Ở trẻ động kinh có sự rối loạn về khả năng nhận thức và ngôn ngữ, giao tiếp, chậm phát triển, hạn chế kỹ năng sinh hoạt cá nhân, … nên ngoài việc điều trị sớm bằng thuốc gia đình cần sớm phục hồi chức năng cho trẻ bằng nhiều biện pháp kết hợp.
-
Cho trẻ tham gia các hoạt động vui chơi an toàn cùng các bạn nhỏ có cùng độ tuổi (giúp trẻ hoà nhập và học theo các bạn, tinh thần vui vẻ,..). Không nên giữ trẻ ở nhà, không cho trẻ ra ngoài.
-
Dành thời gian hướng dẫn và dạy trẻ cách chăm sóc tự vệ sinh cá nhân, tự ăn uống, mặc quần áo, đánh răng, rửa mặt, … (cần hướng dẫn chậm, nhẹ nhàng, không tạo áp lực nếu trẻ chưa thực hiện được)
-
Tại trường học không gây áp lực học tập cho trẻ, có thể cho trẻ tham gia những lớp học cơ bản hoặc môn học giúp phát triển năng khiếu đơn giản, dễ hoà đồng với môi trường
-
Trao đổi với giáo viên và nhà trường để nhận được sự thông cảm, giúp đỡ trẻ trong thời gian đi học tại trường lớp.
-
Tạo cho trẻ tâm lý thoải mái, vui vẻ. Không nên la mắng, quát đánh trẻ. Giải thích cho trẻ hiểu về bệnh và động viên trẻ vượt qua mặc cảm.
-
Tái khám định kỳ và lựa chọn kết hợp điều trị bằng nhiều biện pháp.
-
Một số biện pháp khác giúp phục hồi chức năng cho trẻ tại các trung tâm phục hồi chức năng:
-
Xoa bóp chân tay, tập vận động chủ động cho trẻ (nhất là đối tượng trẻ nhỏ) tạo thuận để giúp trẻ tự thực hiện được các kỹ năng lẫy, bò, đi lại, …
-
Tập vận động tinh bàn tay để trẻ biết cầm nắm, chăm sóc cá nhân
-
Học và hiểu ngôn ngữ, các biểu đạt và thể hiện nhu cầu bản thân
Ngoài ra, trẻ mắc bệnh động kinh cần nhận được sự chú ý và quan sát mọi lúc mọi nơi, tránh trường hợp tái phát cơn gây tai nạn bất ngờ cho trẻ bằng cách không để trẻ chơi ở gần những nơi có vật dụng nguy hiểm như nhà bếp, nhà tắm. Không để trẻ một mình leo trèo, leo cầu thang. Không lại gần nguồn điện hoặc nguồn lửa, …
✔️ Xem thêm: Bệnh động kinh có thể được điều trị bằng thuốc y học cổ truyền được không?