Bệnh động kinh ở trẻ em thường có các biểu hiện và triệu chứng rất khác nhau tùy từng trẻ, chính vì vậy mà những nguy cơ rủi ro mà trẻ có thể gặp phải khi lên cơn động kinh co giật là rất lớn, đặc biệt là khi trẻ đang vui chơi, vận động hay tham gia giao thông. Vậy làm thế nào để hạn chế nguy cơ gặp tai nạn thương tích cho trẻ khi lên cơn động kinh là câu hỏi mà rất nhiều cha mẹ đang quan tâm lo lắng.
Bệnh động kinh ở trẻ em là bệnh lý thần kinh của não bộ xảy ra do sự rối loạn chức năng của hệ thần kinh trung ương từ đó gây ra sự phóng điện đột ngột quá mức và nhất thời của các neuron thần kinh, hậu quả làm xuất hiện các cơn co giật co cứng lặp đi lặp lại kèm theo rối loạn hành vi vận động và cảm giác, có thể mất hoặc không mất ý thức… ở trẻ.
Các dạng bệnh động kinh mà trẻ có thể gặp phải rất đa dạng. Một số trẻ có thể gặp phải những cơn động kinh toàn thể gây co cứng co giật toàn thân kèm theo mất ý thức và rối loạn hành vi vận động nhưng cũng có trẻ có thể chỉ gặp phải những cơn vắng ý thức tạm thời trong khoảng thời gian ngắn mà thôi. Tuy nhiên, dù trẻ bị động kinh có ở dạng bệnh động kinh nào đi nữa thì hệ lụy và di chứng mà chúng để lại cho trẻ vẫn còn đó.
1. Những hệ lụy và di chứng mà trẻ có thể gặp phải khi bị bệnh động kinh là gì?
-
Trẻ gặp nhiều khó khăn trong việc học cách tự chăm sóc cá nhân trong sinh hoạt hàng ngày
-
Gặp vấn đề về rối loạn giấc ngủ
-
Trẻ có thể khó đạt được các mốc phát triển về vận động như các trẻ cùng trang lứa, mất khả năng điều phối vận động theo ý muốn của mình.
-
Khả năng nhận thức và tư duy của trẻ có thể kém hơn các bạn cùng độ tuổi. Ngoài ra, trẻ thường thiếu tập trung, trí nhớ và khả năng nghe giảm sút chính vì vậy mà trẻ thường gặp trở ngại trong việc học tập trên trường lớp, hay đơn giản là học các kỹ năng cơ bản trong sinh hoạt hàng ngày.
-
Trẻ có nguy cơ, rủi ro gặp phải các chấn thương nguy hiểm cho cơ thể khi bị té ngã, va chạm nếu cơn co giật xảy ra trong lúc trẻ đi lại vận động, vui chơi hoặc trẻ đang tham gia và sử dụng phương tiện giao thông.
-
Trẻ có thể mắc một số dị tật như mắt lác, sụp mí, rung giật nhãn cầu... gây ảnh hưởng đến hoạt động sống của trẻ.
-
Trẻ thường bị kích động, rối loạn về cảm xúc, hành vi khiến trẻ dễ cáu gắt, tính tình nóng nảy, vui buồn thất thường chẳng rõ lý do, thậm chí là nhiều trẻ bị trầm cảm, nảy sinh những hành vi tự làm đau chính mình hoặc có ý nghĩ tự tử
-
Trẻ cũng gặp vấn đề khó khăn trong giao tiếp xã hội thông thường, xa lánh mọi người xung quanh.
2. Vậy, làm thế nào để hạn chế được tai nạn thương tích cho trẻ bị động kinh?
Các chuyên gia nghiên cứu về bệnh động kinh ở trẻ em cho biết, nhiều trẻ mắc bệnh động kinh xảy ra các tai nạn đáng tiếc như đuối nước, tai nạn xe, ngã chấn thương, cắn vào lưỡi… khi trẻ lên cơn động kinh. Và trong hầu hết các trường hợp đáng tiếc xảy ra này đều do sự bất cẩn của cha mẹ và người thận trong việc giám sát, quan tâm chăm sóc trẻ. Vậy nên, khi chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ, cha mẹ và người thận trong gia đình cần chú ý những điều sau đây để hạn chế những nguy cơ tai nạn thương tích có thể xảy ra cho trẻ như:
Loại bỏ những vật sắc nhọn và bọc kín cạnh của các đồ vật trong nhà
-
Khi trẻ hoạt động vui chơi trong nhà mà đột nhiên lên cơn động kinh co giật, trẻ có thể ngã ra đất hoặc bị va đập vào các đồ vật, vật dụng trong nhà. Chính vì vậy, việc loại bỏ những vật sắc nhọn trong tầm với của trẻ và bọc kín các cạnh của đồ vật trong nhà sẽ giúp hạn chế được nguy cơ rủi ro xảy ra cho trẻ rất nhiều. Người thân trong gia đình có thể sử dụng các miếng xốp, nệm bằng cao su để bọc kín các cạnh bàn, cạnh giường, cạnh ghế,… và nên cất những vật dụng sắc nhọn như dao kéo trên vị trí ngoài tầm của trẻ để tránh gây tổn thương cho trẻ mỗi khi lên cơn co giật.
Sắp xếp gọn gàng các đồ dùng vật dụng trong nhà
-
Trong nhà quá nhiều đồ đạc vật dụng được xếp lộn xộn không ngăn nắp có thể tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho trẻ vì trẻ thường rất hiếu động và không nhận thức được những nguy hiểm rình rập xung quanh. Chinh vì vậy, cha mẹ có con mắc bệnh động kinh nên đơn giản hóa ngôi nhà của mình, hạn chế tối đa các đồ dùng vật dụng trong nhà, chỉ nên dùng những đồ dùng cần thiết và hãy sắp xếp chúng thật gọn gàng, ngăn nắp.
Nên đặt thảm, đệm lót dưới sàn nhà
-
Những lớp thảm, đệm lót mềm chắc chắn dưới sàn nhà sẽ là lựa chọn an toàn hơn nhiều so với sàn gỗ, gạch cứng cho gia đình có trẻ nhỏ mắc bệnh động kinh. Vì trong trường hợp không may trẻ lên cơn co giật khi đang di chuyển, vui chơi trong nhà mà bị ngã vật ra sàn nhà thì những lớp thảm đệm lót sẽ giúp trẻ tiếp đất một cách an toàn, hạn chế tối đa chấn thương có thể xảy ra cho trẻ.
-
Ngoài ra, những vị trí như trong nhà tắm, nhà vệ sinh,… cha mẹ và người thân trong gia đình nên chọn lựa những tấm thảm chống trơn trượt để hạn chế nguy cơ trẻ vấp ngã khi đột ngột lên cơn co giật.
Không nên để trẻ tắm một mình
-
Nguy hiểm có thể rình rập bất cứ lúc nào với trẻ bị động kinh, những cơn co giật động kinh có thể bất ngờ không kể thời gian, địa điểm. Do đó, dù trẻ có thể tự tắm được một mình thì người nhà cũng cần giám sát và theo dõi trẻ để tránh trường hợp trẻ lên cơn co giật trong khi tắm mà sàn nhà thì dễ trơn trượt. Đặc biệt, nhắc trẻ không nên chốt cửa phòng tắm trong khi tắm.
Không nên cho trẻ bị động kinh sử dụng giường tầng
-
Các cha mẹ không nên cho trẻ bị động kinh sử dụng giường tầng mà chỉ nên để trẻ ngủ giường thấp hoặc ngủ dưới nệm sàn nhà vì cơn động kinh có thể xảy ra bất cứ khi nào trong đó có cả khi trẻ đang ngủ.
Cần cho trẻ bị động kinh tránh xa những nơi có “lửa”, nhiệt độ cao
-
Cha mẹ và người thân cần đặc biệt cẩn thận trong nhà bếp hoặc những nơi có lửa, nhiệt độ cao như nồi nước sôi, ấm phích đựng nước sôi, bếp ga, bếp lò,… vì chúng có thể gây bỏng cho trẻ hoặc gây hỏa hoạn nếu trẻ không may lên cơn co giật ngã phải chúng. Bởi vậy, gia đình nên lựa chọn các loại bếp điện, lò vi sóng,…, để những đồ vật gây nguy hiểm cho trẻ ở nơi an toàn sẽ hạn chế nguy cơ tại nạn thương tích cho trẻ rất nhiều.
Lựa chọn nơi vui chơi công cộng an toàn cho trẻ
-
Môi trường dưới nước đặc biệt không tốt cho trẻ bị động kinh, vì có thể trong khi trẻ vui chơi trong hồ bơi, bồn tắm mà xuất hiện cơn động kinh co giật, nguy cơ trẻ bị đuối nước rất cao, Vì vậy cần giám sát trẻ chặt chẽ khi trẻ vui chơi gần những khu vực có nước như sông suối ao hồ,… Ngoài ra, cha mẹ không nên để trẻ chơi một mình hay leo trèo lên các vị trí quá cao, vì sẽ tiềm ẩn những nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Đội mũ bảo hiểm cho trẻ khi tham gia giao thông
-
Khi trẻ tham gia các hoạt động thể dục thể thao ngoài trời có nguy cơ gây thương tích vùng đầu não như đạp xe, leo núi, cưỡi ngựa… cha mẹ và gia đình nên đội mũ bảo hiểm cho trẻ để tránh các tai nạn thương tích có thể xảy đến cho trẻ
-
Trên đây là những lưu ý mà cha mẹ và gia đình nên tham khảo để hạn chế tối đa những nguy cơ tai nạn thương tích mà bệnh động kinh có thể gây ra cho trẻ. Bệnh động kinh ở trẻ em có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, chính vì vậy, cha mẹ hãy chủ động bảo vệ trẻ khỏi những rủi ro mà bệnh có thể gây ra và tìm hiểu các phương pháp điều trị bệnh phù hợp với trẻ từ đó giúp trẻ phục hồi trở lại cuộc sống bình thường tốt nhất.
3. Điều trị bệnh động kinh ở trẻ em bằng Nam y
Thay vì sử dụng các thuốc điều trị bệnh động kinh bằng Tây y mang đến nhiều rủi ro sức khỏe với hàng tá tác dụng phụ thì Nam y là một phương pháp điều trị an toàn, phù hợp với nhiều bệnh nhân, đặc biệt là trẻ nhỏ. Những bài thuốc Nam thường có tác dụng khu phong, trấn kinh an thần để giảm dần các cơn co giật đồng thời giúp lưu thông khí huyết tăng thúc đẩy lưu lượng máu lên não để hồi phục tổn thương sau cơn. Ngoài việc sử dụng thuốc Nam trong điều trị bệnh động kinh ở trẻ em thì còn có những phương pháp điều trị phối hợp không dùng thuốc như châm cứu, cấy chỉ, xoa bóp bấm huyệt, nhiệt nóng trị liệu và luyện tập phục hồi chức năng,…
NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN THỌ XUÂN ĐƯỜNG
CHUYÊN ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH BẰNG THUỐC NAM GIA TRUYỀN
Kế thừa và phát huy truyền thống chữa bệnh cứu người hơn 400 năm, trải qua 16 đời làm nghề y, Nhà thuốc Thọ Xuân Đường đã điều trị thành công cho rất nhiều người bệnh không may mắc bệnh Động Kinh từ nhẹ đến nặng bằng bài thuốc Nam gia truyền phối kết hợp với sử dụng phương pháp “thần châm”, cấy chỉ giúp thông kinh lạc, đưa máu lên não tốt hơn để tăng hồi phục tổn thương sau cơn động kinh và hạn chế tái phát. Ngoài ra, Nhà thuốc Thọ Xuân Đường cũng vinh dự và tự hào khi được kỷ lục Guinness ghi nhận là nhà thuốc Đông y gia truyền nhiều đời nhất Việt Nam.
Ngoài thăm khám trực tiếp tại nhà thuốc, từ thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp, Tiến sĩ, lương y Phùng Tuấn Giang – chủ nhiệm nhà thuốc Thọ Xuân Đường đã thiết lập thêm một kênh khám bệnh trực tuyến miễn phí qua video trên zalo (SDT 0943406995). Điều này hỗ trợ bệnh nhân ở xa, có điều kiện khó khăn không đi lại được vẫn có cơ hội được thăm khám cùng thầy thuốc mà vẫn an toàn, hiệu quả. Với những bệnh nhân ở xa có nhu cầu điều trị, phòng khám sẽ gửi thuốc về tận nhà qua đường bưu cục và mỗi tháng đều thăm khám trực tuyến lại để thầy điều chỉnh đơn thuốc cho phù hợp.
BS. Thu Thủy