệnh, ăn đủ bữa (3 bữa chính và 1 – 2 bữa phụ). Tốt nhất nên nhờ sự tư vấn của thầy thuốc. Lựa chọn thực phẩm hữu cơ, tự chế biến món ăn cho trẻ, không nên để trẻ ăn những đồ độc hại, đồ chế biến sẵn chứa nhiều phụ gia hóa học.
Cơn động kinh thường xảy ra ban đêm nên trẻ nhỏ cần có người lớn ngủ cùng, phòng ngủ phải thoáng mát, sạch sẽ, bài trí gọn gàng. Trẻ cần được ngủ đủ giấc, không để trẻ thức quá khuya.
3. Giúp con hòa đồng với mọi người xung quanh
Cha mẹ cần thường xuyên chơi cùng con, tâm sự, chia sẻ với con. Nghiêm khắc dạy con, chỉ bảo cho con nhưng không nên quát mắng, đánh hoặc dọa nạt quá mức khiến trẻ sợ hãi, xa cách.
Trao đổi với những người xung quanh trẻ về tình trạng của con mình để nhận được sự chia sẻ, giúp đỡ. Ví dụ như nói chuyện với giáo viên chủ nhiệm, nhờ thầy cô để ý quan sát trẻ em bị bệnh động kinh khi ở trên lớp, nếu có biểu hiện bất thường cần liên lạc ngay với phụ huynh hoặc y tế trường kịp thời.
Cho trẻ tham gia những lớp học năng khiếu như đàn, hát, múa, vẽ tranh… để trẻ mạnh dạn hơn, không mặc cảm về bệnh của mình. Như vậy, trẻ chúng giảm được sự căng thẳng thần kinh, góp phần giảm mức độ bệnh.
4. Giữ an toàn cho trẻ
Khi không may bị cơn động kinh, trẻ rất dễ gặp nguy hiểm, gặp tai nạn hoặc tổn thương do ngã, đụng phải các đồ vật có thể gây thương tích. Bởi vậy, cha mẹ cần giữ an toàn cho trẻ, nên chú ý:
-
Không nên để trẻ tự điều khiển xe đạp, xe điện.
-
Để những vật dụng gây nguy hiểm như dao, kéo, bật lửa, kim, thuốc… xa tầm tay của trẻ.
-
Không để trẻ tiếp xúc với những hình ảnh, phim kinh dị, gây sợ hãi.
-
Không để trẻ bị ảnh hưởng bởi khói thuốc lá.
-
Nên có biển tên, thông tin liên hệ với cha mẹ khi trẻ đi chơi hoặc đi học.
Trên đây là những lời khuyên dành cho cha mẹ, nếu có con mắc bệnh động kinh. Hãy đồng hành cùng con mình trong quá trình điều trị bệnh, nếu điều trị tích cực, chăm sóc tốt cho trẻ sẽ giúp trẻ khỏi bệnh nhanh hơn, tương lai của trẻ về sau sẽ tốt đẹp hơn.
BS. Nguyễn Thùy Ngân