Cách tốt nhất để ngăn ngừa SUDEP là ngăn ngừa được các cơn co giật. Dưới đây là một số lời khuyên cho bệnh nhân động kinh hoặc người nhà bệnh nhân:
-
Tuân thủ chặt chẽ kế hoạch điều trị bằng thuốc chống động kinh:
Bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt theo phác đồ điều trị mà bác sỹ đưa ra. Không được tự ý dùng hoặc đổi loại thuốc. Bởi lẽ trên thực tế có nhiều loại thuốc chống động kinh khác nhau, để lựa chọn đúng thuốc cần chẩn đoán đúng loại động kinh mắc phải và thăm dò liều theo từng cá thể. Thuốc dùng từ liều thấp đến cao, tăng dần liều lượn đến khi cắt cơn, sau đó liều duy trì từ 1-2 năm nếu không lên cơn nữa thì giảm dần liều thuốc. Nếu đã tăng dến liều tối đa của một thuốc mà vẫn không cắt được cơn thì sẽ được thay thế bằng thuốc khác. Đồng thời, trong quá trình điều trị cần theo dõi các tác dụng phụ của thuốc để khắc phục.
Người bệnh nên cố gắng ghi nhớ việc uống thuốc đều đặn mỗi ngày trong thời gian điều trị và không được tự ý cắt thuốc đột ngột vì điều này có thể dẫn đến trạng thái động kinh liên tục, làm tăng thêm nguy cơ đột tử không mong muốn trong bệnh động kinh.
Trong thời gian sử dụng thuốc chống động kinh, nếu muốn sử dụng thêm thuốc khác hoặc các sản phẩm bổ sung hỗ trợ chăm sóc sức khỏe cần phải tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi dùng.
-
Ghi chép lại nhật ký các cơn động kinh và các yếu tố khởi phát động kinh: Điều này giúp ích cho bệnh nhân trong việc nhận biết một số dấu hiệu có liên quan đến việc sắp khởi phát một cơn động kinh cũng như tránh các tác nhân làm tăng nguy cơ động kinh.
-
Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ có mối tương quan với bệnh động kinh. Các rối loạn về giấc ngủ thường làm tăng tần suất và thời gian co giật và ngược lại, bệnh nhân động kinh thường gặp rối loạn về giấc ngủ như mất ngủ, ngưng thở khi ngủ, khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu giấc…. Vì vậy, cố gắng để có một giấc ngủ đảm bảo chất lượng giúp cải thiện chứng động kinh rất nhiều. Bệnh nhân hãy cố gắng đi ngủ và thức dậy đúng giờ và ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm.
-
Sử dụng gối thông khí: Đa số các trường hợp SUDEP đều xảy ra trong khi ngủ và có đến 71% bệnh nhân ở trong tư thế nằm sấp. Vì vậy, sử dụng một chiếc gối có lỗ thông khí “chống ngạt thở” giúp giảm thiểu được nguy cơ suy hô hấp nếu lên cơn động kinh khi ngủ.
-
Sử dụng thiết bị dự báo cơn động kinh nếu có.
-
Tập thể dục thường xuyên và an toàn mỗi ngày: Tập thể dục có nhiều lợi ích về mặt sức khỏe, vừa nâng cao hệ miễn dịch, đồng thời giúp ngủ ngon. Bệnh nhân nên tập thể dục tối thiểu 5 ngày/ tuần, mỗi lần tập tối thiểu 20 phút bằng những bài tập nhẹ nhàng. Tránh tập quá sức hoặc những bài tập thể dục nặng.
Ngoài tập những bài thể dục thích hợp, ngồi thiền và yoga cũng là những giải pháp hữu ích giúp giảm thiểu căng thẳng, stress, nâng cao hệ miễn dịch và cải thiện giấc ngủ.
-
Thực hiện một chế độ ăn uống cân bằng, kiểm soát cân nặng hợp lý, tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
-
Giảm thiểu căng thẳng, stress: Căng thẳng stress làm tăng tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cơn co giật đối với bệnh nhân động kinh, vì vậy bệnh nhân nên hạn chế tối đa điều này.
✔️ Xem thêm: Dinh dưỡng & Luyện tập cho người bị bệnh động kinh